Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cuối tuần tỉnh Bình Dương (Trang 55 - 131)

7. Bố cục của luận văn

2.2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Từ cuối thế kỷ XIX, vùng Dĩ An thuộc Thủ Dầu Một đã là khu vực săn bắn lý tưởng. Năm 1910, Thủ Dầu Một đã có khách sạn đầu tiên để phục vụ du khách. Tuy nhiên, trong suốt thời kỳ 1954 – 1975, du lịch Bình Dương vẫn chỉ mang tính chất tự phát, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của tỉnh chưa được chú trọng đầu tư phát triển. Đến năm 1991, cơ quan chuyên trách về du lịch của tỉnh Sông Bé (cũ) mới được thành lập, hoạt động du lịch mới bước đầu được đầu tư khai thác. Đến nay, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Bình Dương đã và đang từng bước được hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

+ Cơ sở phục vụ ăn uống và lưu trú

Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, tính đến tháng 1/2013, trên địa bàn tỉnh có tổng số cơ sở lưu trú là 230 khách sạn, nhà nghỉ hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty, chi nhánh với 5.857 phòng, tổng số vốn đăng ký kinh doanh hơn 800 tỷ đồng, trong đó có 12 khách sạn đạt chuẩn xếp sao với 3 khách sạn 3 sao với 241 phòng và 4 khu resort cao cấp. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh còn có 157 cơ sở hoạt động theo loại hình kinh doanh hộ cá thể, với 2.091 phòng, tổng vốn đăng ký kinh doanh khoảng 300 tỷ đồng. Tốc độ phát triển của mạng lưới khách sạn ở Bình Dương rất cao. Nếu như năm 2011, tỉnh chỉ có 2 khách sạn được xếp hạng sao thì năm 2012 có đến 6 khách sạn được xếp hạng.

Đầu năm 2013, khách sạn 4 sao đầu tiên Mira được đưa vào hoạt động tại thành phố Thủ Dầu Một. Đây là một bước tiến của ngành du lịch Bình Dương, góp phần vào việc giữ chân các chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Bình Dương cũng như giữ chân những khách hàng có khả năng chi trả cao đến Bình Dương vào các dịp cuối tuần để tìm kiếm cơ hội kinh doanh hay tham gia vào các hoạt động thể thao cao cấp.

Tính đến cùng thời điểm, tỉnh có 19 nhà hàng và hơn 190 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được cấp giấy phép kinh doanh, đáp ứng nhu cầu ăn uống và thưởng thức ẩm thực của người dân địa phương và du khách.

54

+ Ngân hàng

Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 38 ngân hàng, phòng giao dịch, quỹ tín dụng, đảm bảo nhu cầu lưu thông tiền của du khách. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh có khoảng 300 máy ATM của 16 ngân hàng và các chi nhánh ngân hàng để phục vụ nhu cầu rút tiền mặt của khách du lịch trong các chuyến đi vào các dịp cuối tuần, khi hoạt động giao dịch tại ngân hàng bị ngừng lại.

+ Mạng lưới cửa hàng chuyên nghiệp

Số siêu thị trên địa bàn tỉnh tính đến tháng 12/2012 là 12 siêu thị, tập trung chủ yếu ở thành phố Thủ Dầu Một và hai thị xã Thuận An và Dĩ An vừa phục vụ nhu cầu của nhân dân địa phương vừa góp phần làm phong phú thêm sự lựa chọn cho nhu cầu mua sắm của du khách. Bên cạnh đó, tỉnh còn có 5 trung tâm thương mại và hệ thống bán lẻ các mặt hàng điện máy, điện tử, thời trang,… phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách và người dân địa phương với nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn vào cuối tuần.

+ Các cơ sở thể thao

Sân vận động Gò Đậu tỉnh Bình Dương là một sân bóng đá có diện tích hơn 4 ha, có 4 khán đài với sức chứa khoảng 18.250 chỗ ngồi.

Hệ thống sân golf cao cấp của Bình Dương trở thành sự lựa chọn của đông đảo đối tượng khách có khả năng chi trả cao vào những ngày nghỉ cuối tuần:

- Sân golf Sông Bé (thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An), cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 22km, là sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên của Việt Nam.

