Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cuối tuần tỉnh Bình Dương (Trang 65 - 131)

7. Bố cục của luận văn

2.3.2. Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch

Cùng với các hoạt động kinh tế đang diễn ra sôi nổi trong toàn tỉnh thì các dịch vụ du lịch cũng đã được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Nhiều công ty du lịch lớn đã đặt chi nhánh, văn phòng đại diện như Saigontourist, Vietravel, Senvang tourist. Theo thống kê sơ bộ của Sở văn hóa, Thể thao và du lịch Bình Dương, tính đến 31/12/2011, trên địa bàn tỉnh có 21 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 04 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. Tuy nhiên, các nhà cung ứng du lịch tại Bình Dương vẫn đang rơi vào tình trạng khai thác du lịch Bình Dương một cách ngập ngừng, chưa thực sự đầu tư vào khai thác tiềm năng rất lớn của du lịch cuối tuần Bình Dương.

Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa có các chương trình du lịch trong nước rất phong phú, tuy nhiên số chương trình du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Dương thì lại rất ít và trùng lặp nhau giữa các công ty. Các công ty du lịch cũng chỉ chào bán chương trình du lịch trong tỉnh khi khách có nhu cầu (xem phụ lục 5). Nguyên nhân của thực trạng này là do đặc thù của du lịch cuối tuần Bình Dương khác hẳn du lịch Tiền Giang, du khách hoàn toàn có thể tự thực hiện chuyến đi của mình mà không cần thông qua các công ty lữ hành.

Khách du lịch đến Bình Dương vào những ngày nghỉ cuối tuần chủ yếu là bằng phương tiện tự túc, tự tìm đến các điểm du lịch thông qua các phương tiện truyền thông, qua giới thiệu của bạn bè mà không cần thông qua bất kỳ công ty du lịch nào. Điều này đã dẫn đến thực trạng các công ty du lịch trên địa bàn tỉnh chỉ đưa khách trong tỉnh đi du lịch ở các địa phương khác nhưng không thể trở thành người kết nối cho các chuyến đi của khách từ nơi khác đến với Bình Dương, không

64

thể trở thành một địa chỉ để các công ty du lịch từ các nơi khác đến gửi khách. Thực tế điều này đã khiến nguồn thu của các công ty lữ hành trong tỉnh giảm đi đáng kể. So sánh với tổ chức đón khách du lịch cuối tuần tại Tiền Giang, có thể thấy Bình Dương đã bỏ qua một nguồn thu du lịch không nhỏ.

Nguyên nhân của thực trạng này là bản thân hoạt động du lịch Bình Dương chưa đủ sức hấp dẫn du khách, số điểm du lịch để khách tham quan còn ít, không đủ để các công ty du lịch Bình Dương thực hiện một chương trình hấp dẫn để các công ty khác mua lại. Bên cạnh đó, việc tổ chức khai thác các sản phẩm du lịch cũng được thực hiện một cách riêng lẻ, chưa có sự kết hợp, hỗ trợ giữa các đơn vị cung ứng. Các nhà cung ứng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh chưa có sự liên kết chặt chẽ với các công ty lữ hành để tạo thành một chương trình du lịch hoàn chỉnh. Sản phẩm du lịch cuối tuần Bình Dương chỉ là một chuỗi các điểm đến thường được du khách lựa chọn với các dịch vụ từng phần do du khách tự túc, Bình Dương chưa thực sự có một sản phẩm du lịch cuối tuần trọn gói được tổ chức một cách bài bản để phục vụ du khách. Điều này không chỉ làm cho nguồn thu của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn phần lớn không đến từ việc tổ chức chương trình phục vụ du khách đến Bình Dương vào dịp cuối tuần mà tập trung vào việc thu hút khách du lịch trong tỉnh Bình Dương đến các địa phương khác nghỉ ngơi trong dịp cuối tuần. Thực trạng này đã làm bỏ lỡ tiềm năng du lịch cuối tuần của Bình Dương và làm cho Bình Dương rơi vào cảnh tiềm năng rất lớn nhưng vẫn phải loay hoay tìm lối đi. Hiện nay, hệ thống các cơ sở kinh doanh du lịch của tỉnh chỉ bao gồm các loại hình chính là các đơn vị kinh doanh lữ hành có quy mô hoạt động vừa và nhỏ, vốn đầu tư và doanh thu thấp, chủ yếu là phục vụ dân cư nội tỉnh đi tham quan Tiền Giang, Vũng Tàu, Củ Chi, Tây Ninh vào các dịp cuối tuần, chưa có khả năng đầu tư xây dựng và tổ chức các chương trình du lịch hoàn chỉnh nhằm khai thác chính những tiềm năng du lịch tại Bình Dương, và tổ chức đón khách du lịch từ các địa phương khác đến Bình Dương. Khách đi du lịch cuối tuần đến Bình Dương hiện nay chủ yếu là thông qua các doanh nghiệp lữ hành tại nơi họ sống, đến thăm một

