Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 39 - 40)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn

Tuyên Quang

Công tác quản lý thu là vấn đề quan tâm hàng đầu của ngành BHXH và ảnh hưởng rất lớn tới sự cân đối quỹ BHXH. Do vậy, để quỹ BHXH được đảm bảo cân đối, ổn định lâu dài thì phải làm tốt công tác quản lý thu BHXH. Song công tác quản lý thu BHXH lại phụ thuộc vào các yếu tố khác.

1.2.6.1. Các yếu tố khách quan

- Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội

Kinh tế phát triển, chính trị xã hội ổn định đồng nghĩa với việc tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao, do đó tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi. Vì vậy, chủ doanh nghiệp sẵn sàng tham gia BHXH cho NLĐ để ổn định tình hình sản xuất của doanh nghiệp.

Theo tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu được bảo hiểm của con người chỉ được nghĩ đến khi những nhu cầu cần thiết về ăn, mặc, ở được đảm bảo. Vì thế, chỉ khi nào kinh tế xã hội phát triển, đời sống cải thiện, chính trị ổn định thì chính sách BHXH mới phát huy được vai trò to lớn của mình.

- Hệ thống pháp luật

Sự điều chỉnh các văn bản, chính sách pháp luật của Nhà nước như chính sách về lao động - việc làm, chính sách tiền lương,..là một trong những nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất trong công tác quản lý thu BHXH, đây chính là hành lang pháp lý, là môi trường để cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài phát triển kinh doanh thu lợi nhuận; từ đó giúp họ tự giác thực hiện trách nhiệm của mình đối với NLĐ - đó là tham gia BHXH đầy đủ, đúng quy định. Mặt khác, khi NLĐ có thể nắm vững các quy định pháp luật, họ có thể đòi hỏi quyền lợi cao hơn, chính đáng hơn. Tuy nhiên, các hệ thống pháp luật, chính sách có liên quan phải được xây dựng đồng nhất, rõ ràng tránh tình trạng chồng chéo gây khó khăn trong công tác quản lý thu BHXH.

1.2.6.2. Các yếu tố chủ quan

- Trình độ cán bộ làm công tác quản lý thu

Nhân tố chủ quan tác động đến hiệu quả công tác quản lý thu BHXH đó là trình độ của đội ngũ cán bộ BHXH. Để người dân nói chung, NSDLĐ và NLĐ nói riêng hiểu về các chính sách BHXH thì cán bộ BHXH phải có trình độ đại học trở

lên, nắm chắc kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức khác có liên quan đến ngành BHXH, từ đó mới có thể hướng dẫn, giải đáp khúc mắc kịp thời cho mọi người và quản lý thu BHXH chặt chẽ.

- Chínhsáchtiềnlương

Giữa chính sách tiền lương và chính sách BHXH nói chung và công tác quản lý thu BHXH nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, bởi vì hiện nay cơ sở để tính toán mức đóng và mức hưởng BHXH ở nước ta phụ thuộc vào tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Như vậy, khi nhà nước nâng mức lương tối thiểu lên điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng mức đóng BHXH và số thu BHXH sẽ tăng lên. Thêm vào đó đối với các lao động đóng theo thang bảng lương Nhà nước quy định, mức đóng còn phụ thuộc vào hệ số lương, vì thế khi Nhà nước điều chỉnh thang bảng lương thì mức đóng BHXH cũng tăng lên.

- Chínhsáchlaođộngviệclàm và lực lượng lao động

NLĐ là đối tượng tham gia BHXH, họ là những người trong độ tuổi lao động, là những người trực tiếp tạo ra của cải xã hội và là đối tượng đóng góp vào nguồn thu của quỹ BHXH. Như vậy nếu một quốc gia có dân số “già”tức là số người trong độ tuổi lao động thấp trên tổng số dân sẽ dẫn đến việc mất cân đối quỹ BHXH, bởi vì số người tham gia đóng góp ngày càng ít, trong khi số người hưởng các chế độ BHXH, đặc biệt là chế độ hưu trí ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)