7. Bố cục của luận văn
2.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn tổng quát, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau: vùng địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi. Địa hình này giúp cho Bình Dương có những tài nguyên du lịch hấp dẫn như núi Châu Thới (huyện Dĩ An), núi Cậu (còn gọi là núi Lấp Vò) ở huyện Dầu Tiếng với các điểm du lịch đã và đang được khai thác phục vụ du khách như chùa núi Châu Thới, khu du lịch sinh thái hồ Dầu Tiếng núi Cậu, chùa Thái Sơn Núi Cậu. Đây đều là những điểm du lịch có tự nhiên gắn với tâm linh có sức hấp dẫn lớn đối với du khách đến Bình Dương vào dịp cuối tuần.
Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại, phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn trái. Điều này đã giúp Bình Dương có những vườn cây ăn trái sum xuê dọc theo bờ sông Sài Gòn đã trở thành điểm nhấn của du lịch Bình Dương mà nổi tiếng nhất là thương hiệu cây trái Lái Thiêu. Sau nhiều năm bị mai một, tỉnh Bình Dương đang nỗ lực đưa thương hiệu
46
này quay lại với du khách mà hoạt động tiêu biểu là việc tổ chức Ngày hội Lái Thiêu mùa trái chín vào từ ngày 8 đến 12 tháng 6 năm 2013 tại xã Hưng Định, Thị xã Thuận An và các địa điểm khác thuộc vườn cây Lái Thiêu.
Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch.
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26oC-27oC. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3oC và thấp nhất từ 16oC – 17oC (ban đêm) và 18oC vào sáng sớm. Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76% – 80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800 –2.000mm. Khí hậu Bình Dương nhìn chung quanh năm hiền hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt, là một yếu tố thuận lợi cho hoạt động du lịch.
Bình Dương có bốn con sông lớn là sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Tính, sông Bé, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác, đem lại giá trị cao về cung cấp nước tưới cho nền nông nghiệp, giao thông vận tải đường thủy và cung cấp thủy sản cho nhân dân. Sông Sài Gòn là ranh giới tự nhiên giữa Bình Dương và Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh với mặt nước rộng lớn và những vườn trái cây xanh tươi; sông Đồng Nai đoạn qua tỉnh Bình Dương cũng là một tuyến sông lớn, ven bờ tạo thành những cù lao; sông Bé với cảnh quan sông nước, rừng núi và khí hậu trong lành… là điều kiện lý tưởng để Bình Dương phát triển các khu nghỉ dưỡng cuối tuần ven sông, những khu du lịch sinh thái vườn và những tour du lịch sông nước.
Về hệ thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa 3 con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một điều kiện thuận lợi cho Bình Dương trong việc đón du khách đến bằng đường thủy và khai thác các chương trình du lịch ven sông.
47
Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên Bình Dương không chỉ phong phú về giá trị sinh học mà còn hấp dẫn du khách bởi giá trị văn hóa lịch sử, tiêu biểu có thể kể đến khu di tích lịch sử rừng Kiến An – một điểm đến được đối tượng là học sinh, sinh viên lựa chọn trong những kỳ nghỉ cuối tuần vì nó kết hợp được cả mục tiêu tham quan dã ngoại với mục tiêu học tập, nghiên cứu.
Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình Dương còn là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú tiềm ẩn dưới lòng đất. Đó chính là cái nôi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dương sớm hình thành như gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài,... và trở thành những điểm đến hấp dẫn của loại hình du lịch văn hóa.