7. Bố cục của luận văn
1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của du lịch cuối tuần
Du lịch cuối tuần có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và tăng cường sức khỏe của con người. Khi tạm rời khỏi cuộc sống náo nhiệt và ô nhiễm ở thành phố để đến với những vùng nông thôn trong kỳ nghỉ cuối tuần, du khách sẽ có dịp hít thở không khí trong lành và vận động cơ thể, làm cho con người thêm năng động và tăng thêm sự hưng phấn cho não bộ, giúp cho hiệu quả làm việc của cơ thể cao hơn khi trở về với cuộc sống thường ngày.
Từ việc tăng cường sức khỏe của người lao động, du lịch cuối tuần góp phần tái tạo sức lao động, nâng cao hiệu quả lao động trong các nhà máy, công xưởng, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả cho các ngành kinh tế khác, từ đó dẫn đến tăng thu nhập xã hội.
25
Thông qua các chuyến đi vào dịp cuối tuần, con người có thêm cơ hội để tiếp xúc với các nền văn hóa mới, trải nghiệm những kinh nghiệm sống để tăng thêm kiến thức thực tế cho bản thân và rèn luyện được những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Điều này sẽ giúp cho mỗi người tự tin hơn về bản thân và khả năng thích nghi với các điều kiện sống khác nhau, giúp họ trở nên năng động hơn khi quay về với công việc và cuộc sống thường ngày.
Cuộc sống hiện đại với những hoạt động bận rộn làm cho các thành viên trong xã hội không có nhiều thời gian dành cho nhau. Một chuyến du lịch vào cuối tuần chung với nhau sẽ làm tăng thêm sự gắn kết và tình yêu thương giữa các thành viên trong đoàn. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy: khi trải qua tình huống mới lạ ở một khung cảnh không quen thuộc, người ta thường có khuynh hướng cảm thấy bạn đồng hành trở nên đáng tin cậy và thân thương hơn. Việc cùng đi du lịch sẽ tạo sự gắn kết sâu sắc hơn, tình cảm thân thiết và có nhiều kỷ niệm đáng nhớ hơn giữa các thành viên trong đoàn.
Thông qua việc đi du lịch, những nhóm người khác nhau sẽ có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, tăng thêm tình đoàn kết thân ái và đôi khi góp phần tạo nên những cơ hội hợp tác phát triển trong các hoạt động kinh tế khác.
Du lịch cuối tuần là một yếu tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế địa phương. Du lịch cuối tuần chủ yếu phát triển ở các địa phương lân cận các thành phố lớn, các khu vực đông dân cư. Các địa phương này thường là những nơi có hoạt động kinh tế kém sôi nổi, hoạt động sản xuất ra của cải vật chất còn kém, dẫn đến thu nhập còn thấp. Sự phát triển của hoạt động du lịch – một ngành kinh tế liên ngành sẽ góp phần giải quyết việc làm cho một số lượng lao động trong lĩnh vực dịch vụ, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của một số ngành bổ trợ hoặc có liên quan đến du lịch như nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông…
Sự phát triển của hoạt động du lịch cuối tuần cũng là điều kiện quan trong góp phần nâng cao chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại địa phương và nâng cao đời sống tinh thần của người dân địa phương. Nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách mà hệ thống đường xá, phương tiện vận chuyển, các cơ
26
sở ăn uống, lưu trú, mua sắm, vui chơi giải trí, cơ sở y tế,… xuất hiện ngày càng nhiều, chất lượng cũng ngày càng được đầu tư phát triển, những công trình này được xây dựng trước hết là để phục vụ người dân, sau đó mới là phục vụ du khách.
