Nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cuối tuần tỉnh Bình Dương (Trang 58 - 131)

7. Bố cục của luận văn

2.2.5. Nguồn nhân lực du lịch

Trong cơ cấu kinh tế của Bình Dương, công nghiệp là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất và ngày càng phát triển. Tính đến cuối năm 2011, Bình Dương có 28 khu công nghiệp số lao động lên tới hơn 600 nghìn người. Trong khi đó, số lao động trong ngành du lịch tính đến cùng thời điểm chỉ là 5 nghìn người. Tỷ trọng này đối với một tỉnh liền kề thành phố Hồ Chí Minh và có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ là hoàn toàn chưa tương xứng.

Tuy số lao động trong ngành du lịch còn hạn chế so với công nghiệp - ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh nhưng giai đoạn 2008 – 2012, lao động trong tỉnh Bình Dương đã có nhiều sự tăng trưởng theo chiều hướng tích cực. Nguyên nhân của thực trạng này là do sự phát triển của hoạt động du lịch, số lượt khách đến Bình Dương tăng lên từ khi khu du lịch Đại Nam Văn Hiến đưa vào hoạt động.

Bảng 2.2: Số lao động trong các doanh nghiệp du lịch tỉnh Bình Dƣơng

Đơn vị tính: Người Năm 2009 2010 2011 Tổng số 4529 4791 5350 Lữ hành 81 79 96 Lưu trú 1289 1299 1429 Ăn uống 3159 3413 3825

57

Số lượng lao động như hiện tại là ít so với số lượt khách đến thăm Bình Dương. Nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến là việc khách đi du lịch tự túc nên tại các điểm tham quan, khách không cần có hướng dẫn viên hay thuyết minh viên. Số lao động làm việc trong lĩnh vực lữ hành phần lớn là làm việc tại các văn phòng các công ty du lịch, chịu trách nhiệm chào bán các sản phẩm du lịch cũng như điều hành các chương trình du lịch đưa khách đi các địa phương khác, một số doanh nghiệp lữ hành nhỏ còn bán chương trình du lịch của các công ty lớn để hưởng hoa hồng. Lực lượng lao động trong ngành lữ hành chưa thực sự đóng góp với việc thúc đẩy hoạt động du lịch cuối tuần phát triển.

Bên cạnh đó, hoạt động du lịch Bình Dương vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp nên đội ngũ lao động trong ngành du lịch vẫn chưa được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ. Theo số liệu thống kê, số lao động đã qua đào tạo trong tỉnh chỉ là 15,86 % (năm 2012).

Các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch Bình Dương chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực du lịch của tỉnh. Tính đến tháng 1/2013, trên địa bàn tỉnh có 7 trường đại học (trong đó có 1 trường quốc tế vùng), 6 trường cao đẳng, 14 trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Tuy nhiên, trong số đó, chỉ có trường Đại học Bình Dương có đào tạo nhân sự ngành Việt Nam học, chuyên về hướng dẫn du lịch, Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Bình Dương đào tạo chuyên ngành Văn hóa du lịch và một số cơ sở đào tạo chứng chỉ nghề, tỉnh vẫn chưa có trường đào tạo nhân lực du lịch chuyên ngành nhà hàng – khách sạn.

Nhân lực du lịch hiện tại được đào tạo tại các trường trên địa bàn tỉnh chủ yếu là chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch, trong khi hoạt động du lịch của tỉnh vẫn còn yếu, số khách đi du lịch đến Bình Dương tự túc còn chiếm tỷ trọng lớn, nhu cầu về hướng dẫn viên du lịch chưa cao. Hoạt động thuyết minh tại điểm còn chưa được chú trọng nên đội ngũ sinh viên tốt nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm việc làm phù hợp với chuyên môn tại Bình Dương. Một số sinh viên sau khi tốt nghiệp đã chọn đi làm trái ngành với mức thu nhập ổn định hơn, một số về quê nhà hoặc

58

đến địa phương khác để tìm kiếm cơ hội việc làm để được làm đúng ngành, điều này dẫn đến thực trạng chất lượng đội ngũ nhân lực du lịch Bình Dương còn thấp.

Một yếu tố quan trọng khác làm chất lượng đội ngũ nhân lực du lịch Bình Dương không cao chính là mức thu nhập của ngành du lịch trên địa bàn tỉnh còn thấp hơn các ngành khác.

