7. Bố cục của luận văn
2.3.6. Đánh giá của du khách về sản phẩm dịch vụ du lịch cuối tuần tạ
Dƣơng
Hiện nay, du khách đến Bình Dương chủ yếu là tự túc về phương tiện và chủ động về thời gian, lộ trình cũng như các điểm tham quan chủ yếu. Bên cạnh một số du khách đến với Bình Dương vào các dịp lễ hội để được trực tiếp trải nghiệm không gian lễ hội thì mục tiêu chính của khách đến Bình Dương chủ yếu là để thư giãn, giải trí sau những ngày làm việc vất vả, thời gian đi du lịch của họ là tập trung vào những ngày nghỉ cuối tuần, khi họ không phải đi làm và có thời gian nghỉ ngơi, đi chơi, tham quan du lịch. Tuy nhiên, theo nhận xét của phần đông du khách đến Bình Dương vào dịp cuối tuần, sản phẩm du lịch Bình Dương nhìn chung còn nghèo nàn và chưa có nhiều điểm nhấn đối với du khách.
Bảng 2.9: Đánh giá chung của du khách về du lịch Bình Dƣơng
Ý kiến Số ngƣời trả lời Tỷ lệ
Sản phẩm du lịch hấp dẫn 44 22,9 %
Cảnh đẹp nhưng tổ chức chưa tốt 46 24,0 %
Chỉ có Đại Nam hấp dẫn 53 27,6 %
Bình thường 34 17,7 %
Nhận xét khác 38 20,0 %
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả, 2013
Tuyến du lịch theo quốc lộ 13 là tuyến du lịch được nhiều du khách lựa chọn với các điểm du lịch tiêu biểu là khu du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu, khu du lịch
74
Dìn Ký, khu du lịch Đại Nam Văn Hiến. Đây là chương trình du lịch mang tính chất vui chơi giải trí đúng nghĩa, thu hút đông đảo khách du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 2.10: Các điểm du lịch Bình Dƣơng đƣợc nhiều du khách lựa chọn
Đơn vị tính: lượt khách Điểm du lịch Lái Thiêu Chùa Bà Mắt Xanh Đại Nam Làng tre Phú An Dầu Tiếng Điểm du lịch khác Số lƣợt khách 73 68 16 130 45 34 56
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả, 2013
Đại Nam được xem là điểm đến tiêu biểu, có sức hấp dẫn lớn nhất đối với du khách. Họ thường dành nhiều thời gian cho việc đi tham quan và tham gia vào các hoạt động tại khu Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến. Đây là một chương trình du lịch chuyên đề đáp ứng được các mục tiêu của khách là vui chơi giải trí, tham quan khám phá và tâm linh. Hầu hết khách du lịch đến Bình Dương lần đầu đều không bỏ qua Đại Nam bởi sản phẩm du lịch ở đây được tổ chức một cách chuyên nghiệp, khép kín, đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của du khách cũng như công tác quảng bá sản phẩm của Đại Nam được thực hiện rất hiệu quả. Các chính sách giảm giá vào các ngày lễ lớn, miễn vé cổng vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng, mở cửa cho du khách thăm Kim Điện tự do,… đã làm cho số lượt khách đến với Đại Nam ngày càng tăng.
Tuy nhiên, những sản phẩm du lịch cuối tuần khác của Bình Dương vẫn chưa tạo được dấu ấn riêng cho du khách mà vẫn còn tương đối nghèo nàn và bị trùng lặp. Các du khách có những nhận xét, đánh giá khá giống nhau về sản phẩm du lịch Bình Dương, đó là sự giống nhau giữa các điểm du lịch của Bình Dương với nhau và giống nhau giữa các điểm du lịch của Bình Dương với các địa phương khác, đặc biệt là du lịch Đồng Nai. Sản phẩm du lịch Bình Dương vẫn chưa tạo được dấu ấn riêng mà vẫn rơi vào tình trạng phát triển một cách nhỏ lẻ, tự phát, chưa được quy hoạch một cách bài bản, cụ thể.
