Định hướng về không gian, tuyến điểm du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cuối tuần tỉnh Bình Dương (Trang 85 - 87)

7. Bố cục của luận văn

3.1.2.2. Định hướng về không gian, tuyến điểm du lịch

Theo “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, định hướng phát triển không gian du lịch và tuyến điểm du lịch Bình Dương trong giai đoạn này như sau:

Định hƣớng về không gian du lịch

+ Định hướng quy hoạch không gian phía Nam:

Quy mô không gian phía Nam, bao gồm khu vực thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An và một phần của huyện Bến Cát:

Sản phẩm du lịch chính gồm: du lịch sinh thái (du lịch miệt vườn, du lịch sông nước), du lịch văn hóa (tham quan di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề, du lịch tâm linh, tín ngưỡng), vui chơi giải trí, du lịch cuối tuần, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mua sắm, du lịch MICE, du lịch thể thao cao cấp.

Khu vực ưu tiên đầu tư: Khu vực ven miệt vườn Lái Thiêu (thị xã Thuận An), khu vực ven sông Sài Gòn (thuộc huyện Bến Cát);

Trung tâm phát triển: du lịch dịch vụ thành phố Thủ Dầu Một.

+ Định hướng quy hoạch không gian phía Tây Bắc

Quy mô không gian phía Tây Bắc bao gồm khu vực hồ Dầu Tiếng, núi Cậu, hành lang sông Sài Gòn và khu vực phụ cận thuộc huyện Dầu Tiếng và huyện Bến Cát;

Sản phẩm du lịch chính gồm có: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch thể thao cao cấp;

Các khu vực ưu tiên đầu tư: khu vực hồ Dầu Tiếng, khu vực ven sông Sài Gòn, khu vực hồ Cần Nôm;

Trung tâm phát triển: du lịch dịch vụ thị trấn Dầu Tiếng.

+ Định hướng quy hoạch không gian phía Đông

Quy mô không gian phía Đông bao gồm khu vực dọc theo lưu vực sông Đồng Nai và sông Bé thuộc huyện Tân Uyên, huyện Phú Giáo;

Sản phẩm du lịch chính gồm: du lịch sinh thái với các loại hình du lịch sông nước, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch nghỉ cuối tuần, du lịch thể thao cao cấp;

84

Các khu vực ưu tiên đầu tư: khu vực ven sông Đồng Nai, khu vực hồ Đá Bàn, khu vực cù lao Rùa, cù lao Bạch Đằng;

Trung tâm phát triển: du lịch dịch vụ thị trấn Uyên Hưng thuộc huyện Tân Uyên.

Định hƣớng về tuyến du lịch

+ Tuyến du lịch liên tỉnh, liên khu vực

- Tuyến du lịch theo quốc lộ 13

- Tuyến du lịch theo tỉnh lộ 741 – 742 - Tuyến du lịch theo đường Hồ Chí Minh

+ Các tuyến du lịch nội tỉnh

- Tuyến du lịch theo tỉnh lộ 744 - Tuyến du lịch theo tỉnh lộ 746 – 747

+ Các tuyến du lịch đường sông

- Gồm các tuyến du lịch trên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Bé. Hiện tại, trong số các tuyến du lịch kể trên, hoạt động du lịch được diễn ra sôi nổi nhất là tuyến du lịch theo quốc lộ 13 và tuyến du lịch theo tỉnh lộ 744. Các điểm du lịch theo các tuyến này đã được đưa vào khai thác và được nhiều du khách biết đến. Chính vì thế, trong giai đoạn 2012 - 2015, cần tập trung đẩy mạnh phát triển các tuyến du lịch này với các chương trình du lịch được định hình mang dấu ấn riêng của Bình Dương.

Nhiều điểm du lịch được nhắc tới trong quy hoạch thực chất còn chưa được nhiều du khách biết đến, nhiều khu vực được nhắc tới còn mang tính chung chung như khu vực ven sông Sài Gòn, khu vực ven sông Đồng Nai. Trên thực tế, các khu vực này rất rộng, với nguồn vốn còn hạn chế thì khó có thể đầu tư một cách toàn diện được. Chính vì thế, cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng các dự án đầu tư phát triển du lịch, xác định cụ thể nên đầu tư phát triển những điểm nào trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của thị trường khách tiềm năng, tránh trường hợp bỏ vốn ra đầu tư nhưng khi công trình hoàn thành thì không thu hút được khách, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp.

85

Một số tuyến đường chỉ có một vài điểm du lịch đơn lẻ, tính liên kết tuyến điểm chưa cao, như đường Hồ Chí Minh, tỉnh lộ 746 – 747 cần được đầu tư phát triển sau các tuyến đường có nhiều điểm du lịch hơn. Trong quá trình phát triển, cũng không nên đầu tư song song mà cần chú trọng đầu tư vào đâu trước, vào đâu sau. Ví dụ: không gian du lịch phía Đông thực chất có rất ít điểm du lịch có sức thu hút đối với du khách, tất nhiên trong giai đoạn trước mắt không nên đầu tư phát triển khu vực này trước mà cần đầu tư phát triển những không gian du lịch có sức thu hút du khách hơn để làm tiền đề phát triển du lịch Bình Dương trước khi đầu tư phát triển trên các địa bàn rộng hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cuối tuần tỉnh Bình Dương (Trang 85 - 87)