Chiến lược chiêu thị

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cuối tuần tỉnh Bình Dương (Trang 105 - 131)

7. Bố cục của luận văn

3.2.6.4. Chiến lược chiêu thị

Đề án tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020 nhấn mạnh nội dung tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch Bình Dương trong giai đoạn này sẽ tập trung vào việc quảng bá, giới thiệu về du lịch Bình Dương qua các phương tiện truyền thông đại chúng của tỉnh và trên cả nước; cung cấp ấn phẩm về du lịch cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, hệ thống khách sạn - nhà nghỉ, trung tâm thương mại…; quảng bá các loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh như Khu di tích Nhà tù Phú Lợi, vườn cây ăn trái Lái Thiêu, sơn mài Tương Bình Hiệp, gốm Minh Long, lễ hội Chùa Bà…

Việc thực hiện các ấn phẩm quảng cáo về du lịch cần được làm một cách chuyên nghiệp, đầu tư một cách bài bản và linh hoạt, phù hợp với thị trường, tránh tạo cảm giác nhàm chán cho người xem. Trong xu thế bùng nổ của công nghệ quảng cáo hiện nay, khán giả dần mất niềm tin với các thông tin quảng cáo và cũng không đủ kiên nhẫn để xem hết đoạn quảng cáo nữa thì cách để đưa hình ảnh du lịch cuối tuần của tỉnh đến với khách thông qua việc quảng cáo gián tiếp trở nên có hiệu quả hơn. Có thể thông qua việc kêu gọi các đoàn làm phim, ca nhạc đến ghi hình tại các điểm đến cuối tuần hấp dẫn, hoặc thực hiện các chương trình trải nghiệm thực tiễn với người nổi tiếng để những đoạn phim này sẽ đem hình ảnh của du lịch Bình Dương đến với khán giả.

Tổ chức các đoàn Famtrip cho các công ty lữ hành và cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài tỉnh nhằm mục đích giới thiệu các sản phẩm du lịch Bình Dương và thông qua các cơ quan thông tấn báo chí thực hiện tốt công tác quảng bá sản

104

phẩm du lịch cuối tuần của tỉnh. Hoạt động này đang được Bình Dương triển khai, tuy nhiên hiệu quả chưa cao bởi các đoàn Famtrip vẫn dừng lại ở mục tiêu quảng cáo, Bình Dương chưa khai thác tốt một lợi ích không nhỏ của các đoàn Famtrip là tạo niềm tin cho các đối tác và thuyết phục họ đưa các đoàn khách du lịch cuối tuần đến với Bình Dương.

Một phương pháp quảng bá khác đang được Bình Dương áp dụng rất hiệu quả là tổ chức các lễ hội và tham gia các ngày hội du lịch. Tuy nhiên, do sản phẩm du lịch cuối tuần chưa được định hình nên các sản phẩm du lịch cuối tuần của Bình Dương đưa đến các lễ hội vẫn còn mờ nhạt. Thông qua việc xây dựng sản phẩm du lịch cuối tuần đặc trưng, trong tương lai việc tổ chức các lễ hội tham gia các ngày hội du lịch của Bình Dương sẽ có hiệu ứng lớn hơn đối với du khách.

Nâng cao hiệu quả quảng cáo trực tuyến, đưa website du lịch Bình Dương vào hoạt động, chú trọng chuyên trang du lịch cuối tuần với các thông tin và hình ảnh thật phong phú về tuyến điểm, ẩm thực, giá cả, các chương trình khuyến mại, các nhà cung ứng uy tín, các phương pháp để khách đặt tour. Thường xuyên cập nhật các dịch vụ mới nhất để đáp ứng được nhu cầu về thông tin của du khách đặc biệt là các hãng lữ hành.