Bảng 2.3: Thu nhập bình quân của lao động du lịch Bình Dƣơng

Năm 2009 2010 2011 Tổng thu nhập của lao động du lịch (đồng) 93.000.000.000 111.000.000.000 117.000.000.000 Số lao động (người) 4529 4791 5350 Thu nhập bình quân người/tháng (đồng) 1.711.195 1.930.703 1.822.430

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Dương 2012

Mức thu nhập bình quân của lao động du lịch trong tỉnh thấp hơn mức thu nhập bình quân của người dân Bình Dương, điều này làm cho người lao động có trình độ cao thường lựa chọn làm trái ngành để có mức thu nhập đảm bảo cuộc sống, dẫn đến số lao động được đào tạo đúng chuyên môn trong ngành du lịch ngày càng hạn chế, nguồn lao động du lịch Bình Dương vừa thiếu vừa yếu.

Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh là một trong những sự lựa chọn tốt nhất cho đội ngũ lao động du lịch chất lượng cao với môi trường làm việc chuyên nghiệp và nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt, điều đó dẫn tới thực trạng ngành du lịch Bình Dương vừa không thu hút được đội ngũ lao động chất lượng cao từ các địa phương khác vừa mất đi đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong tỉnh. Nhân lực du lịch còn nhiều hạn chế về chất lượng và số lượng dẫn đến tình trạng chất lượng phục vụ chưa cao, các giải pháp phát triển du lịch đưa ra không có đủ nguồn nhân lực để thực hiện nên kéo theo đó là thực trạng du lịch Bình Dương vẫn còn nhiều vấn đề cần thay đổi để phát triển.

59

2.3. Thực trạng phát triển du lịch cuối tuần ở Bình Dƣơng

Mặc dù Bình Dương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, nhưng với đặc thù của một tỉnh có ngành công nghiệp phát triển, du lịch Bình Dương nói chung và du lịch cuối tuần nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại đã được chỉ ra tại Hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển du lịch sinh thái vườn cây ăn trái Lái Thiêu – Bình Dương” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Dương và Trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.

- Du lịch Bình Dương còn thiếu các sản phẩm du lịch đặc thù có thể tạo thành động lực nâng tầm thương hiệu cho du lịch Bình Dương và thu hút du khách;

- Thị trường dịch vụ du lịch Bình Dương chưa phát triển tương xứng với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý kinh tế vốn có của tỉnh;

- Hoạt động du lịch Bình Dương hiện đang có vai trò không đáng kể trong cơ cấu kinh tế toàn tỉnh;

- Hoạt động mở rộng và xúc tiến đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Dương theo quy hoạch còn chậm, chưa đạt hiệu quả cao;

- Cơ cấu đầu tư du lịch tỉnh chưa cân đối, do đó sản phẩm du lịch rơi vào tình trạng đơn điệu, nghèo nàn…

Hoạt động du lịch cuối tuần thực chất là một phần của hoạt động du lịch Bình Dương nói chung. Ngoài đặc thù về thời gian là vào những ngày nghỉ cuối tuần, khi số lượt khách đến Bình Dương tăng lên và các chương trình khuyến mại, giảm giá của các nhà cung cấp phong phú hơn thì về cơ bản, du lịch cuối tuần Bình Dương chịu sự tác động trực tiếp từ các điều kiện phát triển cũng như thực trạng phát triển du lịch Bình Dương nói chung.

2.3.1. Thị trƣờng du lịch Bình Dƣơng

Trong giai đoạn 2010 - 2012, số lượng lượt du khách đến Bình Dương ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước: năm 2010 là trên 3,3 triê ̣u lượt khách; năm 2011 là trên 3,9 triê ̣u lượt khách và năm 2012 là 4,2 triê ̣u lượt khách. Cùng với sự gia tăng của số lượng lượt khách đến tham quan, doanh thu du lịch cũng tăng dần

60

qua từng năm: năm 2010 doanh thu đạt 684,711 tỷ đồng; năm 2011 doanh thu đạt 830,969 tỷ đồng và năm 2012 doanh thu đạt 992,1 tỷ đồng.

