5. Kết cấu của luận văn
4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
- Chính phủ cần ban hành Nghị định quy định mức xử phạt hành chính đối với đơn vị, doanh nghiệp vi phạm Luật BHXH với mức cao hơn (theo Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 của Chính phủ thì mức xử phạt hành chính khi vi phạm Luật BHXH tối đa là 30 triệu đồng là rất thấp và không đủ sức răn đe).
- Về mức đóng BHXH cần tăng dần đến năm 2015 là 29% (NLĐ đóng 9%, chủ sử dụng lao động đóng 20%). Đối với các doanh nghiệp mức đóng BHXH hằng tháng không căn cứ theo mức tiền lương, tiền công ghi trên hợp đồng lao động như hiện nay, vì NLĐ thường được trả tiền công thấp hơn mức lương tối thiểu chung, do áp lực việc làm và đời sống nên dù trả công thấp NLĐ vẫn chấp nhận làm việc, thậm chí thực tế có nhiều trường hợp 8-10 năm không tăng tiền công. Đối với những trường hợp trên thì tiền công, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH phải dựa trên thang bảng lương Nhà nước của cùng loại công việc, nhưng điều chỉnh tăng dần theo thời gian cứ 2- 3 năm một lần.
- Phải có chế tài đủ mạnh, đảm bảo nghiêm minh của pháp luật, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và tập quán pháp luật của đất nước. Thiếu chế tài thoả ẽ bị lạm dụng và sẽ không thực hiện được chức năng đáp ứng bù đắp thu nhập cho các thành viên tham gia BHXH. Bản chất của chế tài là đề ra các biện pháp pháp luật thoả đáng trong phạm vi pháp luật mà các bên liên quan có thể chấp thuận được vì lợi ích chung. Nhưng để chế tài thực hiện được thì bản thân hệ thống BHXH cũng phải phù hợp, tiến tới hoàn thiện (các quy định về đóng - hưởng, các thủ tục thu nộp BHXH, tính minh bạch của hệ thống tài chính…). Khi NSDLĐ thấy rõ và hiểu rõ quyền và nghĩa vụ tham gia BHXH thì mức độ sẵn sàng hợp tác với cơ quan BHXH tốt hơn. Đây là chế tài theo hướng phòng ngừa sự vi phạm BHXH, nó bao hàm cả việc cung cấp thông tin, cung cấp
tài liệu hướng dẫn, tổ chức huấn luyện cho doanh nghiệp về công tác BHXH, có như vậy sẽ tạo ra sự tuân thủ tự giác, sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp với cơ quan BHXH. Trong những trường hợp doanh nghiệp không hiểu hết ý nghĩa hoặc chưa hiểu rõ pháp luật về BHXH, đặc biệt cố tình không hiểu, họ luôn tìm mọi sơ hở của pháp luật để trốn tránh đóng BHXH. Để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ mà doanh nghiệp thuê mướn, sử dụng thì cần có chế tài đủ mạnh buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ BHXH.