65

vài điểm du lịch tiêu biểu của Bình Dương trên lộ trình đi thăm một điểm du lịch khác không thuộc Bình Dương.

Các đơn vị kinh doanh cơ sở lưu trú và ăn uống tại Bình Dương chủ yếu tập trung ở khu vực thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An và Dĩ An và có quy mô không lớn. Tính đến 31/12/2011, toàn tỉnh chỉ có 1 doanh nghiệp kinh doanh lưu trú và 2 doanh nghiệp kinh doanh ăn uống có quy mô trên 200 người lao động, chiếm tỷ lệ 1% tổng số doanh nghiệp.

Bảng 2.8: Số doanh nghiệp du lịch theo quy mô vốn tại thời điểm 31/11/2011

Lƣu trú Ăn uống Lữ hành

Dưới 10 tỉ đồng 185 173 16

10 tỉ - 50 tỉ 5 22 0

50 tỉ - 200 tỉ 3 0 0

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Dương 2012

Bên cạnh một số khách sạn đạt chuẩn cấp sao tại thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An và thị xã Dĩ An thì đa số cơ sở lưu trú trên địa bàn Bình Dương vẫn là các nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu của người dân địa phương chứ chưa có điều kiện phục vụ khách du lịch.

Các đơn vị kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí thường có quy mô nhỏ, tập trung ở các khu vực đô thị hóa mạnh (trừ khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến có quy mô lớn).

Các cơ sở kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng chủ yếu dưới hình thức đầu tư các khu nghỉ dưỡng bước đầu đã tạo được uy tín và sức hấp dẫn đối với những du khách có khả năng chi trả cao có nhu cầu nghỉ đêm tại Bình Dương. Có thể kể đến một số khu nghỉ dưỡng nổi tiếng của Bình Dương như: Khu nghỉ dưỡng Phương Nam, Làng du lịch Sài Gòn, Khu du lịch Xanh Dìn Ký, Khu nghỉ dưỡng Mắt Xanh.

2.3.3. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nƣớc về du lịch Bình Dƣơng

Những năm trước đây, khi Bình Dương vừa mới được tách ra từ tỉnh Sông Bé cũ, công tác quản lý nhà nước vẫn còn trong giai đoạn từng bước ổn định, công nghiệp và nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế được ưu tiên đầu tư phát triển, du lịch

66

vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Từ năm 2008, khi khu du lịch Đại Nam chính thức đi vào hoạt động, thu hút một lượng lớn khách du lịch thì các nhà quản lý mới nhận thức được tiềm năng du lịch của Bình Dương. Từ đó đến nay, hoạt động du lịch đã từng bước được chú trọng phát triển.

