Thực tiễn về phát triển du lịch cuối tuần

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cuối tuần tỉnh Bình Dương (Trang 33 - 131)

7. Bố cục của luận văn

1.3.Thực tiễn về phát triển du lịch cuối tuần

1.3.1. Phát triển du lịch cuối tuần tại địa phƣơng

Việt Nam là một quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên tùy vào nhiều yếu tố mà các địa phương tập trung phát triển một hình thức du lịch chủ đạo.

Các giá trị tự nhiên và các di sản văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến loại hình du lịch và sản phẩm du lịch chủ đạo của mỗi địa phương. Đặc điểm hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương.

Khi đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật vào phát triển du lịch, các nhà đầu tư mong muốn có thể thu hút khách du lịch vào tất cả các ngày trong tuần, tất cả các thời điểm trong năm chứ không chỉ riêng vào những ngày nghỉ cuối tuần. Tuy nhiên, điều kiện thực tế của ngành du lịch địa phương và hoạt động du lịch đang diễn ra sôi nổi tại các địa phương khác trong khu vực trở thành yếu tố vật cản của sự phát triển du lịch. Người ta không thể đi du lịch vào lúc đang bận rộn với công việc mà chỉ có thể đi du lịch vào những ngày nghỉ, và thực tế là hoạt động du lịch

32

tại bất cứ địa phương nào cũng diễn ra sôi động hơn trong các kỳ nghỉ cuối tuần, các dịp lễ tết – là những dịp mà người lao động được nghỉ ngơi: các chương trình khuyến mại của các công ty du lịch, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch nhiều hơn, các thông tin quảng cáo dày đặc hơn và số lượt khách đi du lịch vào các dịp này cũng tăng cao hơn. So sánh về tỷ trọng số ngày nghỉ cuối tuần và số ngày nghỉ lễ trong năm thì có thể nhận thấy thu hút được khách đến địa phương vào những ngày nghỉ cuối tuần sẽ góp phần tăng doanh thu du lịch một cách đáng kể. Vì thế, đầu tư cho phát triển du lịch cuối tuần hoàn toàn không tách rời khỏi phát triển du lịch nói chung.

Thêm vào đó, căn cứ vào các điều kiện thực tiễn hoạt động du lịch địa phương, có thể thấy các địa phương có một số đặc điểm như sau là phù hợp với loại hình du lịch cuối tuần: có vị trí địa lý tự nhiên lân cận các khu đô thị lớn, nơi có đông đảo du khách đi du lịch vào cuối tuần; có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú nhưng sự phát triển du lịch còn hạn chế, số điểm du lịch nổi tiếng, có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách chưa nhiều, hoạt động du lịch chưa đủ sôi nổi để giữ chân du khách trong những chuyến đi dài ngày.

Ngày nay, khách du lịch ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn cho chuyến đi của mình. Vào các ngày nghỉ phép năm, các dịp được nghỉ dài ngày, không bị hạn chế bởi yếu tố thời gian, khách du lịch thường lựa chọn những điểm du lịch xa nơi cư trú của họ và là những đô thị du lịch nổi tiếng, các điểm đến lân cận không được ưu tiên lựa chọn cho chuyến đi của họ. Điều này làm cho đầu tư thu hút đối tượng khách đi du lịch dài ngày trở nên vô cùng khó khăn đối với các địa phương

Trong điều kiện đó, phát triển du lịch cuối tuần là một giải pháp trước mắt, đem lại hiệu quả tức thời, giúp hạn chế tối đa tính thời vụ của hoạt động du lịch và góp phần khai thác hiệu quả các giá trị tài nguyên cũng như tiềm năng phát triển du lịch địa phương.