Bảng 2.4: Số lƣợt khách và doanh thu du lịch Bình Dƣơng

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Số lượt khách

(người) 996.916 2.739.477 3.311.471 3.987.153 4.263.000 Doanh thu (tỷ đồng) 295.389 562.802 684.711 830.696 992.100

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Dương 2012

Tốc độ tăng trưởng số lượt khách trong giai đoạn 2008 - 2012 là 43,8%/năm, trong khi tốc độ tăng trưởng về doanh thu là 35,3%/năm. Điều này cho thấy du lịch Bình Dương chưa có nhiều hoạt động để du khách chi tiêu nhiều.

Phần lớn khách đến với Bình Dương là đi bằng phương tiện tự túc, chính vì vậy việc phân biệt giữa khách du lịch và khách tham quan vẫn còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát của tác giả thì phần lớn khách đến với Bình Dương là đi về trong ngày hoặc kết hợp với các mục đích khác. Số khách đến với Bình Dương nhằm mục đích đi du lịch đơn thuần chủ yếu là đối tượng khách đến Bình Dương vào các dịp cuối tuần và các dịp lễ hội.

Hiện nay, vẫn chưa có con số thống kê chính thức về số lượt khách đến Bình Dương vào dịp cuối tuần. Tuy nhiên, do số lượng lễ hội ở Bình Dương hiện nay còn hạn chế, chủ yếu thu hút khách vẫn là lễ hội chùa Bà Thiên Hậu và mới đây là lễ hội Lái Thiêu mùa trái chín nên số khách đến Bình Dương vào dịp lễ hội còn hạn chế. Bên cạnh số lượng khách đến Bình Dương vào các ngày nghỉ lễ lớn trong năm thì số lượng khách đến du lịch tại Bình Dương chủ yếu vẫn là khách đến vào các dịp cuối tuần.

Thị trường chủ yếu của du lịch Bình Dương là thành phố Hồ Chí Minh và người dân Bình Dương. Đây là hai địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp, số lượng người lao động lớn, khả năng chi trả của thị trường cho hoạt động du lịch tương đối cao. Đặc thù của thị trường là người lao động phải đi làm vào các ngày

61

trong tuần, chỉ rảnh rỗi vào ngày cuối tuần và các dịp lễ tết để đi du lịch nên có thể thấy thị trường này đến với Bình Dương chủ yếu là vào thời điểm cuối tuần.

Bảng 2.5: Thị trƣờng du lịch cuối tuần Bình Dƣơng Thị trƣờng Số lƣợt khách (ngƣời) Tỷ lệ Bình Dương 54 28.1 % Thành phố Hồ Chí Minh 103 53.6 % Các tỉnh Đông Nam Bộ khác 23 12.0 % Các tỉnh Tây Nam Bộ 8 4.2 % Các địa phương khác 4 2.1 %

Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2013

Khách đến du lịch Bình Dương vào dịp cuối tuần tập trung vào hai mục đích chính là du lịch thể thao và du lịch tham quan giải trí. Trong đó khách đến với mục đích thể thao thường là khách thương gia đến chơi golf tại các sân golf trên địa bàn tỉnh bằng phương tiện tự túc. Đây là đối tượng khách có khả năng chi trả cao, ngoài việc chơi thể thao, đối tượng khách này còn sử dụng nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp tại các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Khách đến với mục đích tham quan giải trí gồm cả đối tượng khách đi tự túc và khách đi du lịch theo đoàn, đối tượng khách này thường chọn điểm đến ưu tiên là khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến. Theo thống kê, có đến 50% khách đến du lịch Bình Dương chọn Đại Nam trong số các điểm dừng chân tham quan của mình. Trong năm 2012, toàn tỉnh Bình Dương đón trên 4,2 triệu lượt khách, trong đó khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến đón khoảng 2 triệu lượt.

Thực trạng này cho thấy các sản phẩm du lịch cuối tuần của Bình Dương chưa thật sự phong phú, tiềm năng thì nhiều nhưng chưa được khai thác nên du khách đến Bình Dương vẫn chưa có nhiều sự lựa chọn cho những chuyến đi của mình.

Hình thức chuyến đi của du khách vẫn chủ yếu là đi du lịch tự túc bằng các phương tiện cá nhân vầ phương tiện công cộng, chính vì thế mà chất lượng phục vụ sản phẩm trọn gói của Bình Dương chưa cao. Thực trạng này cũng dẫn đến việc các

62

công ty lữ hành không đầu tư xây dựng và chào bán các sản phẩm du lịch trọn gói Bình Dương.