Với mục tiêu xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của Bình Dương để tỉnh có những điều kiện thuận lợi đón khách du lịch. Tỉnh cũng đã có những quyết định, quy định nhằm định hướng phát triển du lịch Bình Dương từng bước phát triển tương xứng với tiềm năng, đồng thời khai thác hiệu quả các điều kiện tài nguyên du lịch sẵn có:

- Quyết định số 2303/QĐ-UBND Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 1859/QĐ-UBND về việc Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình kích cầu du lịch gắn với việc thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2013 và những năm tiếp theo.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Dương là đơn vị trực tiếp thực hiện các công việc về nghiệp vụ du lịch cũng như tham mưu, giúp UBND tỉnh triển khai các chương trình phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Sở cũng đã có những sự đầu tư lớn cho phát triển du lịch nói chung và du lịch cuối tuần nói riêng như:

+ Thu thập thông tin về Vườn cây ăn trái Lái Thiêu và Khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam văn hiến để đề cử vào danh mục thành viên S100 thuộc chương trình kỷ lục 100 món ăn nổi tiếng và 100 điểm đến hấp dẫn nhất của Việt Nam để tăng thêm sức hấp dẫn cho thương hiệu du lịch Bình Dương.

+ Xây dựng và hoàn chỉnh các nội dung các đề án phát triển du lịch: “Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”, “Hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch tỉnh đến năm 2015”…

+ Kiện toàn và đưa vào hoạt động Trung tâm xúc tiến Du lịch, đây là một bước đi quan trọng trong việc đưa công tác quản lý, tổ chức du lịch Bình Dương

67

vào chuyên môn hóa, tách biệt công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch ra khỏi các nghiệp vụ du lịch mà trước đây Phòng Nghiệp vụ Du lịch đang đảm nhiệm. Thông qua đó, hoạt động xúc tiến du lịch sẽ được chú trọng hơn, từng bước nâng cao chất lượng và đưa thương hiệu du lịch Bình Dương đến với đông đảo khách hàng hơn.

+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình kích cầu du lịch gắn với việc thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ của tỉnh năm 2013 và những năm tiếp theo.

+ Sở cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các chương trình kích cầu du lịch thông qua những hoạt động bước đầu đem lại hiệu quả tích cực như:

- Tham gia Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX năm 2013. - Tổ chức đoàn Famtrip cho các công ty lữ hành và cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài tỉnh đến tham quan một số điểm du lịch tại Bình Dương.

- Phối hợp với UBND thị xã Thuận An và các Sở, ngành liên quan tổ chức Lễ hội Lái Thiêu mùa trái chín năm 2013 với chủ đề “Giao lưu cùng phát triển”.

- Vận động các đơn vị kinh doanh trên địa bàn tỉnh tham gia chương trình kích cầu du lịch.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, công tác quản lý nhà nước về du lịch Bình Dương vẫn còn một số vấn đề tồn đọng.

Bình Dương là một trong những tỉnh thu hút đầu tư nước ngoài và vốn đầu tư FDI lớn nhất cả nước, nhưng số dự án đầu tư vào du lịch tính đến cuối năm 2011 mới là 15 dự án. Nguyên nhân là do công tác thu hút vốn đầu tư du lịch của tỉnh còn chưa đem lại hiệu quả cao. Sự ưu tiên của UBND tỉnh cho các dự án đầu tư vào công nghiệp, công nghệ kỹ thuật cao dẫn tới việc đầu tư xây dựng các dự án thu hút vốn đầu tư du lịch còn chưa hiệu quả, thêm vào đó là công tác giải phóng mặt bằng các dự án tại Bình Dương còn chậm và gây nhiều tranh cãi, tiêu biểu là sự việc 18 hộ dân tại thị xã Dĩ An kiện ban quản lý dự án Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ và Đô thị Bình Dương, gây nên tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư.

68

Bênh cạnh đó, các nhà đầu tư cũng e ngại đối với việc thu hồi vốn các dự án đầu tư vào du lịch Bình Dương. Nguyên nhân của tình trạng này là do du lịch Bình Dương còn chưa phát triển, so với việc đầu tư vào các dự án phát triển công nghiệp thì đầu tư vào du lịch chậm thu hồi vốn và rủi ro cao hơn. Chính vì thế, nâng cao hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư phát triển du lịch là một thách thức đối với công tác quản lý nhà nước về du lịch tại Bình Dương.