75
Sản phẩm du lịch Bình Dương còn thiếu tính liên kết. Trừ đối tượng khách đến Bình Dương thông qua các công ty du lịch hay đi cùng các đoàn được tổ chức bài bản thì khách du lịch đến Bình Dương tự túc chủ yếu là chỉ đến Đại Nam và đến viếng chùa Bà chứ không đến các điểm du lịch khác. Một phần nguyên nhân là khách không có đủ thời gian do kỳ nghỉ cuối tuần chỉ gói gọn trong 1 – 2 ngày, nhưng nguyên nhân khác không kém phần quan trọng mà nhiều du khách trả lời trong bảng phỏng vấn là họ không biết thông tin về các điểm du lịch khác cũng như không biết đường để đi. Điều này cho thấy công tác quảng bá sản phẩm du lịch Bình Dương còn chưa đem lại hiệu quả, thông tin mà khách du lịch có thể tìm hiểu được trước khi đến Bình Dương còn hạn chế.
Bình Dương thiếu hoàn toàn các sản phẩm lưu niệm cho du khách du lịch. Trong lúc những người có trách nhiệm chưa có giải pháp gì để tạo ra những sản phẩm hàng lưu niệm của riêng Bình Dương thì nhu cầu mua hàng lưu niệm khi đi du lịch của khách luôn có, và những người bán hàng thì quan tâm đến việc bán được hàng, nâng cao thu nhập nên thời gian qua có một thực tế đáng buồn là các điểm du lịch của Bình Dương lại bày bán các sản phẩm hàng lưu niệm là đặc trưng của các địa phương khác. Nhiều khách du lịch tỏ ra thất vọng khi không thể mua được một sản phẩm lưu niệm nào khi đến Bình Dương.
Khách du lịch đến với Bình Dương vào những dịp cuối tuần không sử dụng nhiều dịch vụ du lịch mà chủ yếu nhằm mục đích tham quan giải trí, chính vì thế mà các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch khác trong tỉnh như karaoke, bar, nhà nghỉ bình dân,... chủ yếu để phục vụ đối tượng là cư dân địa phương. Nguyên nhân chính của thực trạng này là do sản phẩm du lịch Bình Dương vẫn chưa đủ sức hấp dẫn để giữ chân khách ở lại qua đêm. Những trường hợp khách ở lại qua đêm thì lại thường lựa chọn ở tại khách sạn Thành Đại Nam, một phần là để thuận tiện cho quá trình tham quan, một phần vì họ được yên tâm về chất lượng phục vụ, phần khác là vì khu du lịch Đại Nam dành rất nhiều ưu đãi cho khách nghỉ qua đêm trong khu du lịch. Điều này làm cho nhiều du khách lầm tưởng du lịch Bình Dương chỉ gói gọn trong khu
76
du lịch Đại Nam, và nhiều người quan niệm đến Bình Dương chỉ cần đến Đại Nam là đủ.
Vấn đề giá cả của sản phẩm du lịch là một trong những vấn đề làm nhiều du khách không hài lòng nhất. Nhìn chung giá cả các mặt hàng trong các khu du lịch đều cao hơn nhiều lần so với giá cả bên ngoài. Các dịch vụ thiết yếu tại các khu du lịch như ăn uống, giải khát bị tăng giá lên gấp nhiều lần. Chi phí trung bình cho một ngày đi tham quan Bình Dương thường cao hơn chi phí cho 1 ngày đi tham quan các địa phương khác, điều này gây ra tâm lý e dè cho du khách khi quyết định lựa chọn đến thăm Bình Dương cũng như tạo ra một ấn tượng không tốt đẹp đối với những du khách đã từng đến Bình Dương và làm chính người dân Bình Dương có xu hướng dùng tiền để đi du lịch ở những địa phương khác mà theo họ là giá thấp hơn mà lại hấp dẫn hơn.