- Sân golf Twin Doves Golf Club & Resort Bình Dương (Phường Định Hoà, Thành phố Thủ Dầu Một)

- Mekong Golf & Villas (Xã Bạch Đằng, Huyện Tân Uyên)

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp tại các khu nghỉ dưỡng tại Bình Dương như Phương Nam resort, Mắt Xanh resort với nhiều dịch vụ như: mát xa, phòng tắm hơi, hồ bơi, phòng tập thể dục,… luôn đáp ứng nhu cầu của du khách.

55

Ngoài ra, Bình Dương còn có 1 rạp chiếu phim tại thành phố Thủ Dầu Một và 55 cơ sở đăng ký kinh doanh loại hình dịch vụ karaoke (tính đến tháng 12/2012) để phục vụ nhu cầu giải trí của du khách.

Bảo tàng tỉnh Bình Dương với các di chỉ khảo cổ đã khai quật, những bộ sưu tập truyền thống, lịch sử, văn hóa, cách mạng của địa phương và các chương trình trưng bày có chủ đề sẽ làm phong phú thêm nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của du khách.

Tuy các công trình này có ý nghĩa thứ yếu đối với quá trình phục vụ du lịch, nhưng chúng giúp cho khách du lịch có thêm nhiều sự lựa chọn khi đến Bình Dương, làm cho họ cảm thấy thoải mái trong kỳ nghỉ của mình.

2.2.4. Tổ chức quản lý hoạt động du lịch ở Bình Dƣơng

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) thực hiện quản lý nhà nước về: văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo, các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của ỦBND tỉnh và theo quy định của pháp luật.

Tính đến tháng 05/2013, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương gồm 8 phòng ban: Văn phòng Sở, Phòng Nghiệp vụ Văn hóa; Phòng Nghiệp vụ Du lịch, Phòng Xây dựng Nếp sống Văn hóa và Gia đình, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Nghiệp vụ Thể dục Thể thao, Thanh Tra Sở.

Nhằm hoàn thiện công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch và hình ảnh du lịch Bình Dương, năm 2013-2014, Sở sẽ thành lập, kiện toàn bộ máy và đưa vào hoạt động Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch (trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Đây là đơn vị chuyên trách về công tác xúc tiến du lịch (sẽ thay thế cho Phòng Nghiệp vụ du lịch đang kiêm nhiệm công tác này).

Nhiệm vụ của trung tâm này sẽ là đầu tàu và đồng hành cùng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong công tác tuyên truyền quảng bá. Trung tâm cũng có nhiệm vụ hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển của các doanh nghiệp (như cung

56

cấp văn bản quy phạm pháp luật, định hướng chiến lược, phát triển sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá dưới nhiều hình thức…).

Ngoài ra, UBND tỉnh còn ra quyết định về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh với ban chỉ đạo là các cán bộ đầu ngành của tỉnh, các sở, ngành. Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh có nhiệm vụ tham mưu giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, phát triển lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh.

Có thể thấy trong thời gian gần đây, quản lý nhà nước về du lịch của Bình Dương mới được chú trọng đầu tư. Đây là một điều kiện vô cùng thuận lợi để hoạt động du lịch cuối tuần phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

2.2.5. Nguồn nhân lực du lịch

Trong cơ cấu kinh tế của Bình Dương, công nghiệp là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất và ngày càng phát triển. Tính đến cuối năm 2011, Bình Dương có 28 khu công nghiệp số lao động lên tới hơn 600 nghìn người. Trong khi đó, số lao động trong ngành du lịch tính đến cùng thời điểm chỉ là 5 nghìn người. Tỷ trọng này đối với một tỉnh liền kề thành phố Hồ Chí Minh và có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ là hoàn toàn chưa tương xứng.

Tuy số lao động trong ngành du lịch còn hạn chế so với công nghiệp - ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh nhưng giai đoạn 2008 – 2012, lao động trong tỉnh Bình Dương đã có nhiều sự tăng trưởng theo chiều hướng tích cực. Nguyên nhân của thực trạng này là do sự phát triển của hoạt động du lịch, số lượt khách đến Bình Dương tăng lên từ khi khu du lịch Đại Nam Văn Hiến đưa vào hoạt động.