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch cuối tuần ở một số địa phƣơng

Thành phố Hồ Chí Minh là một thị trường du lịch cuối tuần rộng lớn, số lượng du khách đông đảo và nhu cầu đi du lịch lớn. Chính vì vậy, các khu vực lân

33

cận thành phố Hồ Chí Minh có nhiều cơ hội để phát triển hoạt động du lịch cuối tuần. Thực tế cho thấy thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là thị trường du lịch cuối tuần của Bình Dương mà nhiều tỉnh khác đã có những sản phẩm du lịch đặc sắc, thu hút đông đảo du khách từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận trong vùng. Trong đó, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang và Đồng Nai là những điểm đến được nhiều du khách lựa chọn cho kỳ nghỉ cuối tuần của mình.

Với vị trí địa lý tương đồng, cũng là vùng phụ cận của thành phố Hồ Chí Minh với khoảng cách không quá xa nhưng nhờ nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú và sự đầu tư đúng đắn vào các sản phẩm du lịch mà các tỉnh này đã từng bước hình thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn và trở thành điểm đến được nhiều du khách lựa chọn vào các dịp cuối tuần.

Tiền Giang

Thành phố Mỹ Tho – Tiền Giang cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70 km, cách Biên Hoà khoảng hơn 100 km, cách thành phố Thủ Dầu Một khoảng hơn 100 km. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để Tiền Giang thu hút khách du lịch từ các thị trường du lịch lớn cho các chuyến đi vào cuối tuần vì đây là khoảng cách không quá xa, đủ để du khách không cảm thấy mệt mỏi vì thời gian đi lại mà vẫn cảm nhận được sức hấp dẫn bởi sự thay đổi hoàn toàn của các điều kiện tự nhiên so với nơi họ sinh sống.

Tài nguyên du lịch tự nhiên của Tiền Giang là loại tài nguyên du lịch đặc trưng của vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Tiền Giang nằm bên bờ sông Tiền và hệ thống kênh rạch dày đặc đã giúp Tiền Giang phát triển mạnh mẽ loại hình du lịch sông nước.

Các sản phẩm du lịch cuối tuần tại Tiền Giang gắn liền với yếu tố cộng đồng. Từ việc sử dụng người lao động là cư dân địa phương đến lựa chọn những điểm đến gắn với cuộc sống, sinh hoạt của người dân, những món ăn gắn liền với đặc sản địa phương,… tạo nên sức hấp dẫn với du khách.

34

Bài học kinh nghiệm lớn nhất mà du lịch Tiền Giang đem đến cho Bình Dương là cách thức tổ chức một sản phẩm du lịch trọn gói và phân chia lợi ích du lịch cho cộng đồng địa phương.

Sản phẩm du lịch đặc thù của Tiền Giang không chỉ là một điểm đến mà là sự kết nối các điểm đến, kết nối các nhà cung ứng để tạo ra một sản phẩm du lịch có giá thấp hơn giá thị trường. Trong một chương trình du lịch có rất nhiều sản phẩm nhỏ mà nếu khách lựa chọn một phần hay từng phần thì chi phí sẽ cao hơn so với việc lựa chọn chương trình trọn gói. Công ty du lịch cũng đưa ra nhiều sự lựa chọn cho khách, trong đó phần quan trọng nhất của chương trình trọn gói có thể được thay đổi để đáp ứng nhu cầu của từng nhóm khách như đi tham quan đơn thuần, tham quan kết hợp tát mương bắt cá…

Điều này làm du khách có thể thoải mái tận hưởng chuyến đi mà không cần lo lắng về vấn đề giá cả, đồng thời khách cũng sẽ được trải nghiệm tất cả các dịch vụ một cách tốt nhất bởi chất lượng dịch vụ đã được các công ty du lịch đảm bảo.

Cách làm này không chỉ giúp cho du khách có được sự thoải mái nhất trong chuyến đi mà còn giúp cho các công ty du lịch có nguồn khách ổn định, tạo công ăn việc làm cho đội ngũ nhân viên của công ty, tăng thu nhập của công ty. Bằng cách làm này, tỉnh Tiền Giang đã đưa du lịch đến với đông đảo cộng đồng, đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, thông qua việc sử dụng lao động địa phương vào các hoạt động trong chương trình như chèo đò, hát đờn ca tài tử, và mua trái cây từ các nhà vườn trong vùng để đưa vào chương trình, kết hợp với người dân quy hoạch một số vườn trái cây làm điểm tham quan cho khách…

Thực tế phát triển du lịch Tiền Giang cho thấy cộng đồng cư dân địa phương đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Chính quyền địa phương và các công ty du lịch đã nhận thấy vai trò của việc phân chia lợi ích cũng như hỗ trợ kinh phí cho người dân làm du lịch. Từ việc phát triển du lịch cộng đồng một cách tự phát, du lịch Tiền Giang đã từng bước có sự đầu tư nghiêm túc đối với việc đảm bảo lợi ích cho cộng đồng địa phương.

