Giải pháp về quy hoạch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cuối tuần tỉnh Bình Dương (Trang 92 - 131)

7. Bố cục của luận văn

3.2.2. Giải pháp về quy hoạch

UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển du lịch ở các địa bàn có tiềm năng phát triển du lịch; quy hoạch các khu, tuyến, điểm du lịch gắn với sản phẩm du lịch cụ thể nhằm thu hút đầu tư. Đầu tư có trọng tâm trọng điểm, chú trọng đến chất lượng chứ không chú trọng về mặt số lượng. Không quy hoạch toàn bộ không gian du lịch mà chỉ đầu tư phát triển theo khu, tuyến điểm du lịch cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đầu tư, hạn chế tình trạng đầu tư thiếu hiệu quả.

Tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch, xây dựng các khu, tuyến, điểm du lịch, hoàn thiện cơ sở vật chất, phải gắn liền với công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường. Quy hoạch đầu tư phát triển du lịch cần chú trọng tính bền vững, hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài.

Bên cạnh đó, du lịch cần gắn với các dự án phát triển sản phẩm du lịch cụ thể, tránh rơi vào tình trạng quy hoạch phát triển một điểm du lịch riêng lẻ mà không có các điểm liên kết, dẫn đến tình trạng chi phí bỏ ra lớn mà điểm du lịch không thể thu hút được đông đảo du khách, hiệu quả đầu tư không cao và kéo theo đó là áp lực phải tiếp tục thu hút đầu tư vào các dự án khác để không lãng phí nguồn vốn đã bỏ ra cho dự án đầu tiên. Cụ thể là khi đã kêu gọi đầu tư vào dự án khu du lịch hồ Dầu Tiếng Núi Cậu thì cần chú trọng việc đầu tư nâng cấp tuyến đường đến điểm du lịch, xây dựng hệ thống biển báo chỉ đường để khách đến thăm khu du lịch Dầu Tiếng – Núi Cậu có thể kết hợp tham quan hồ Cần Nôm, suối Trúc. Phát triển dự án khu du lịch Mắt Xanh cần có sự đầu tư vào phát triển du lịch tại các cù lao ven sông Sài Gòn như cù lao Rùa, cù lao Bạch Đằng… để du khách có nhiều sự lựa chọn hơn khi quyết định đến thăm một điểm du lịch duy nhất.

Quy hoạch của tỉnh đến năm 2020 là hướng tới phát triển ba không gian du lịch chính, nhưng trong giai đoạn 2012 – 2015, cần tập trung vào không gian du lịch phía nam và phía tây bắc với các vùng du lịch trọng điểm: thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An, khu vực hành lang sông Sài Gòn thuộc huyện Dầu Tiếng, huyện Bến Cát. Đây là những khu vực có hoạt động du lịch đang phát triển

91

với các điểm đến du lịch đã được nhiều du khách biết đến với cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đã được đầu tư xây dựng nhưng chưa được khai thác hiệu quả.

Cụ thể là tiếp tục đầu tư khai thác hiệu quả các điểm du lịch hiện có trên tuyến quốc lộ 13 để thu hút khách du lịch đến Bình Dương, sau đó tiếp tục quy hoạch phát triển tuyến du lịch theo các tỉnh lộ 747, 741 để làm phong phú thêm các chương trình du lịch trong tỉnh cũng như tạo tiền đề để liên kết với các tỉnh lân cận trong việc thu hút khách.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch cuối tuần tại không gian du lịch phía nam và phía tây bắc, nơi có nhiều điểm du lịch hấp dẫn với nhiều dự án sẽ được hoàn tất và đưa vào phục vụ du khách trong giai đoạn này như núi Cậu – hồ Dầu Tiếng, khu di tích địa đạo Tam giác sắt Tây Nam Bến Cát, tạo thành một chuỗi sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, đem lại cho du khách nhiều sự lựa chọn trong kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài từ 1 – 2 ngày, tạo cho du khách nhu cầu quay trở lại để tiếp tục khám phá những điểm hấp dẫn khác của Bình Dương sau mỗi chuyến đi.