Vận động doanh nghiệp cam kết không tăng giá vé vào cổng, giá phòng và giá các dịch vụ trong những khoảng thời gian cụ thể, đặc biệt là vào các dịp cuối tuần. Thực hiện các chính sách khuyến mãi, tặng quà cho khách và tổ chức các chương trình bốc thăm trúng thưởng, tặng kèm dịch vụ cho khách đến các điểm du lịch trong dịp cuối tuần để tăng thêm sức hấp dẫn cho các chương trình du lịch cuối tuần. Đưa các chương trình này thành hoạt động thường xuyên để thu hút khách.

3.3. Tiểu kết chƣơng 3

Chương 3 đã thực hiện mục tiêu nghiên cứu thứ ba của luận văn là căn cứ vào thực trạng được nêu ra trong chương 2 và với những bài học kinh nghiệm được nêu trong chương 1 kết hợp với liên hệ các định hướng của tỉnh để đưa ra một số giải pháp cho việc phát triển hoạt động du lịch cuối tuần tại Bình Dương.

105

Khái quát lại, có thể thấy việc cần làm trước mắt để đưa thương hiệu du lịch tỉnh Bình Dương đến với thị trường tiềm năng là liên kết các cơ sở cung ứng để tạo ra một sản phẩm du lịch trọn gói trên cơ sở khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh. Đi đôi với việc khai thác tốt những điểm du lịch hiện có, giữ vững thị trường du lịch, cần thực hiện công tác nghiên cứu, mở rộng thị trường thông qua việc khai thác hiệu quả những tài nguyên du lịch đã được đầu tư bước đầu nhưng chưa hoàn thiện và còn chưa được nhiều du khách biết đến.

Bên cạnh việc làm tốt công tác xây dựng sản phẩm thì công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc đưa thương hiệu du lịch Bình Dương đến với du khách. Thông qua việc thực hiện chính sách định giá thấp cho các sản phẩm du lịch cuối tuần để thu hút khách du lịch trong điều kiện nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, chi tiêu cho du lịch của người dân bị cắt giảm.

Trong điều kiện hoạt động du lịch Bình Dương bước đầu được khai thác một cách chuyên nghiệp, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ về quản lý nhà nước, quy hoạch du lịch và thu hút đầu tư, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

106

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận về việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn đã làm rõ ba vấn đề:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống các lý thuyết về du lịch để từ đó khẳng định được rằng Bình Dương có một tiềm năng rất lớn trong việc phát triển hoạt động du lịch cuối tuần. Với vị trí địa lý thuận lợi để đón khách từ thành phố Hồ Chí Minh cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đang từng bước được xây dựng và hoàn thiện, cùng với hệ thống tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn phong phú, Bình Dương hội tụ được các điều kiện cần thiết để có thể trở thành một điểm đến lý tưởng cho du khách vào các dịp cuối tuần.

Thứ hai, luận văn đã chỉ ra thực trạng hoạt động du lịch Bình Dương nói chung và du lịch cuối tuần nói riêng. Thực trạng này còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có và vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại cần được khắc phục. Du lịch cuối tuần Bình Dương vẫn còn trong giai đoạn chưa tìm ra được định hướng cụ thể, chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng và vẫn còn phát triển một cách tự phát. Các doanh nghiệp du lịch Bình Dương vẫn chưa tập hợp được năng lực cạnh tranh chung vào một mục tiêu phát triển cho ngành du lịch tỉnh nhà, người dân Bình Dương vẫn chưa nhận thức được tiềm năng du lịch của tỉnh và vai trò của họ đối với sự phát triển đó.

Thứ ba, luận văn đã căn cứ vào thực trạng hoạt động du lịch Bình Dương và các định hướng phát triển du lịch chung của tỉnh để đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm bước đầu tìm kiếm lối đi để đưa du lịch cuối tuần Bình Dương ngày càng phát triển. Theo đó, chú trọng vào công tác xây dựng sản phẩm du lịch cuối tuần mang dấu ấn riêng biệt của Bình Dương trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên thiên nhiên và nhân văn vốn có và phát huy tốt nguồn nhân lực địa phương.