Bảng 2.2: Số lao động trong các doanh nghiệp du lịch tỉnh Bình Dƣơng

Đơn vị tính: Người Năm 2009 2010 2011 Tổng số 4529 4791 5350 Lữ hành 81 79 96 Lưu trú 1289 1299 1429 Ăn uống 3159 3413 3825

57

Số lượng lao động như hiện tại là ít so với số lượt khách đến thăm Bình Dương. Nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến là việc khách đi du lịch tự túc nên tại các điểm tham quan, khách không cần có hướng dẫn viên hay thuyết minh viên. Số lao động làm việc trong lĩnh vực lữ hành phần lớn là làm việc tại các văn phòng các công ty du lịch, chịu trách nhiệm chào bán các sản phẩm du lịch cũng như điều hành các chương trình du lịch đưa khách đi các địa phương khác, một số doanh nghiệp lữ hành nhỏ còn bán chương trình du lịch của các công ty lớn để hưởng hoa hồng. Lực lượng lao động trong ngành lữ hành chưa thực sự đóng góp với việc thúc đẩy hoạt động du lịch cuối tuần phát triển.

Bên cạnh đó, hoạt động du lịch Bình Dương vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp nên đội ngũ lao động trong ngành du lịch vẫn chưa được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ. Theo số liệu thống kê, số lao động đã qua đào tạo trong tỉnh chỉ là 15,86 % (năm 2012).

Các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch Bình Dương chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực du lịch của tỉnh. Tính đến tháng 1/2013, trên địa bàn tỉnh có 7 trường đại học (trong đó có 1 trường quốc tế vùng), 6 trường cao đẳng, 14 trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Tuy nhiên, trong số đó, chỉ có trường Đại học Bình Dương có đào tạo nhân sự ngành Việt Nam học, chuyên về hướng dẫn du lịch, Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Bình Dương đào tạo chuyên ngành Văn hóa du lịch và một số cơ sở đào tạo chứng chỉ nghề, tỉnh vẫn chưa có trường đào tạo nhân lực du lịch chuyên ngành nhà hàng – khách sạn.

Nhân lực du lịch hiện tại được đào tạo tại các trường trên địa bàn tỉnh chủ yếu là chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch, trong khi hoạt động du lịch của tỉnh vẫn còn yếu, số khách đi du lịch đến Bình Dương tự túc còn chiếm tỷ trọng lớn, nhu cầu về hướng dẫn viên du lịch chưa cao. Hoạt động thuyết minh tại điểm còn chưa được chú trọng nên đội ngũ sinh viên tốt nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm việc làm phù hợp với chuyên môn tại Bình Dương. Một số sinh viên sau khi tốt nghiệp đã chọn đi làm trái ngành với mức thu nhập ổn định hơn, một số về quê nhà hoặc

58

đến địa phương khác để tìm kiếm cơ hội việc làm để được làm đúng ngành, điều này dẫn đến thực trạng chất lượng đội ngũ nhân lực du lịch Bình Dương còn thấp.

Một yếu tố quan trọng khác làm chất lượng đội ngũ nhân lực du lịch Bình Dương không cao chính là mức thu nhập của ngành du lịch trên địa bàn tỉnh còn thấp hơn các ngành khác.

Bảng 2.3: Thu nhập bình quân của lao động du lịch Bình Dƣơng

Năm 2009 2010 2011 Tổng thu nhập của lao động du lịch (đồng) 93.000.000.000 111.000.000.000 117.000.000.000 Số lao động (người) 4529 4791 5350 Thu nhập bình quân người/tháng (đồng) 1.711.195 1.930.703 1.822.430

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Dương 2012

Mức thu nhập bình quân của lao động du lịch trong tỉnh thấp hơn mức thu nhập bình quân của người dân Bình Dương, điều này làm cho người lao động có trình độ cao thường lựa chọn làm trái ngành để có mức thu nhập đảm bảo cuộc sống, dẫn đến số lao động được đào tạo đúng chuyên môn trong ngành du lịch ngày càng hạn chế, nguồn lao động du lịch Bình Dương vừa thiếu vừa yếu.

Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh là một trong những sự lựa chọn tốt nhất cho đội ngũ lao động du lịch chất lượng cao với môi trường làm việc chuyên nghiệp và nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt, điều đó dẫn tới thực trạng ngành du lịch Bình Dương vừa không thu hút được đội ngũ lao động chất lượng cao từ các địa phương khác vừa mất đi đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong tỉnh. Nhân lực du lịch còn nhiều hạn chế về chất lượng và số lượng dẫn đến tình trạng chất lượng phục vụ chưa cao, các giải pháp phát triển du lịch đưa ra không có đủ nguồn nhân lực để thực hiện nên kéo theo đó là thực trạng du lịch Bình Dương vẫn còn nhiều vấn đề cần thay đổi để phát triển.

59

2.3. Thực trạng phát triển du lịch cuối tuần ở Bình Dƣơng

Mặc dù Bình Dương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, nhưng với đặc thù của một tỉnh có ngành công nghiệp phát triển, du lịch Bình Dương nói chung và du lịch cuối tuần nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại đã được chỉ ra tại Hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển du lịch sinh thái vườn cây ăn trái Lái Thiêu – Bình Dương” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Dương và Trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.

- Du lịch Bình Dương còn thiếu các sản phẩm du lịch đặc thù có thể tạo thành động lực nâng tầm thương hiệu cho du lịch Bình Dương và thu hút du khách;

- Thị trường dịch vụ du lịch Bình Dương chưa phát triển tương xứng với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý kinh tế vốn có của tỉnh;

- Hoạt động du lịch Bình Dương hiện đang có vai trò không đáng kể trong cơ cấu kinh tế toàn tỉnh;

- Hoạt động mở rộng và xúc tiến đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Dương theo quy hoạch còn chậm, chưa đạt hiệu quả cao;

- Cơ cấu đầu tư du lịch tỉnh chưa cân đối, do đó sản phẩm du lịch rơi vào tình trạng đơn điệu, nghèo nàn…

Hoạt động du lịch cuối tuần thực chất là một phần của hoạt động du lịch Bình Dương nói chung. Ngoài đặc thù về thời gian là vào những ngày nghỉ cuối tuần, khi số lượt khách đến Bình Dương tăng lên và các chương trình khuyến mại, giảm giá của các nhà cung cấp phong phú hơn thì về cơ bản, du lịch cuối tuần Bình Dương chịu sự tác động trực tiếp từ các điều kiện phát triển cũng như thực trạng phát triển du lịch Bình Dương nói chung.

2.3.1. Thị trƣờng du lịch Bình Dƣơng

Trong giai đoạn 2010 - 2012, số lượng lượt du khách đến Bình Dương ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước: năm 2010 là trên 3,3 triê ̣u lượt khách; năm 2011 là trên 3,9 triê ̣u lượt khách và năm 2012 là 4,2 triê ̣u lượt khách. Cùng với sự gia tăng của số lượng lượt khách đến tham quan, doanh thu du lịch cũng tăng dần

60

qua từng năm: năm 2010 doanh thu đạt 684,711 tỷ đồng; năm 2011 doanh thu đạt 830,969 tỷ đồng và năm 2012 doanh thu đạt 992,1 tỷ đồng.

Bảng 2.4: Số lƣợt khách và doanh thu du lịch Bình Dƣơng

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Số lượt khách

(người) 996.916 2.739.477 3.311.471 3.987.153 4.263.000 Doanh thu (tỷ đồng) 295.389 562.802 684.711 830.696 992.100

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Dương 2012

Tốc độ tăng trưởng số lượt khách trong giai đoạn 2008 - 2012 là 43,8%/năm, trong khi tốc độ tăng trưởng về doanh thu là 35,3%/năm. Điều này cho thấy du lịch Bình Dương chưa có nhiều hoạt động để du khách chi tiêu nhiều.

Phần lớn khách đến với Bình Dương là đi bằng phương tiện tự túc, chính vì vậy việc phân biệt giữa khách du lịch và khách tham quan vẫn còn nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cuối tuần tỉnh Bình Dương (Trang 55 - 131)