35

Bên cạnh đó, Tỉnh còn vận động các tổ chức quốc tế hợp tác trong việc thực hiện các dự án hỗ trợ kinh phí, đào tạo nhân lực cho phát triển du lịch cộng đồng.

Bà Rịa – Vũng Tàu

Khoảng cách từ thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương đến Vũng Tàu chỉ khoảng 100km. Tương tự như Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút khách bởi sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch tự nhiên với những bãi tắm tuyệt đẹp, với bờ cát mịn, với những dãy núi lớn tạo nên một điều kiện lý tưởng cho chuyến du lịch, nghỉ ngơi của du khách vào những ngày cuối tuần.

Với những chính sách và phương pháp phù hợp với thực tiễn, Bà Rịa – Vũng Tàu đã trở thành một điểm đến lý tưởng cho du khách khu vực lân cận vào những ngày nghỉ cuối tuần và để lại cho Bình Dương bài học về xúc tiến quảng bá du lịch và tuyên truyền, giáo dục ý thức làm du lịch trong cộng đồng cư dân bản địa.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tổ chức các chương trình xúc tiến, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng; tiến hành tái bản có bổ sung và cập nhật thông tin các ấn phẩm như cẩm nang du lịch với nhiều thứ tiếng, các đĩa DVD quảng cáo sản phẩm du lịch.

Bên cạnh đó, Sở còn phối hợp với các Sở, ngành và các địa phương thường xuyên thực hiện việc bình ổn giá, nhắc nhở các đơn vị kinh doanh du lịch bảo đảm trật tự trị an, vệ sinh môi trường, an toàn cho du khách; đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức kinh doanh văn minh, thân thiện cho nhân dân, các doanh nghiệp... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các hoạt động này đã từng bước đem lại hiệu quả cao, hình ảnh du lịch Vũng Tàu với các mặt hàng lưu niệm, hải sản giá cả phải chăng, từng bước hạn chế tình trạng chặt chém du khách, và giữ gìn các bãi biển ngày càng ít rác, không khí trong lành đã giúp Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành một điểm đến được nhiều người lựa chọn trong chuyến đi vào dịp cuối tuần của mình.

Bên cạnh đó, Bà Rịa – Vũng Tàu còn đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các doanh nghiệp du lịch đã tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên, lữ hành,

36

quản lý nhà hàng - khách sạn, lễ tân, bảo vệ, cấp cứu thủy nạn, văn minh giao tiếp cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp và tập huấn công tác bảo vệ môi trường du lịch, quản lý nhà nước cho cán bộ làm công tác văn hóa - thể thao và du lịch ở xã, phường. Đội ngũ này chính là những người đóng góp trực tiếp vào hình ảnh du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu và góp phần khai thác tốt nhất những tài nguyên du lịch mà thiên nhiên đã ưu ái dành tặng Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đồng Nai

Đồng Nai là tỉnh có nhiều điểm tương đồng với du lịch Bình Dương hơn cả. Không được thiên nhiên ưu đãi với những tài nguyên thiên nhiên mà bản thân nó đã có sức hấp dẫn vô cùng lớn đối với du khách như Tiền Giang và Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai được nhiều người biết đến với những khu công nghiệp lớn, hoạt động công nghiệp diễn ra sôi nổi và chiếm vị thế quan trọng nền kinh tế địa phương, du lịch không được ưu tiên phát triển như công nghiệp, nhưng Đồng Nai đã khai thác rất hiệu quả các giá trị sẵn có vào phát triển du lịch cuối tuần và từng bước trở thành một sự lựa chọn lý tưởng của du khách.

