5. Kết cấu của luận văn
4.2.4. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh BHXH
Tuyên Quang, xây dựng thương hiệu BHXH Tuyên Quang.
Việc tuyên truyền về BHXH, giải thích nhằm nâng cao nhận thức về BHXH của NLĐ có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm giúp họ thấy được nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia BHXH, hiểu ý nghĩa của các chế độ, chính sách BHXH. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đến từng đơn vị, từng NLĐ bằng các biện pháp:
- Cơ quan BHXH phải chủ động kết hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để cùng thực hiện công tác thông tin tuyên truyền các chế độ, chính sách BHXH, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của ngành.
Về nội dung: Phải tuyên truyền, giải thích bản chất, chế độ, nội dung của chính sách BHXH, làm cho họ thấy được tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc của
BHXH, tuyên truyền về sự khác nhau giữa BHXH và BHTM. BHXH lấy lợi nhuận và mục đích cho các hoạt động kinh doanh của mình, còn hoạt động BHXH là
những hoạt động không vì mục đích lợi nhuận và vì sự đảm bảo AHXH, đảm bảo
quyền lợi cho NLĐ.
Mặt khác, phải tuyên truyền về chế độ chính sách BHXH. Đây là nội dung
tuyên truyền rất quan trọng, làm cho NLĐ và người sử dụng lao động hiểu rõ chế độ, chính sách BHXH. Từ đó họ sẽ tự giác tham gia BHXH vì họ hiểu được quyền lợi
của mình trong việc tham gia BHXH. Đặc biệt cần phải nhấn mạnh nội dung “tham
gia BHXH vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của NLĐ”. Ngoài ra việc giải đáp
những vướng mắc của NLĐ trong quá trình thực hiện các chế độ về BHXH cũng rất cần thiết.
Hình thức tuyên truyền: Những nội dung trên cần phải được thể hiện bằng nhiều hình thức, phương pháp phù hợp thì mới đạt kết quả cao. Đối tượng
tuyên truyền BHXH là NLĐ và người sử dụng lao động nên phải sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau. Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như: tổ chức chương trình phổ biến pháp luật về BHXH cho NLĐ và người sử dụng lao động, viết bài tuyên truyền, trả lời phỏng vấn về các chính sách, chế độ trên báo, đài; tổ chức thi tìm hiểu về chế độ BHXH, chính sách BHXH…trên các phương tiện truyền thông. Các nội dung tuyên truyền phải cô đọng, dễ hiểu. Các ấn phẩm tuyên truyền cần được phổ biến rộng rãi đến từng đơn vị, từng NLĐ dưới dạng tặng phẩm tuyên truyền nhằm góp phần nâng cao nhận thức của NLĐ và người sử dụng lao động về BHXH.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp thường xuyên với các cơ quan thông tin, tuyên truyền ở địa phương và Ban tuyên giáo tỉnh ủy, liên đoàn lao động tỉnh, sở
Văn hóa thông tin; sở LDDTBXH để phổ biến các chế độ chính sách về BHXH, đặc biệt triển khai thực hiện Luật BHXH sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, trong các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế.
- Xây dựng chuyên mục trên đài phát thanh, truyền hình cũng như các trên
các trang Báo của địa phương về chính sách pháp luật BHXH. Tiến hành tuyên
truyền trực tiếp thông qua phát hành tờ rơi, áp phích, pa nô. Xây dựng trang web về BHXH để cung cấp các thông tin về thủ tục, văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn về BHXH đến với các doanh nghiệp và NLĐ.
- Tổ chức hệ thống đại lý đăng ký tham gia BHXH tại các xã, phường, thị
trấn, để vừa phổ biến, tuyên truyền và hướng dẫn giải đáp chính sách, chế độ
BHXH, vừa tổ chức thu BHXH, tạo thuận lợi cho NLĐ tham gia đóng BHXH. - Kết hợp lồng ghép phổ biến, tuyên truyền về BHXH với việc triển khai các chương trình của các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương. Đặc biệt hình thành đội ngũ báo cáo viên chuyên đề về BHXH trong và ngoài ngành từ tỉnh đến có sở, tham gia tuyên truyền miệng tại các hội nghị tuyên giáo của tỉnh, của huyện; các hội nghị.