Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cuối tuần tỉnh Bình Dương (Trang 46 - 131)

7. Bố cục của luận văn

2.2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Theo các tài liệu nghiên cứu, lịch sử hình thành của vùng đất Bình Dương ngày nay được tính từ năm 1698, khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh được cử vào Nam kinh lý, lập phủ Gia Định gồm 2 huyện: Phước Long (kể từ tả ngạn sông Sài Gòn ra bờ biển Đông) và Tân Bình (kể từ hữu ngạn sông Sài Gòn tới sông Vàm Cỏ Đông).

Năm 1808, Phước Long được đổi thành phủ gồm bốn huyện: Bình An, Phước Chánh, Long Thành, Phước An; Tân Bình cũng thành phủ gồm bốn huyện: Bình Dương, Tân Long, Thuận An, Phước Lộc.

Năm 1832, toàn miền Nam chia thành sáu tỉnh. Năm 1834, gọi là Nam Kỳ lục tỉnh, gồm có: Biên Hòa, Phiên An (từ 1836 cải thành Gia Định), Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

Năm 1859, Pháp đánh chiếm Gia Định. Sau khi kháng chiến thất bại, Huế phải ký hiệp ước 1862 nhượng cho Pháp ba tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường. Năm 1867, Pháp cưỡng chiếm nốt ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, rồi chia lục tỉnh cũ ra làm hai mươi tỉnh mới.

Ngày 22/10/1956, chính quyền Sài Gòn ra sắc lệnh số 143NV để “thay đổi địa giới và tên đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam”. Tỉnh Bình Dương được thiết lập từ đó, tỉnh lỵ được đặt tại Thủ Dầu Một, nhưng đổi tên là Phú Cường. Tỉnh Bình Dương khi đó bao gồm 5 quận, 10 tổng, 60 xã.

Giai đoạn 1975 – 1996: Bình Dương thuộc tỉnh Sông Bé cũ.

Ngày 6/11/1996, Quốc hội đã ra nghị quyết tách tám tỉnh. Tỉnh Sông Bé được chia thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Tỉnh Bình Dương khi đó có diện tích tự nhiên 2.718,50 km2, gồm bốn đơn vị hành chánh cấp huyện: thị xã Thủ Dầu Một, các huyện Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát. Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Thủ Dầu Một.

Trải qua quá trình phát triển, đến nay tỉnh Bình Dương gồm 7 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Thủ Dầu Một, 2 thị xã Thuận An, Dĩ An và 4

45

huyện: Bến Cát, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Tân Uyên. Tỉnh lỵ đặt tại thành phố Thủ Dầu Một.

Lịch sử hình thành và phát triển của Bình Dương gắn liền với quá trình phát triển của vùng đất Nam Bộ, điều đó đem lại cho Bình Dương những giá trị văn hóa truyền thống, những công trình kiến trúc cổ, những di tích lịch sử - văn hóa có sức hấp dẫn đối với du khách. Bên cạnh đó, trải qua những biến động của lịch sử, cộng đồng cư dân Bình Dương cũng đã xây dựng những công trình văn hóa tín ngưỡng phục vụ đời sống tâm linh của chính họ và đã trở thành những điểm đến văn hóa của Bình Dương. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, quân và dân Bình Dương đã kiên cường bám đất, để lại cho thế hệ sau một truyền thống hào hùng và những di tích lịch sử là bằng chứng của cuộc chiến tranh, để lại cho thế hệ trẻ những bài học quý giá.

2.2.2. Tài nguyên phát triển du lịch cuối tuần tỉnh Bình Dƣơng

2.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn tổng quát, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau: vùng địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi. Địa hình này giúp cho Bình Dương có những tài nguyên du lịch hấp dẫn như núi Châu Thới (huyện Dĩ An), núi Cậu (còn gọi là núi Lấp Vò) ở huyện Dầu Tiếng với các điểm du lịch đã và đang được khai thác phục vụ du khách như chùa núi Châu Thới, khu du lịch sinh thái hồ Dầu Tiếng núi Cậu, chùa Thái Sơn Núi Cậu. Đây đều là những điểm du lịch có tự nhiên gắn với tâm linh có sức hấp dẫn lớn đối với du khách đến Bình Dương vào dịp cuối tuần.

Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại, phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn trái. Điều này đã giúp Bình Dương có những vườn cây ăn trái sum xuê dọc theo bờ sông Sài Gòn đã trở thành điểm nhấn của du lịch Bình Dương mà nổi tiếng nhất là thương hiệu cây trái Lái Thiêu. Sau nhiều năm bị mai một, tỉnh Bình Dương đang nỗ lực đưa thương hiệu

46

này quay lại với du khách mà hoạt động tiêu biểu là việc tổ chức Ngày hội Lái Thiêu mùa trái chín vào từ ngày 8 đến 12 tháng 6 năm 2013 tại xã Hưng Định, Thị xã Thuận An và các địa điểm khác thuộc vườn cây Lái Thiêu.

Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch.

Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26oC-27oC. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3oC và thấp nhất từ 16oC – 17oC (ban đêm) và 18oC vào sáng sớm. Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76% – 80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800 –2.000mm. Khí hậu Bình Dương nhìn chung quanh năm hiền hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt, là một yếu tố thuận lợi cho hoạt động du lịch.

Bình Dương có bốn con sông lớn là sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Tính, sông Bé, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác, đem lại giá trị cao về cung cấp nước tưới cho nền nông nghiệp, giao thông vận tải đường thủy và cung cấp thủy sản cho nhân dân. Sông Sài Gòn là ranh giới tự nhiên giữa Bình Dương và Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh với mặt nước rộng lớn và những vườn trái cây xanh tươi; sông Đồng Nai đoạn qua tỉnh Bình Dương cũng là một tuyến sông lớn, ven bờ tạo thành những cù lao; sông Bé với cảnh quan sông nước, rừng núi và khí hậu trong lành… là điều kiện lý tưởng để Bình Dương phát triển các khu nghỉ dưỡng cuối tuần ven sông, những khu du lịch sinh thái vườn và những tour du lịch sông nước.

Về hệ thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa 3 con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một điều kiện thuận lợi cho Bình Dương trong việc đón du khách đến bằng đường thủy và khai thác các chương trình du lịch ven sông.

47

Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên Bình Dương không chỉ phong phú về giá trị sinh học mà còn hấp dẫn du khách bởi giá trị văn hóa lịch sử, tiêu biểu có thể kể đến khu di tích lịch sử rừng Kiến An – một điểm đến được đối tượng là học sinh, sinh viên lựa chọn trong những kỳ nghỉ cuối tuần vì nó kết hợp được cả mục tiêu tham quan dã ngoại với mục tiêu học tập, nghiên cứu.

Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình Dương còn là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú tiềm ẩn dưới lòng đất. Đó chính là cái nôi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dương sớm hình thành như gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài,... và trở thành những điểm đến hấp dẫn của loại hình du lịch văn hóa.

2.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Tính đến tháng 5/2013, tỉnh Bình Dương có 11 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận ở cấp quốc gia, 37 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có gần 500 di tích phổ thông chưa được xếp hạng. Đa số là các loại đình, chùa, miếu, tịnh xá, tịnh thất, hơn 50 ngôi nhà cổ cùng nhiều mộ cổ và danh lam thắng cảnh. Ngoài ra, Bình Dương có 32 làng nghề với 9 nghề truyền thống như sản xuất gốm sứ, sơn mài, gỗ điêu khắc… (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Dương).