Nhìn chung, có thể thấy phát triển du lịch cuối tuần là một hướng đi đúng đắn và cần thiết để du lịch Bình Dương có thể từng bước phát triển và thực hiện nhiệm vụ quan trọng của mình đối với hoạt động kinh tế toàn tỉnh nói chung.

107

2. Một số kiến nghị

2.1. Kiến nghị từ ý kiến của du khách

Khác với quan điểm du lịch chỉ dành cho người giàu có, ngày nay nhu cầu đi du lịch đã trở thành một nhu cầu tất yếu của nhiều tầng lớp nhân dân. Đông đảo du khách đến Bình Dương vào cuối tuần có nhu cầu trải nghiệm những sản phẩm du lịch giá rẻ. Chính vì thế, phát triển các sản phẩm du lịch bình dân chính là yếu tố thu hút đông đảo khách du lịch đến Bình Dương vào dịp cuối tuần.

Với các điều kiện hiện tại của tỉnh Bình Dương, phát triển du lịch gắn với yếu tố cộng đồng dựa trên năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh và sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương trong việc lập quy hoạch và xây dựng các chính sách phát triển du lịch.

Cùng với nỗ lực xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, cần chú trọng chính sách giá, trong đó ngoài các sản phẩm du lịch dành riêng cho đối tượng khách thuộc thị trường cao cấp thì cần đặc biệt chú ý các sản phẩm du lịch đại chúng dành cho du khách đi du lịch cuối tuần nhằm đưa thương hiệu du lịch Bình Dương đến gần hơn với du khách.

2.2. Kiến nghị từ ý kiến của lãnh đạo một số doanh nghiệp du lịch

Với mong muốn xây dựng sản phẩm và thương hiệu du lịch Bình Dương, Hiệp hội du lịch Bình Dương đã được thành lập nhằm tạo mối liên kết tốt giữa các doanh nghiệp du lịch và tìm tiếng nói chung trong việc định hướng phát triển du lịch của tỉnh nhà. Tuy nhiên, trước thực trạng các doanh nghiệp lữ hành thường chú trọng khai thác các tài nguyên du lịch sẵn có, ít tham gia vào hoạt động xây dựng sản phẩm du lịch, nhiều chủ các doanh nghiệp lưu trú lớn đóng trên địa bàn tỉnh vẫn đang trong giai đoạn tìm lối đi riêng để khẳng định thương hiệu và tự ổn định thị trường của riêng mình, tính liên kết vẫn còn chưa cao.

108

Trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn thì các doanh nghiệp càng chú trọng đến hiệu quả kinh doanh của mỗi dự án đầu tư, điều này dẫn đến yêu cầu cấp thiết trong việc tìm tiếng nói chung để cùng nhau phát triển.

Theo ý kiến chung, các chủ doanh nghiệp mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương để có thể triển khai các chương trình du lịch một cách hiệu quả. Các chủ doanh nghiệp lớn như khu du lịch Mắt Xanh, khu du lịch Đại Nam đều có những định hướng phát triển riêng gắn với từng sản phẩm du lịch cụ thể dựa trên thế mạnh của họ. Mỗi dự án phát triển du lịch mới như du lịch theo tuyến sông Đồng Nai, du lịch tuyến sông Bé đều cần có nguồn vốn đầu tư lớn. Để có thể thuyết phục các nhà đầu tư rót vốn vào các dự án này, ngoài việc xây dựng các dự án với tính khả thi và hiệu quả kinh tế - xã hội cao thì sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương về mặt pháp lý là một trong những điều kiện cần thiết để đưa dự án vào thực hiện.