Các sản phẩm du lịch chủ yếu có thể khai thác gồm: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ven sông, du lịch tham quan giải trí, du lịch văn hóa, du lịch tâm linh và du lịch thể thao cao cấp phục vụ nhu cầu du lịch cuối tuần của du khách.

Các điểm du lịch chính của quy hoạch bao gồm:

Điểm du lịch trung tâm: chùa bà Thiên Hậu, chùa Hội Khánh, khu du lịch Đại Nam Văn Hiến.

Điểm du lịch văn hóa, lịch sử: làng sơn mài Tương Bình Hiệp, khu di tích nhà tù Phú Lợi, khu di tích địa đạo Tam giác sắt Tây Nam Bến Cát.

Điểm du lịch sinh thái - làng nghề: làng tre Phú An, vườn cây ăn trái Lái Thiêu.

Trong giai đoạn 2015 - 2020, cần tập trung quy hoạch và khai thác các không gian du lịch sẵn có, tập trung đầu tư phát triển nhiều điểm du lịch, từng bước hoàn thiện ba không gian du lịch theo đúng quy hoạch của tỉnh. Tập trung khai thác mạnh mẽ tiềm năng du lịch sinh thái của khu vực Tân Uyên với các điểm du lịch chính như: cù lao Thạnh Hội, cù lao Bạch Đằng, khu du lịch nghỉ dưỡng Mắt Xanh, sân

92

golf Royal Island,… tạo thành một sản phẩm du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, thể thao cao cấp trọn gói, có thể đáp ứng nhu cầu trong một kỳ nghỉ cuối tuần cho du khách mà không cần phải di chuyển quá nhiều, tiết kiệm được thời gian, để du khách có thêm thời gian để khám phá nét độc đáo của các điểm du lịch.

Bên cạnh việc quy hoạch phát triển các sản phẩm du lịch sẵn có và đang trong quá trình đầu tư xây dựng, Bình Dương cũng nên đưa ra các quy hoạch du lịch nhằm khai thác tốt lợi thế của tỉnh, trong đó có thể kể đến lợi thế về 28 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Việc tiến hành quy hoạch đưa du khách đi tham quan các khu công nghiệp công nghệ cao sẽ trở thành một bước đi mới, khai thác mô hình du lịch mà trước đây Nhật Bản đã từng tiến hành rất thành công và hiện tại đang được khai thác hiệu quả tại nhà máy lọc dầu Dung Quất. Do đặc thù của sản xuất công nghiệp, nhiều nhà máy không ngừng sản xuất vào các ngày cuối tuần nên hoạt động du lịch cuối tuần hoàn toàn có thể phát triển trên ý tưởng mới mà không mới này.

Các không gian thích hợp để quy hoạch gồm có thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An, thành phố Thủ Dầu Một, nơi tập trung các khu công nghiệp nổi tiếng như: khu công nghiệp Sóng Thần 1-2-3, khu công nghiệp Việt Nam – Singapore 1-2, khu công nghiệp Việt Hương,… với các nhà máy sản xuất hiện đại, là nơi trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp được đông đảo người dân Việt Nam sử dụng.

3.2.3. Giải pháp về đầu tƣ

Đề án tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020 chỉ rõ trong giai đoạn 2013 - 2015, Bình Dương sẽ kêu gọi các dự án đầu tư phát triển du lịch; hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cấp các loại hình dịch vụ, vui chơi giải trí; xây dựng, phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch chủ lực; tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội đặc trưng của tỉnh …

Như vậy, thu hút vốn đầu tư trở thành một trong những bước quan trọng để phát triển du lịch Bình Dương. Công tác thu hút vốn đầu tư cần thực hiện tốt từ việc tiến hành quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch bảo đảm quy hoạch mang tính chất chiến lược, lâu dài và ổn định, đồng thời thực hiện tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng đối với những dự án đầu tư du lịch.