Tình trạng chèo kéo khách vẫn đang là một vấn nạn tại nhiều điểm du lịch trên địa bàn Bình Dương. Ngay tại một nơi trang nghiêm như chùa núi Châu Thới, tình trạng người dân chặn đầu xe để ép khách đưa xe vào bãi gửi của mình đã gây ra cảm giác hoảng loạn cho khách và ấn tượng đầu tiên không tốt sẽ theo khách trong suốt chuyến tham quan. Vì những ấn tượng nhỏ không tốt như vậy mà hình ảnh du lịch Bình Dương trong mắt du khách sẽ không còn đẹp nữa.
Môi trường du lịch cũng là một vấn đề làm cho nhiều khách du lịch không hài lòng khi đến với Bình Dương. Bình Dương là một đô thị trẻ, hệ thống giao thông phát triển nhưng chưa thể có những hàng cây bên đường, nhiều người cảm thấy đường xá ở Bình Dương quá thiếu màu xanh. Bên cạnh đó, tình trạng xả rác bừa bãi vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi, từ các khu vực công cộng đến các khu vui chơi giải trí. Tình trạng này một phần là do ý thức của những người tham quan chưa tốt, phần khác là do thực trạng này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống thùng rác tại nơi công cộng vẫn còn hạn chế và vẫn chưa có biện pháp xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm.
77
Bảng 2.11: Các yếu tố làm du khách không hài lòng khi đến Bình Dƣơng
Yếu tố Số khách không hài lòng Tỷ lệ Tình trạng chặt chém 19 8,9 % Giá cả đắt đỏ 58 27,2 % Vệ sinh không tốt 33 15,5 % Sản phẩm du lịch không phong phú 58 27,2 % Thái độ phục vụ không tốt 4 1,9 % Tình trạng chèo kéo 36 16,9 % Lý do khác 5 2,3 %
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả, 2013
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Dương đã thực hiện chiến dịch “Du lịch Bình Dương có trách nhiệm với môi trường” để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong các đoàn viên, thanh niên. Tuy nhiên, bảo vệ môi trường là một vấn đề cần có sự chung tay của toàn xã hội, vì thế các chương trình hành động vì môi trường du lịch Bình Dương cũng cần tổ chức thường xuyên nhằm tuyên truyền và để từng bước nâng cao ý thức cho khách du lịch và nhân dân địa phương về việc giữ gìn vệ sinh, không xả rác nơi công cộng, các điểm tham quan du lịch.
2.4. Tiểu kết chƣơng 2
Chương 2 đã thực hiện nội dung nghiên cứu thứ hai của đề tài là tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch tại Bình Dương thông qua việc khảo sát thực tế, tiến hành phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi và tổng hợp tài liệu, số liệu từ các nguồn để đưa ra kết luận về bức tranh chung hoạt động du lịch Bình Dương, trong đó có du lịch cuối tuần.
Có thể thấy, Bình Dương có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cuối tuần, từ sự phát triển của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng và nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn đến sự quan tâm đầu tư của tỉnh vào công tác khai thác và phát triển hoạt động du lịch.
78
Bình Dương đã thu hút được đông đảo du khách vào dịp cuối tuần từ khi khu Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến được đưa vào hoạt động. Thị trường du lịch cuối tuần của Bình Dương đã được định hình rõ nét là thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, thực trạng việc khai thác các lợi thế hiện có của tỉnh vào phát triển hoạt động du lịch thì vẫn còn nhiều bất cập. Du lịch Bình Dương, đặc biệt là du lịch cuối tuần vẫn còn trong tình trạng loay hoay tìm lối thoát. Thương hiệu du lịch Bình Dương vẫn chưa được nhiều du khách biết đến, các công ty lữ hành vẫn chưa đưa Bình Dương vào các tour du lịch chính được tổ chức vào cuối tuần. Công tác quy hoạch du lịch và thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch chưa đem lại hiệu quả. Sản phẩm du lịch Bình Dương, trừ thương hiệu khu du lịch Đại Nam, cây trái Lái Thiêu và chùa Bà Thiên Hậu vẫn chưa được nhiều du khách biết đến, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch còn chưa đưa được thông tin đến với thị trường. Các nhà cung cấp du lịch trên địa bàn tỉnh còn đang trong tình trạng kinh doanh nhỏ lẻ và chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Nguồn nhân lực du lịch cũng như nhận thức về du lịch của người dân địa phương vẫn còn hạn chế.