2.3.4. Nhận thức, thái độ, và hành vi của cƣ dân địa phƣơng đối với hoạt động du lịch

Bình Dương luôn được nhắc tới như một tỉnh với ngành kinh tế công nghiệp phát triển, hoạt động du lịch vẫn còn đóng vai trò chưa quan trọng, người dân Bình Dương còn chưa có nhận thức rõ rệt đối với hoạt động du lịch của tỉnh nhà. Theo quan điểm của nhiều người, Bình Dương là một thị trường du lịch rộng lớn cho các tỉnh lân cận mà bản thân Bình Dương không phải là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách.

Kết quả phỏng vấn mà tác giả đã tiến hành với người dân tại thành phố Thủ Dầu Một cho thấy hơn 70% người dân địa phương có thể kể tên được ít nhất ba khu công nghiệp trong tỉnh, nhưng số người có thể kể được tên ít nhất ba khu du lịch trong tỉnh chỉ chiếm tỷ lệ dưới 20%. Thực tế này cho thấy người dân địa phương còn khá hờ hững với hoạt động du lịch của tỉnh nhà. Đối với phần đông cư dân tỉnh Bình Dương, điểm đến nổi bật của Bình Dương chính là khu du lịch Đại Nam Văn Hiến. Người dân xem việc đến các ngôi chùa cổ nổi tiếng của tỉnh vào các dịp lễ hội như một thói quen tâm linh chứ không có ý thức rằng đây đều là những địa chỉ du lịch hấp dẫn, còn nếu nói là điểm du lịch thì chỉ có chùa ở núi Bà Đen (Tây Ninh), miếu bà Chúa Xứ (An Giang), chùa Hương (Hà Nội) mới được xem là điểm du lịch. Người dân Bình Dương cũng còn rất thờ ơ với sự phát triển du lịch của tỉnh nhà. Nhiều người không nhận thức được lợi ích của việc phát triển du lịch tại địa phương. Nguyên nhân chính là hầu hết người dân Bình Dương không nhận thấy họ được hưởng lợi gì từ việc phát triển du lịch trong tỉnh vì công việc đem lại thu nhập cho họ và các thành viên trong gia đình không liên quan gì tới du lịch. Một số người

69

cho rằng chỉ cần có các chi nhánh, văn phòng đại diện của các công ty du lịch để khi họ có nhu cầu đi du lịch ở các nơi khác thì đến đó đặt mua tour, còn họ không có nhu cầu đi du lịch tại Bình Dương. Phần đông những người được phỏng vấn đều trả lời thẳng thắn “Bình Dương không có gì để mà đi du lịch”.

Chính từ nhận thức như vậy mà người dân Bình Dương đã không ý thức được về việc làm chủ một điểm đến du lịch. Những loại hình kinh doanh của người dân ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển của ngành du lịch đều được diễn ra một cách tự phát và thiếu tính chuyên nghiệp.

Hơn 75% chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt là ở các quán ăn gia đình mà tác giả đã phỏng vấn không ý thức được rằng họ đang góp phần làm cho ngành du lịch phát triển vì đa số lượt khách đến với các quán ăn này đều là dân địa phương. Nguyên nhân của thực trạng này là do du lịch Bình Dương vẫn còn chưa gắn liền với yếu tố cộng đồng. Phần lớn người dân không tham gia vào hoạt động du lịch và không được hưởng lợi từ du lịch nên nhận thức của họ vẫn còn hạn chế. Các chương trình tuyên truyền, hành động mà Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Dương thực hiện chủ yếu là có tác động đến các đoàn viên sinh hoạt theo các nhóm đoàn thể, còn đối với bản thân mỗi người dân thì họ chưa được trang bị những kiến thức cần thiết để trở thành chủ nhà trong hoạt động du lịch.

Chính vì còn thiếu kiến thức và chưa nhận thức được tác hại của những tác động tiêu cực của chính họ đến việc phát triển du lịch tại tỉnh nhà mà thực trạng

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cuối tuần tỉnh Bình Dương (Trang 65 - 131)