93

Các khu vực cần có quy hoạch chi tiết để phát triển du lịch hiện nay ở Bình Dương gồm có:

- Khu vực hồ Cần Nôm, suối Trúc, núi Cậu (Dầu Tiếng): quy hoạch để phát triển loại hình du lịch teambuilding, du lịch dã ngoại, cắm trại dành cho đối tượng du khách trẻ tuổi, năng động như học sinh, sinh viên, nhóm các nhân viên văn phòng đi du lịch dã ngoại cùng bạn bè.

- Khu vực cù lao Rùa, cù lao Bạch Đằng (Tân Uyên): quy hoạch để phát triển loại hình du lịch sinh thái vườn gắn với yếu tố cộng đồng. Du khách đến đây vừa tham quan vườn cây, cánh đồng lúa ở miền Đông Nam Bộ và cùng tham gia vào cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương, tìm hiểu văn hóa của địa phương và trải nghiệm cuộc sống của người nông dân cho đối tượng khách đi du lịch cùng gia đình và cán bộ công nhân viên đi du lịch theo nhóm để thư giãn vào cuối tuần.

Trong các quy hoạch này, cần chỉ rõ cho các nhà đầu tư thấy tính liên kết của các dự án đầu tư này với các sản phẩm du lịch sẵn có như: có thể kết hợp thăm các cù lao và nghỉ dưỡng tại khu du lịch Mắt Xanh, có thể kết hợp các chương trình dã ngoại tại Dầu Tiếng với các mục đích chụp hình, một thú vui ngày càng được giới trẻ ưa chuộng, vì khu vực này có nhiều cảnh quan thiên nhiên rất đẹp nhưng chưa được khai thác vì hệ thống giao thông không thuận lợi.

- Về cơ chế, chính sách: Ban hành cơ chế, chính sách đầu tư theo hướng thu từ du lịch và dành phần thu này đầu tư trở lại cho các điểm du lịch. Tập trung vào các nội dung: hỗ trợ vốn đầu tư dự án phát triển du lịch; chính sách đất đai, tài chính; thực hiện tuyên truyền, quảng bá du lịch; cơ chế chia sẻ lợi nhuận cộng đồng; đào tạo nguồn nhân lực,...

Sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn đầu tư:

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng dự toán kinh phí tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách để triển khai các hoạt động cho phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của tỉnh và đảm bảo các quy định hiện hành.

- Tập trung chủ động xây dựng quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh; đưa ra được các dự

94

án ưu tiên đầu tư cho từng năm của giai đoạn 2015 – 2020 một cách cụ thể và đồng bộ, xây dựng một cách hoàn chỉnh để có thể đưa vào khai thác sử dụng, tránh rơi vào tình trạng của khu du lịch Dầu Tiếng – Núi Cậu, xây dựng được một phần thì phải dừng lại vì không đủ kinh phí, trong khi chưa đầu tư xây dựng các hạng mục liên quan nên chưa thể đưa vào khai thác phục vụ du khách mà buộc phải dừng lại để tiếp tục thu hút vốn đầu tư, gây ra lãng phí lớn.

- Tỉnh cũng cần có sự đầu tư nghiên cứu để đưa ra các kế hoạch thu hút vốn đầu tư từ các đơn vị cũng như phân bổ ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch một cách hợp lý, xác định rõ các dự án nào cần được ưu tiên đầu tư phát triển trước. Sự ưu tư này cần được gắn liền với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương, đảm bảo cho dự án du lịch sau khi hoàn thành có thể đưa vào khai thác có hiệu quả. Ưu tiên đầu tư xây dựng khu du lịch nổi trội, có thương hiệu, có tính cạnh tranh cao trong khu vực để thu hút khách. Cần xây dựng cơ chế huy động vốn đầu tư từ việc đấu giá quyền sử dụng đất, điều tiết các khoản thu ngân sách địa phương và có cơ chế sử dụng hiệu quả các ưu đãi đầu tư du lịch...