1.2. Các nhân tố hình thành du lịch cuối tuần
1.2.1. Các nhân tố hình thành cầu du lịch cuối tuần
1.2.1.1. Sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và điều kiện kinh tế của dân cư
Không như trước đây, cuộc sống của phần đông cư dân Việt Nam còn nhiều khó khăn về kinh tế, nhu cầu đi du lịch chỉ là nhu cầu thứ yếu và ít được quan tâm đến. Sự phát triển của các hoạt động kinh tế sôi nổi đã góp phần nâng cao thu nhập cho một bộ phận người dân có thu nhập thấp đồng thời nâng cao mức sống của đại bộ phận dân cư. Khi những nhu cầu chi tiêu cơ bản của người dân không còn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập của họ thì nhu cầu đi du lịch bước đầu được quan tâm đến.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người năm 2008 của người Việt Nam là 995.000 đồng/tháng, năm 2010 là 1.387.000 đồng/tháng. Đặc biệt, thu nhập bình quân đầu người của người dân ở khu vực Đông Nam Bộ năm 2010 lên tới 2.304.000 đồng/tháng, trong khi chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người một tháng chỉ là 1.640.000 đồng, số tiền tích lũy và còn lại để dành cho các hoạt động khác trong đó có du lịch là tương đối cao, chính vì thế mà du lịch vào dịp cuối tuần trở thành sự lựa chọn của nhiều gia đình, nhiều thành phần xã hội khác nhau.
Du lịch cuối tuần là một sự lựa chọn hợp lý cho cả những đối tượng có thu nhập trung bình – khá trong xã hội. Vì thời gian của chuyến đi nằm trong giới hạn những ngày nghỉ cuối tuần là không dài, chuyến đi không quá xa sẽ kéo theo chi phí cho các dịch vụ ăn ở, đi lại không quá lớn, phù hợp với khả năng chi trả của nhiều người.
1.2.1.2. Thời gian nhàn rỗi
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã giúp nâng cao hiệu quả lao động, nhiều quốc gia trên thế giới đã chuyển qua chế độ làm việc 5 ngày một tuần, nhiều
27
doanh nghiệp ở Việt Nam cũng đã áp dụng chế độ làm việc 5 ngày một tuần. Điều này tạo ra khoảng thời gian nghỉ ngơi cuối tuần của người lao động dài hơn, họ có thêm thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, đi du lịch.
Tuy nhiên, có thể thấy, với thời gian nghỉ từ 1 đến 2 ngày một tuần, người dân sẽ không lựa chọn các điểm đến quá xa nơi cư trú của mình để đi du lịch. Nhìn chung, cư dân ở các thành phố lớn, các khu đô thị đông dân cư sẽ chọn các điểm đến lân cận, có điều kiện tự nhiên trong lành và có các giá trị văn hóa nhân văn có ý nghĩa để thay đổi điều kiện sống, tìm được sự thư giãn sau những ngày làm việc vất vả, đồng thời để tìm hiểu thêm về những giá trị tinh thần làm phong phú thêm cuộc sống của họ.
1.2.1.3. Quá trình đô thị hoá và sức ép môi trường
Sự phát triển của nền kinh tế - xã hội đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân nhưng bên cạnh đó, hệ lụy của nó là làm tăng sức ép về môi trường. Khói bụi, tiếng ồn, tắc nghẽn giao thông đã làm cho môi trường sống ở các khu đô thị trở nên ô nhiễm, điều đó dẫn tới nhu cầu tạm rời xa những áp lực cuộc sống trở nên cần thiết hơn đối với người dân. Cuối tuần chính là một dịp thích hợp cho những chuyến đi ngắn ngày, chi phí không quá cao và đáp ứng nhu cầu tạm rời khỏi những áp lực công việc, áp lực cuộc sống và môi trường sống ô nhiễm, nóng bức để nghỉ ngơi, thư giãn.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nếp sống đô thị hiện đại với những đòi hỏi lớn về cường độ và tốc độ lao động, học tập, có thể làm cho con người dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Nhu cầu đi du lịch, nghỉ ngơi trở nên cần thiết nhằm giúp con người lấy lại trạng thái cân bằng để tiếp tục quay lại với công việc có cường độ cao. Chính vì vậy, có thể nói du lịch cuối tuần là một sản phẩm của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và sức ép lớn đến môi trường.
