Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cuối tuần tỉnh Bình Dương (Trang 49 - 52)

7. Bố cục của luận văn

2.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Tính đến tháng 5/2013, tỉnh Bình Dương có 11 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận ở cấp quốc gia, 37 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có gần 500 di tích phổ thông chưa được xếp hạng. Đa số là các loại đình, chùa, miếu, tịnh xá, tịnh thất, hơn 50 ngôi nhà cổ cùng nhiều mộ cổ và danh lam thắng cảnh. Ngoài ra, Bình Dương có 32 làng nghề với 9 nghề truyền thống như sản xuất gốm sứ, sơn mài, gỗ điêu khắc… (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Dương).

Tài nguyên du lịch nhân văn của Bình Dương được hình thành trong quá trình xây dựng và phát triển vùng đất Bình Dương, trải qua các thời kỳ giữ nước hào hùng. Tiêu biểu có thể kể đến:

+ Những làng nghề truyền thống

Sơn mài, gốm sứ, điêu khắc là những nghề truyền thống ở Bình Dương. Nhiều làng nghề đã nổi tiếng khắp cả nước và làm nên thương hiệu của ngành tiểu thủ công nghiệp Bình Dương. Một số làng nghề được đông đảo du khách biết đến khi đến với Bình Dương:

- Làng sơn mài Tương Bình Hiệp được kế tục và lưu truyền qua nhiều thế hệ với những sản phẩm sơn mài nổi tiếng khắp cả nước về chất lượng và sự tinh xảo nhẹ nhàng mang đậm phong cách Á Đông;

48

- Làng gốm sứ Tân Phước Khánh (Tân Uyên) là nơi có dự trữ lớn về đất sét, các nghệ nhân tài hoa sáng tạo ra nhiều mẫu mã kết hợp truyền thống và hiện đại;

- Làng gốm Lái Thiêu (Thuận An) với 3 trường phái gốm Quảng, gốm Triều Châu, gốm Phúc Kiến;

- Làng gốm Chánh Nghĩa (Thủ Dầu Một) là một trong những chiếc nôi của ngành gốm sứ Bình Dương với quy mô sản xuất gốm khá lớn;

- Làng điêu khắc Phú Thọ với kinh nghiệm về kỹ thuật chạm, khảm xà cừ trên các tủ thờ, ghế dựa, trường kỷ, hương án...cũng như các loại hoành phi, câu đối.

+ Những lễ hội truyền thống

Lễ hội ở các cơ sở tín ngưỡng cộng đồng, lễ cúng tổ các ngành nghề tồn tại hàng thế kỷ nay trên mảnh đất Thủ Dầu Một – Bình Dương. Đây cũng là những sinh hoạt văn hóa cộng đồng thu hút đông đảo du khách. Tiêu biểu nhất có thể kể đến lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu (Thủ Dầu Một).

Không chỉ được người dân Bình Dương mà lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu còn được nhiều người ở các vùng lân cận biết đến, kể cả những người dân sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh. Lễ hội chủa Bà diễn ra hàng năm vào ngày rằm tháng giêng (15/1 âm lịch). Cả ngày 14 và suốt đêm, tới ngày 15 tháng giêng, khách hành hương đa số là người Việt gốc Hoa về cúng bái, vay tiền làm ăn, trả lễ tiền vay trước và rước hương lộc về nhà. Lễ hội còn có Lễ rước vía Bà thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách khắp nơi tham gia.

+ Những công trình kiến trúc cổ

Đó là những ngôi nhà, đình, đền, chùa miếu,… được xây dựng cách nay hàng thế kỷ, tạo nên sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch văn hóa Bình Dương. Nhiều công trình đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi nhắc tới du lịch Bình Dương như đình Bà Lụa, chùa Hội Khánh, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tây Tạng, chùa Châu Thới, nhà cổ Trần Công Vàng, nhà cổ Ngô Tùng Châu.

49

Đây là những công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao, là những cơ sở vừa phục vụ cho công tác nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa truyền thống dân tộc vừa là điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách có niềm đam mê với văn hóa.

+ Những di tích lịch sử

Khu di tích lịch sử Địa đạo Tam giác sắt tây nam Bến Cát là căn cứ kháng chiến của quân và dân Bến Cát, Thủ Dầu Một trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đã được quy hoạch thành khu bảo tồn, khu dịch vụ du lịch, khu động vật, khu sưu tầm thực vật, khu giải trí… làm phong phú thêm sản phẩm du lịch cuối tuần để du khách lựa chọn.

Khu di tích nhà tù Phú Lợi là một trong nhiều nhà tù do Mỹ - ngụy dựng lên để giam cầm những người cộng sản và người Việt Nam chống Mỹ - ngụy. Hiện tại nhà tù Phú Lợi đang là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách. Tỉnh đang đầu tư xây dựng khu di tích thành công viên cây xanh đồng thời là địa điểm lưu giữ và giới thiệu đến du khách về lịch sử đấu tranh của quân và dân Bình Dương.

Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển kinh tế năng động của tỉnh, những công trình kiến trúc dân sinh mới được xây dựng với công nghệ hiện đại, kiến trúc độc đáo, từng bước trở thành những điểm đến không thể bỏ qua của du khách. Tiêu biểu có thể kể đến:

- Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến – khu du lịch lớn nhất Việt Nam với đầy đủ núi non, sông biển và trường thành tạo nên quần thể thắng cảnh độc đáo. Đây là khu du lịch đầu tiên tại Việt Nam cung cấp chuỗi dịch vụ khép kín từ tham quan, ăn uống, lưu trú, mua sắm, tìm hiểu văn hóa lịch sử và văn hóa tâm linh.

- Tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam dài 52m, cao cách mặt đất 24m, nằm trong khuôn viên Trung tâm Văn hóa Phật giáo tỉnh Bình Dương.

- Công trình cà phê “Gió và nước” đoạt giải thưởng kiến trúc IAA (International Architecture Award) năm 2008.

50

- Sân golf Twin Doves – Phú Mỹ 27 lỗ đạt chuẩn quốc tế với diện tích 122 ha; ngoài ra còn 43 ha xây dựng câu lạc bộ giải trí, khách sạn, trung tâm hội nghị, hệ thống biệt thự - căn hộ cao cấp… với tổng vốn đầu tư hơn 250 triệu đôla Mỹ.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cuối tuần tỉnh Bình Dương (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)