Sản phẩm du lịch chủ đạo Đồng Nai vẫn là các sản phẩm du lịch sinh thái. Toàn tỉnh có trên 60 điểm du lịch thì có hơn một nửa trong đó là điểm du lịch sinh thái với nét nổi bật là vừa mang dáng dấp gần gũi với du lịch miền Tây sông nước vừa đậm nét đặc trưng của miền Đông Nam Bộ. Bài học kinh nghiệm lớn nhất mà du lịch cuối tuần Bình Dương cần học tập Đồng Nai chính là cách thức xây dựng những sản phẩm du lịch mang dấu ấn riêng của địa phương dựa trên chính những sản vật địa phương.

Du lịch sinh thái Đồng Nai nổi tiếng với thương hiệu bưởi Biên Hòa, tương tự như cây trái Lái Thiêu của Bình Dương nổi tiếng với những vườn măng cụt đã lọt vào Top 50 trái cây đặc sản nổi tiếng tại Việt Nam. Tuy nhiên, khách đến du lịch tại đây thường có được nhiều trải nghiệm hơn khi đến với Lái Thiêu – Bình Dương vì chương trình tham quan được tổ chức một cách bài bản hơn, sản phẩm du lịch không chỉ dừng lại ở tham quan, thưởng thức trái cây, mua trái cây về làm quà mà người dân Đồng Nai còn sáng tạo ra nhiều đặc sản từ bưởi như rượu bưởi, nem

37

bưởi… để khách đem về làm quà. Khách đến thăm làng bưởi còn được tận mắt chiêm ngưỡng quy trình chế biến nem bưởi, làm rượu bưởi. Điều này đã làm cho sản phẩm du lịch sinh thái Đồng Nai có điểm nhấn và tránh được sự lặp lại thường gặp ở các điểm du lịch sinh thái cũng như làm phong phú thêm các sản phẩm hàng lưu niệm cho du khách lựa chọn khi đến du lịch tại Đồng Nai.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Bình Dƣơng

Từ thực tế phát triển hoạt động du lịch cuối tuần của các địa phương lân cận, có thể rút ra một vài kinh nghiệm cho du lịch cuối tuần Bình Dương như sau:

Vấn đề quan trọng đầu tiên là tỉnh phải có một đường lối, chính sách phát triển du lịch rõ ràng, đặt mục tiêu phát triển du lịch nói chung và du lịch cuối tuần nói riêng gắn liền với các quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng trong tỉnh.

Bài học kinh nghiệm về xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu của thị trường mục tiêu và tập trung khai thác thế mạnh về tài nguyên du lịch của tỉnh. Thống nhất giữa hoạt động xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh với các hoạt động xúc tiến quảng bá hình ảnh và sản phẩm du lịch của tỉnh. Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch bằng những hình thức phù hợp với thị trường và đưa ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn để thu hút du khách vào cuối tuần.

Bài học về ây dựng các sản phẩm du lịch trọn gói thông qua việc liên kết giữa các nhà cung ứng, các công ty du lịch để tạo ra những sản phẩm du lịch giá cả hợp lý, mang đậm dấu ấn địa phương mà hầu hết các tỉnh có hoạt động du lịch cuối tuần phát triển đều đã thực hiện rất tốt.

Phát triển du lịch cuối tuần gắn liền với các chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh. Trong đó, đặc biệt chú trọng nguồn vốn đầu tư nước ngoài và sự hỗ trợ về cơ sở vật chất cũng như đào tạo nguồn nhân lực du lịch từ các tổ chức về du lịch ở khắp nơi trên thế giới.

38

Hoạt động du lịch cuối tuần phải gắn liền với phát triển loại hình du lịch cộng đồng, du lịch dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có và dựa vào nguồn lao động địa phương. Phát triển du lịch cuối tuần tập trung chú trọng lợi ích của cộng đồng địa

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cuối tuần tỉnh Bình Dương (Trang 33 - 131)