1.2.2. Các nhân tố hình thành cung du lịch cuối tuần
28
Yếu tố đầu tiên tạo nên sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch đối với các du khách đi du lịch vào dịp cuối tuần chính là tài nguyên du lịch. Thông thường, con người có xu hướng đi du lịch tại những nơi có điều kiện tự nhiên khác với nơi cư trú thường xuyên của mình để tạm thời rời khỏi những áp lực cuộc sống, hòa mình vào không khí trong lành, mát mẻ, yên tĩnh của thiên nhiên.
Chính vì thế, để tạo nên sức hấp dẫn với du khách, tài nguyên du lịch phải có sự khác biệt với điều kiện sống của du khách, đem lại cho họ cảm giác khám phá mới mẻ, làm cho kỳ nghỉ cuối tuần của họ thật sự thoải mái.
Điểm đến du lịch cuối tuần phải có khoảng cách địa lý gần gũi với các nguồn khách. Khoảng cách giữa nơi đi và nơi đến của khách không quá xa, để thời gian di chuyển trên đường không quá lớn, đảm bảo được thời gian và sức khỏe để du khách tham gia vào các hoạt động tại điểm đến.
Chính vì yếu tố này mà các địa điểm du lịch cuối tuần thường là ở các khu ngoại ô, các địa phương lân cận các thành phố lớn, nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và chưa bị khai thác cạn kiệt, vẫn còn giữ được nét hoang sơ, trong lành.
Tài nguyên du lịch thường được du khách ưa thích trong các dịp cuối tuần chính là biển, sông nước, núi cao, rừng cây, những nơi có khí hậu trong lành… Những tài nguyên này không chỉ giúp du khách có thể hòa mình với thiên nhiên mà còn có thể cùng người thân, bạn bè tham gia vào các cuộc dã ngoại, cắm trại.
1.2.2.2. Các chính sách phát triển du lịch
Định hướng và chính sách phát triển du lịch của mỗi quốc gia, mỗi địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động du lịch nói chung và du lịch cuối tuần nói riêng tại đó phát triển.
Du lịch cuối tuần thường phát triển tại các địa phương có lợi thế về vị trí địa lý hơn là lợi thế về tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch ở các địa phương này thường đang ở giai đoạn tiềm năng, cần được khai thác. Công việc này cần có sự đóng góp của nhiều bên liên quan mà yếu tố chính sách phát triển du lịch đóng vai trò không nhỏ.
29
Các chính sách phát triển du lịch là tiền đề cho các dự án đầu tư, các kế hoạch xây dựng và xúc tiến sản phẩm du lịch được thực hiện. Thông qua các chính sách, dự án cụ thể, du lịch địa phương sẽ thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, các tổ chức cộng đồng liên quan đến du lịch và nhận được sự đầu tư, hỗ trợ của các đơn vị này. Chính sách phát triển du lịch địa phương cũng đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương để tạo ra những chương trình xúc tiến quảng bá cũng như những sản phẩm du lịch cuối tuần hấp dẫn.
1.2.2.3 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
Trong khoảng thời gian nghỉ ngơi không dài vào dịp cuối tuần, du khách thường không ưu tiên lựa chọn những điểm đến hoang sơ nhưng lại ở những nơi quá xa xôi hẻo lánh, nơi có điều kiện kinh tế xã hội còn kém phát triển, thiếu những tiện nghi cơ bản để đáp ứng các nhu cầu cuộc sống, chính vì vậy cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng đóng vai trò quan trọng đối với quyết định lựa chọn điểm đến của du khách.
Yếu tố quan trọng đầu tiên chính là hệ thống giao thông, giúp rút ngắn thời gian di chuyển của du khách và làm cho chuyến đi của họ không quá vất vả.