Phân bổ ngân sách một cách hợp lý cho công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu của các dự án để có thể phát huy tốt nhất hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

3.2.4. Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực một cách đồng bộ, từ đội ngũ cán bộ quản lý đến lực lượng nhân viên phục vụ, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Cụ thể là:

Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch, cán bộ nghiệp vụ ở một số địa phương, đặc biệt là các địa phương có các điểm du lịch nằm trong chương trình phát triển du lịch của tỉnh. Nâng cao chất lượng bộ máy ngành du lịch thông qua việc kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch cho phù hợp. Kiện toàn và nâng cao năng lực và vai trò của Trung tâm Xúc tiến Du lịch Bình Dương nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng du lịch

95

cuối tuần Bình Dương trở thành một thương hiệu nổi tiếng, tạo được sức hấp dẫn và niềm tin đối với du khách.

Đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động tại các đơn vị kinh doanh du lịch, phát triển hệ thống đào tạo viên tại các trường đào tạo du lịch trên địa bàn tỉnh một cách toàn diện, không chỉ tập trung vào đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên như hiện nay mà còn đào tạo lực lượng nhân viên phục vụ để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên một cách đồng bộ.

Nâng cao năng lực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch cho Trường Trung cấp Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Bình Dương và các trường có đào tạo ngành du lịch trên địa bàn tỉnh thông qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo nhân lực, giảng viên, đào tạo viên không những giỏi về lý thuyết mà còn phải thạo thực hành. Cần có chính sách đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ ở cấp sau đại học cho những cán bộ, giảng viên đã và đang tham gia công tác đào tạo nguồn nhân lực trong ngành Du lịch.

Bên cạnh đó, tổ chức các khóa đào tạo nghề ngắn hạn về du lịch cho đối tượng sinh viên và nhân viên du lịch theo chuẩn quốc gia, đảm bảo đội ngũ lao động có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, tạo điều kiện cho các sinh viên tốt nghiệp có cơ hội tìm được việc làm trên địa bàn tỉnh thông qua việc liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp. Sự liên kết chặt chẽ này sẽ giúp cho cơ sở đào tạo từng bước xây dựng được chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Đây là một bước đi để từng bước chuẩn hóa đội ngũ lao động du lịch, đồng thời tránh tình trạng chảy máu chất xám về nhân lực du lịch như hiện nay.

Xây dựng các cơ chế ưu đãi hấp dẫn nhằm tìm kiếm, thu hút và giữ chân nhân tài để phục vụ du lịch địa phương. Ưu tiên đào tạo ngoại ngữ và có chế độ ưu đãi về quyền lợi cho lao động có kiến thức tốt về ngoại ngữ nhằm từng bước hoàn thiện đội ngũ nhân lực du lịch cho các mục tiêu phát triển du lịch lâu dài của tỉnh, thu hút không chỉ khách du lịch nội địa mà thu hút khách du lịch quốc tế đến Bình Dương vào các dịp cuối tuần ngày càng nhiều.

96

Phối hợp với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh tổ chức các đợt kiểm tra định kỳ chất lượng nguồn nhân lực lao động. Thống nhất và hướng tới chuẩn hóa nội dung thông tin cung cấp cho du khách thông qua việc phối hợp giữa Phòng Nghiệp vụ du lịch với các nhà khoa học, các cơ quan chức năng soạn thảo tài liệu thuyết minh và phối hợp với các doanh nghiệp làm tốt công tác tuyển dụng và đào tạo lực lượng thuyết minh viên tại điểm, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch.

Đầu tư cho công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức của người dân thông qua việc tổ chức các đợt tuyên truyền về lợi ích của việc phát triển du lịch một cách bền vững và có trách nhiệm với môi trường tự nhiên và với chính chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cuối tuần tỉnh Bình Dương (Trang 92 - 131)