Bảng 2.6: Hình thức chuyến đi của du khách đến Bình Dƣơng

Hình thức Số lƣợt khách

(ngƣời)

Tỷ lệ

Thông qua các công ty du lịch 28 14.6 %

Đi bằng phương tiện cá nhân 147 76.6 %

Đi bằng phương tiện công cộng 17 8.9 %

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả, 2013

Bình Dương vẫn còn là một địa chỉ mới trên bản đồ du lịch, khách đến với Bình Dương vào cuối tuần thường kết hợp với đi tham quan các địa phương khác do hoạt động du lịch Bình Dương chưa đủ hấp dẫn để giữ chân khách trong những chuyến đi kéo dài 2 ngày vào dịp cuối tuần. Bên cạnh đó, ngoài số lượt khách đi tự túc thì tỷ lệ khách đến Bình Dương thông qua các công ty du lịch chiếm tỷ lệ cao là các công ty du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ, chính vì thế mà số lượt khách sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp tại Bình Dương vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với tổng số lượt khách đến Bình Dương.

Bảng 2.7: So sánh tổng lƣợt khách đến Bình Dƣơng và số lƣợt khách đến Bình Dƣơng thông qua các nhà cung cấp du lịch tại Bình Dƣơng

Đơn vị tính: Lượt khách

Năm 2009 2010 2011

Tổng lƣợt khách 3.311.471 3.987.153 4.263.000

Số lượt khách được vận chuyển bằng đường bộ

39.819 51.352 65.155

Số lượt khách được vận chuyển bằng đường sông

2.716 3.077 3.578

Số lượt khách lưu trú tại Bình Dương 1.365.224 1.741.714 2.220.498

63

Thực trạng này cho thấy đầu tư phát triển thị trường du lịch Bình Dương gắn với yếu tố các nhà cung cấp du lịch cần làm tốt hai việc: mở rộng thị trường thành phố Hồ Chí Minh để thu hút khách đến Bình Dương thông qua các công ty lữ hành đặt tại thành phố và hoàn thiện quy trình phục vụ của các công ty lữ hành tại Bình Dương và từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Bình Dương để các công ty du lịch từ các tỉnh, thành phố khác đến gửi khách.

2.3.2. Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch

Cùng với các hoạt động kinh tế đang diễn ra sôi nổi trong toàn tỉnh thì các dịch vụ du lịch cũng đã được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Nhiều công ty du lịch lớn đã đặt chi nhánh, văn phòng đại diện như Saigontourist, Vietravel, Senvang tourist. Theo thống kê sơ bộ của Sở văn hóa, Thể thao và du lịch Bình Dương, tính đến 31/12/2011, trên địa bàn tỉnh có 21 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 04 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. Tuy nhiên, các nhà cung ứng du lịch tại Bình Dương vẫn đang rơi vào tình trạng khai thác du lịch Bình Dương một cách ngập ngừng, chưa thực sự đầu tư vào khai thác tiềm năng rất lớn của du lịch cuối tuần Bình Dương.

Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa có các chương trình du lịch trong nước rất phong phú, tuy nhiên số chương trình du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Dương thì lại rất ít và trùng lặp nhau giữa các công ty. Các công ty du lịch cũng chỉ chào bán chương trình du lịch trong tỉnh khi khách có nhu cầu (xem phụ lục 5). Nguyên nhân của thực trạng này là do đặc thù của du lịch cuối tuần Bình Dương khác hẳn du lịch Tiền Giang, du khách hoàn toàn có thể tự thực hiện chuyến đi của mình mà không cần thông qua các công ty lữ hành.

Khách du lịch đến Bình Dương vào những ngày nghỉ cuối tuần chủ yếu là bằng phương tiện tự túc, tự tìm đến các điểm du lịch thông qua các phương tiện truyền thông, qua giới thiệu của bạn bè mà không cần thông qua bất kỳ công ty du lịch nào. Điều này đã dẫn đến thực trạng các công ty du lịch trên địa bàn tỉnh chỉ đưa khách trong tỉnh đi du lịch ở các địa phương khác nhưng không thể trở thành

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cuối tuần tỉnh Bình Dương (Trang 58 - 131)