Cuộc sống hiện đại với nhiều tiện nghi đã làm cho con người có nhiều thói quen gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ, trong đó có các ứng dụng gắn liền với hệ thống dịch vụ bưu chính viễn thông như điện thoại di động, internet… Phần đông du khách đi du lịch vào cuối tuần thường chọn những điểm đến cách xa các đô thị lớn để tìm đến những vùng còn hoang sơ để tận hưởng không khí trong lành, điều đó thường gắn liền với nỗi lo về việc các tiện nghi hiện đại không được đảm bảo, chính vì thế, điều kiện về hệ thống dịch vụ bưu chính viễn thông cũng sẽ góp phần làm cho du khách yên tâm hơn với sự lựa chọn điểm đến của mình.
Hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống
Nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi là một trong những nhu cầu cơ bản của con người, và trong kỳ nghỉ cuối tuần thì nhu cầu này cũng luôn được du khách quan
30
tâm đến. Bản thân mỗi người trước khi lựa chọn điểm đến cho chuyến đi sẽ đều quan tâm đến việc họ sẽ ăn uống, nghỉ ngơi ở đâu, trong điều kiện như thế nào, chính vì thế mà hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng phục vụ, đem đến sự hài lòng cho du khách.
Hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí
Trong khoảng thời gian ngắn của kỳ nghỉ cuối tuần, khi không có đủ thời gian để đến các đô thị du lịch lớn, khách du lịch thường lựa chọn các điểm du lịch có khoảng cách không xa nơi cư trú thường xuyên của mình để nghỉ ngơi, thư giãn và tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí. Tùy theo mỗi đối tượng mà nhu cầu này khác nhau, từ các hoạt động vui chơi giải trí có tính truyền thống đến các hoạt động vui chơi giải trí hiện đại. Để đáp ứng nhu cầu của du khách, hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí được đầu tư xây dựng ngày càng nhiều và đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động du lịch cuối tuần.
1.2.2.3. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch
Đi du lịch cuối tuần thường gắn với mục đích nghỉ ngơi, thư giãn, chính vì thế mà du khách thường có nhu cầu được phục vụ. Con người mong muốn nhận được sự phục vụ tương ứng với giá trị mà mà họ đã bỏ ra cho chuyến đi, thái độ của nhân viên phục vụ là yếu tố đem đến cho du khách cảm giác được tôn trọng.
Bên cạnh đó, du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, giá trị của sản phẩm du lịch không chỉ ở những giá trị hữu hình mà còn ở những giá trị vô hình, trong mỗi chuyến đi của con người, ấn tượng về con người tại điểm đến luôn tạo cho họ bị ấn tượng sâu sắc. Đội ngũ nhân viên phục vụ tại các khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch, điểm tham quan mua sắm chính là yếu tố quan trọng làm nên chất lượng sản phẩm du lịch và đem đến sự hài lòng cho khách.
Để có thể đem đến sự hài lòng cho du khách, nguồn nhân lực phục vụ du lịch cần phải được đảm bảo về cả số lượng và chất lượng. Số lượng nhân viên phục vụ là yếu tố cần thiết để đảm bảo quy trình phục vụ được diễn ra đúng bài bản và chất lượng đội ngũ nhân viên phục vụ là yếu tố đảm bảo chất lượng của sản phẩm du lịch thông qua cảm nhận của du khách.
31
Chất lượng đội ngũ phục vụ đòi hỏi đội ngũ này phải được đào tạo bài bản về các kiến thức, kỹ năng nghề tương ứng với chất lượng mà nhà cung ứng dịch vụ cam kết với du khách. Đồng thời, một yếu tố vô cùng quan trọng khác của người làm du lịch chính là thái độ làm việc nghiêm túc, hết lòng phục vụ khách với mong muốn đem đến cho khách sự hài lòng. Điều này không chỉ đòi hỏi mỗi người làm trong ngành du lịch phải có tâm với nghề mà đây là đòi hỏi đối với những người đào tạo nghề, để mỗi người khi đến với nghề đều phải xác định du lịch là một nghề nghiệp gắn bó chứ không chỉ đơn thuần là kế mưu sinh. Nhận thức tác động trực