Tài nguyên du lịch nhân văn của Bình Dương được hình thành trong quá trình xây dựng và phát triển vùng đất Bình Dương, trải qua các thời kỳ giữ nước hào hùng. Tiêu biểu có thể kể đến:

+ Những làng nghề truyền thống

Sơn mài, gốm sứ, điêu khắc là những nghề truyền thống ở Bình Dương. Nhiều làng nghề đã nổi tiếng khắp cả nước và làm nên thương hiệu của ngành tiểu thủ công nghiệp Bình Dương. Một số làng nghề được đông đảo du khách biết đến khi đến với Bình Dương:

- Làng sơn mài Tương Bình Hiệp được kế tục và lưu truyền qua nhiều thế hệ với những sản phẩm sơn mài nổi tiếng khắp cả nước về chất lượng và sự tinh xảo nhẹ nhàng mang đậm phong cách Á Đông;

48

- Làng gốm sứ Tân Phước Khánh (Tân Uyên) là nơi có dự trữ lớn về đất sét, các nghệ nhân tài hoa sáng tạo ra nhiều mẫu mã kết hợp truyền thống và hiện đại;

- Làng gốm Lái Thiêu (Thuận An) với 3 trường phái gốm Quảng, gốm Triều Châu, gốm Phúc Kiến;

- Làng gốm Chánh Nghĩa (Thủ Dầu Một) là một trong những chiếc nôi của ngành gốm sứ Bình Dương với quy mô sản xuất gốm khá lớn;

- Làng điêu khắc Phú Thọ với kinh nghiệm về kỹ thuật chạm, khảm xà cừ trên các tủ thờ, ghế dựa, trường kỷ, hương án...cũng như các loại hoành phi, câu đối.

+ Những lễ hội truyền thống

Lễ hội ở các cơ sở tín ngưỡng cộng đồng, lễ cúng tổ các ngành nghề tồn tại hàng thế kỷ nay trên mảnh đất Thủ Dầu Một – Bình Dương. Đây cũng là những sinh hoạt văn hóa cộng đồng thu hút đông đảo du khách. Tiêu biểu nhất có thể kể đến lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu (Thủ Dầu Một).

Không chỉ được người dân Bình Dương mà lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu còn được nhiều người ở các vùng lân cận biết đến, kể cả những người dân sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh. Lễ hội chủa Bà diễn ra hàng năm vào ngày rằm tháng giêng (15/1 âm lịch). Cả ngày 14 và suốt đêm, tới ngày 15 tháng giêng, khách hành hương đa số là người Việt gốc Hoa về cúng bái, vay tiền làm ăn, trả lễ tiền vay trước và rước hương lộc về nhà. Lễ hội còn có Lễ rước vía Bà thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách khắp nơi tham gia.

+ Những công trình kiến trúc cổ

Đó là những ngôi nhà, đình, đền, chùa miếu,… được xây dựng cách nay hàng thế kỷ, tạo nên sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch văn hóa Bình Dương. Nhiều công trình đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi nhắc tới du lịch Bình Dương như đình Bà Lụa, chùa Hội Khánh, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tây Tạng, chùa Châu Thới, nhà cổ Trần Công Vàng, nhà cổ Ngô Tùng Châu.

49

Đây là những công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao, là những cơ sở vừa phục vụ cho công tác nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa truyền thống dân tộc vừa là điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách có niềm đam mê với văn hóa.

+ Những di tích lịch sử

Khu di tích lịch sử Địa đạo Tam giác sắt tây nam Bến Cát là căn cứ kháng chiến của quân và dân Bến Cát, Thủ Dầu Một trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đã được quy hoạch thành khu bảo tồn, khu dịch vụ du lịch, khu động vật, khu sưu tầm thực vật, khu giải trí… làm phong phú thêm sản phẩm du lịch cuối tuần để du khách lựa chọn.

Khu di tích nhà tù Phú Lợi là một trong nhiều nhà tù do Mỹ - ngụy dựng lên để giam cầm những người cộng sản và người Việt Nam chống Mỹ - ngụy. Hiện tại nhà tù Phú Lợi đang là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách. Tỉnh đang đầu tư xây dựng khu di tích thành công viên cây xanh đồng thời là địa điểm lưu giữ và giới thiệu đến du khách về lịch sử đấu tranh của quân và dân Bình Dương.

Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển kinh tế năng động của tỉnh, những công trình kiến trúc dân sinh mới được xây dựng với công nghệ hiện đại, kiến trúc độc đáo, từng bước trở thành những điểm đến không thể bỏ qua của du khách. Tiêu biểu có thể kể đến:

- Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến – khu du lịch lớn nhất Việt Nam với đầy đủ núi non, sông biển và trường thành tạo nên quần thể thắng cảnh độc đáo. Đây là khu du lịch đầu tiên tại Việt Nam cung cấp chuỗi dịch vụ khép kín từ tham quan, ăn uống, lưu trú, mua sắm, tìm hiểu văn hóa lịch sử và văn hóa tâm linh.

- Tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam dài 52m, cao cách mặt đất 24m, nằm trong khuôn viên Trung tâm Văn hóa Phật giáo tỉnh Bình Dương.

- Công trình cà phê “Gió và nước” đoạt giải thưởng kiến trúc IAA (International Architecture Award) năm 2008.

50

- Sân golf Twin Doves – Phú Mỹ 27 lỗ đạt chuẩn quốc tế với diện tích 122 ha; ngoài ra còn 43 ha xây dựng câu lạc bộ giải trí, khách sạn, trung tâm hội nghị, hệ thống biệt thự - căn hộ cao cấp… với tổng vốn đầu tư hơn 250 triệu đôla Mỹ.

2.2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

2.2.3.1. Cơ sở hạ tầng

Bình Dương là một tỉnh trong tứ giác kinh tế của khu vực Đông Nam Bộ, với những hoạt động kinh tế diễn ra sôi động, chính vì vậy mà hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung của Bình Dương phát triển từ rất sớm để phục vụ mục đích phát triển kinh tế và thu hút đầu tư của tỉnh. Chính yếu tố này đã giúp cho hoạt động du lịch Bình Dương có những điều kiện thuận lợi để phát triển.

+ Hệ thống giao thông vận tải và phương tiện giao thông

Bình Dương là một tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Trong hệ thống đường bộ, nổi lên đường quốc lộ 13 xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ phía nam lên phía bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối với Vương quốc Campuchia đến biên giới Thái Lan; đường quốc lộ 14, từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) xuyên suốt vùng Tây Nguyên; liên tỉnh lộ 1A từ Thủ Dầu Một đi Phước Long (Bình Phước); liên tỉnh lộ 13 từ Chơn Thành đi Đồng Phú, Dầu Tiếng; liên tỉnh lộ 16 từ Tân Uyên đi Phước Vĩnh; liên tỉnh lộ 14 từ Bến Cát đi Dầu Tiếng... và hệ thống đường nối thị xã với các thị trấn và điểm dân cư trong tỉnh.

Giao thông vận tải Bình Dương đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa và nhu cầu đi lại của nhân dân và khách du lịch. Tính đến tháng 1/2012, toàn tỉnh có 1790 tuyến đường với hơn 4500 km đường các loại với tỷ lệ nhựa hóa 25%. Đường thôn ấp được nối liền và từng bước mở rộng, nâng cấp đến 100% số xã, phường, thị trấn của tỉnh, nối liền cả các vùng sâu, vùng xa và các căn cứ kháng chiến cũ. Đây là một yếu tố quan trọng để khai thác các giá trị này vào phục vụ hoạt động du lịch, bởi tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch thiên nhiên thường tập trung ở các vùng xa xôi, còn nguyên sơ, chưa được khai thác.

51

Hệ thống ô tô khách, ô tô tải của tỉnh lên tới gần 3000 chiếc, thuộc quản lý của các công ty cổ phần vận tải và các hợp tác xã, thuận tiện trong việc quản lý và điều phối xe phục vụ du khách.

Hệ thống đường thủy của Bình Dương gồm có sông Sài Gòn, sông Đồng

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cuối tuần tỉnh Bình Dương (Trang 46 - 131)