2.3. Một số kiến nghị của tác giả

Từ kết quả thu được trong quá trình khảo sát thực tế các điểm du lịch Bình Dương cũng như gặp gỡ, phỏng vấn du khách và những người trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực du lịch Bình Dương, tác giả cho rằng trong giai đoạn 2012 – 2020, du lịch Bình Dương cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Thứ nhất, đầu tư phát triển đội ngũ nhân lực lao động du lịch, bao gồm cả đối tượng lao động trực tiếp phục vụ du khách và đội ngũ nhân lực du lịch cao cấp để có thể cụ thể hóa kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch cuối tuần đặc thù cho Bình Dương và đưa ra những đường lối phát triển du lịch đúng đắn.

Thứ hai, cần phát huy năng lực cạnh tranh của du lịch Bình Dương thông qua việc phát huy tốt vai trò của Hiệp hội du lịch. Đây không chỉ là điều kiện để các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh liên kết với nhau cùng phát triển mà còn là điều kiện để tiếng nói của doanh nghiệp đến với các cơ quan quản lý nhà nước một cách nhanh chóng và chính thống, tạo tiền đề cho việc xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với điều kiện thực tiễn và những yêu cầu đặt ra của

109

quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Bình Dương nói chung.

Thứ ba, chú trọng đầu tư vào công tác marketing du lịch, thực hiện tốt chính sách marketing mix trong quá trình phát triển du lịch Bình Dương: đầu tư nghiên cứu thị trường, xây dựng sản phẩm, kênh phân phối sản phẩm và thực hiện tốt công tác xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch cuối tuần Bình Dương.

110

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến

năm 2020, tầm nhìn 2030.

2. Phan Xuân Biên (Chủ biên) (2010), Địa chí Bình Dương, Tập 2: Lịch sử truyền thống, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

3. Phan Xuân Biên (Chủ biên) (2010), Địa chí Bình Dương, Tập 3: Kinh tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

4. Công ty cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại (2003), Bình Dương thế và lực trong

thế kỷ XXI, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội

5. Cục thống kê Bình Dương (2012), Niên giám thống kê Bình Dương 2011, NXB Thanh Niên, Thành phố Hồ Chí Minh

6. Cục thống kê Bình Dương (2013), Niên giám thống kê Bình Dương 2012, NXB Thanh Niên, Thành phố Hồ Chí Minh

7. Đinh Vân Chi (2004),Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch, Nxb Văn

Hóa Thông Tin, Hà Nội.

8. Dennis L.Foster (2001), Công nghệ du lịch, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Đình Đầu (1999), Thủ Dầu Một - Bình Dương Đất lành chim đậu, NXB Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh

10. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội

11. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh 12. Hội khoa học lịch sử Bình Dương (2008), Bình Dương danh lam cổ tự, Xí

nghiệp in Nguyễn Minh Hoàng, Thành phố Hồ Chí Minh

111

14. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa (2008), Giáo trình marketing du lịch,

NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

15. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (chủ biên) (2002), Kinh tế du lịch và Du lịch

học, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh

16. Bùi Hải Phong (2012), Bước đầu khảo sát lễ hội Bình Dương, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh

17. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương (2013), Cẩm nang du lịch Bình Dương, NXB Thông Tấn, Hà Nội

18.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Dương, Phát triển các sản phẩm du lịch

đặc thù đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

19.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Dương, Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh

Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

20. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thư viện tỉnh Bình Dương (2010), Thư mục

toàn văn Bình Dương hội nhập và phát triển, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí

Minh

21. Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, Nhà xuất bản Đại học

quốc gia Hà Nội, Hà Nội

22. Lê Văn Thăng (Chủ biên) (2008), Du lịch và Môi trường, NXB Đại học Quốc

gia, Hà Nội.

23. Thư viện tỉnh Bình Dương (1998), Thư mục toàn văn Bình Dương Đất nước – Con người, Bình Dương

24. Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông (Đồng chủ biên) (2012) Địa lý dịch vụ, Tập 2: Địa lý thương mại và du lịch, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội

25. Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên) (2010) Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Vĩnh Phúc

112

26. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cuối tuần tỉnh Bình Dương (Trang 105 - 131)