Khái quát lại, có thể thấy vấn đề hiện nay mà du lịch cuối tuần Bình Dương đang gặp phải chính là việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mang dấu ấn Bình Dương và thực hiện công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm đó đến với du khách. Để thực hiện được công việc này, cần thực hiện tốt nhiều công việc, trong đó có công việc bảo vệ và tôn tạo các giá trị tài nguyên, về xây dựng đường lối chính sách thu hút đầu tư và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, và công việc quan trọng nhất là công việc phát triển yếu tố con người trong hoạt động du lịch.
79
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CUỐI TUẦN TỈNH BÌNH DƢƠNG
3.1. Định hƣớng chung về phát triển du lịch và du lịch cuối tuần tỉnh Bình Dƣơng
3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Bình Dƣơng đến năm 2020
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã chỉ rõ quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Bình Dương giai đoạn này như sau:
3.1.1.1. Quan điểm phát triển
Phát triển du lịch phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng du lịch; đặc biệt chú trọng đến những lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các lợi thế so sánh khác.
Phát triển du lịch gắn với thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các định hướng phát triển đô thị để trở thành thành phố trực thuộc trung ương của tỉnh Bình Dương.
Hình thành các sản phẩm du lịch dịch vụ phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của thị trường trong và ngoài tỉnh góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư, đáp ứng nhu cầu xã hội.
3.1.1.2. Mục tiêu phát triển + Mục tiêu tổng quát
Xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; đồng thời là một công cụ nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, hưởng thụ tinh thần của nhân dân địa phương.
Khai thác hiệu quả lợi thế vị trí địa lý và tiềm năng du lịch để hình thành các sản phẩm du lịch có thương hiệu và mang đặc trưng văn hóa địa phương.
Phát triển du lịch, sử dụng nguồn thu từ hoạt động du lịch để góp phần bảo tồn và khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử, các giá trị di sản văn hóa, các giá trị
80
môi trường sinh thái; đảm bảo phát triển bền vững cả du lịch và môi trường sinh thái.
+ Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đến năm 2015 đón khoảng 5 triệu lượt khách, trong đó có 43 ngàn lượt khách quốc tế. Năm 2020 đón 6 triệu 800 ngàn lượt khách, trong đó có 63 ngàn lượt khách quốc tế. Năm 2025 dự báo thu hút khoảng 9 triệu lượt khách, trong đó có 80 ngàn lượt khách quốc tế. Năm 2030 dự báo thu hút khoảng 12 triệu lượt khách, trong đó 110 ngàn lượt khách quốc tế.
Doanh thu du lịch đến năm 2015 đạt khoảng 2.200 tỉ đồng, năm 2020 đạt khoảng 4.450 tỉ đồng.
Với mục tiêu tăng trưởng số lượt khách là 36%/năm trong giai đoạn 2015 – 2020 nhưng tăng trưởng về doanh thu du lịch là 102%, có thể thấy mục tiêu phát triển du lịch trong giai đoạn sắp tới của du lịch Bình Dương là phát triển theo chiều sâu, tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch để tăng chi tiêu của du khách khi đến với Bình Dương.
Theo đó, có thể thấy chủ trương của tỉnh là phát triển du lịch một cách hiệu quả và hợp lý, không đầu tư phát triển một cách ồ ạt mà thiếu hiệu quả. Trong đó, định hướng phát triển dựa vào vị trí địa lý và hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật chính là tập trung phát triển các sản phẩm du lịch phục vụ phát triển hoạt động du lịch. Với định hướng này của tỉnh, hoạt động du lịch cuối tuần sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thông qua các chương trình xúc tiến du lịch cụ thể sẽ được áp dụng.
Không chỉ tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch để thu hút khách du lịch từ các địa phương khác, tỉnh còn chú trọng mục tiêu phát triển du lịch gắn