Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cuối tuần tỉnh Bình Dương (Trang 96 - 131)

7. Bố cục của luận văn

3.2.4. Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực một cách đồng bộ, từ đội ngũ cán bộ quản lý đến lực lượng nhân viên phục vụ, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Cụ thể là:

Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch, cán bộ nghiệp vụ ở một số địa phương, đặc biệt là các địa phương có các điểm du lịch nằm trong chương trình phát triển du lịch của tỉnh. Nâng cao chất lượng bộ máy ngành du lịch thông qua việc kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch cho phù hợp. Kiện toàn và nâng cao năng lực và vai trò của Trung tâm Xúc tiến Du lịch Bình Dương nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng du lịch

95

cuối tuần Bình Dương trở thành một thương hiệu nổi tiếng, tạo được sức hấp dẫn và niềm tin đối với du khách.

Đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động tại các đơn vị kinh doanh du lịch, phát triển hệ thống đào tạo viên tại các trường đào tạo du lịch trên địa bàn tỉnh một cách toàn diện, không chỉ tập trung vào đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên như hiện nay mà còn đào tạo lực lượng nhân viên phục vụ để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên một cách đồng bộ.

Nâng cao năng lực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch cho Trường Trung cấp Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Bình Dương và các trường có đào tạo ngành du lịch trên địa bàn tỉnh thông qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo nhân lực, giảng viên, đào tạo viên không những giỏi về lý thuyết mà còn phải thạo thực hành. Cần có chính sách đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ ở cấp sau đại học cho những cán bộ, giảng viên đã và đang tham gia công tác đào tạo nguồn nhân lực trong ngành Du lịch.

Bên cạnh đó, tổ chức các khóa đào tạo nghề ngắn hạn về du lịch cho đối tượng sinh viên và nhân viên du lịch theo chuẩn quốc gia, đảm bảo đội ngũ lao động có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, tạo điều kiện cho các sinh viên tốt nghiệp có cơ hội tìm được việc làm trên địa bàn tỉnh thông qua việc liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp. Sự liên kết chặt chẽ này sẽ giúp cho cơ sở đào tạo từng bước xây dựng được chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Đây là một bước đi để từng bước chuẩn hóa đội ngũ lao động du lịch, đồng thời tránh tình trạng chảy máu chất xám về nhân lực du lịch như hiện nay.

Xây dựng các cơ chế ưu đãi hấp dẫn nhằm tìm kiếm, thu hút và giữ chân nhân tài để phục vụ du lịch địa phương. Ưu tiên đào tạo ngoại ngữ và có chế độ ưu đãi về quyền lợi cho lao động có kiến thức tốt về ngoại ngữ nhằm từng bước hoàn thiện đội ngũ nhân lực du lịch cho các mục tiêu phát triển du lịch lâu dài của tỉnh, thu hút không chỉ khách du lịch nội địa mà thu hút khách du lịch quốc tế đến Bình Dương vào các dịp cuối tuần ngày càng nhiều.

96

Phối hợp với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh tổ chức các đợt kiểm tra định kỳ chất lượng nguồn nhân lực lao động. Thống nhất và hướng tới chuẩn hóa nội dung thông tin cung cấp cho du khách thông qua việc phối hợp giữa Phòng Nghiệp vụ du lịch với các nhà khoa học, các cơ quan chức năng soạn thảo tài liệu thuyết minh và phối hợp với các doanh nghiệp làm tốt công tác tuyển dụng và đào tạo lực lượng thuyết minh viên tại điểm, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch.

Đầu tư cho công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức của người dân thông qua việc tổ chức các đợt tuyên truyền về lợi ích của việc phát triển du lịch một cách bền vững và có trách nhiệm với môi trường tự nhiên và với chính chất lượng sản phẩm du lịch cho đối tượng là những người quản lý và trực tiếp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, cán bộ và nhân dân các nơi diễn ra các hoạt động du lịch nhằm từng bước hướng đến việc xã hội hóa hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, đưa Bình Dương trở thành một điểm đến thân thiện cho du khách và từng bước hạn chế và tiến tới không còn các tệ nạn như chèo kéo khách, nâng giá sản phẩm, bán sản phẩm không đúng chất lượng…

Để du lịch cuối tuần Bình Dương thực hiện được mục tiêu phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, tỉnh cũng cần có sự đầu tư cho các chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng làm du lịch của người dân. Học tập cách làm của Tiền Giang, Bình Dương cần xây dựng các dự án phát triển du lịch dựa vào cộng đồng để thu hút được các tổ chức phi chính phủ tài trợ vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư đào tạo kỹ năng làm du lịch cho cư dân địa phương.

3.2.5. Giải pháp về phát triển thị trƣờng, sản phẩm

3.2.5.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cuối tuần

Sản phẩm du lịch cuối tuần của Bình Dương hiện tại chưa có tính liên kết chặt chẽ, chưa hình thành các tuyến du lịch chủ đạo. Công việc cần làm trước mắt là xây dựng những chương trình du lịch cuối tuần hấp dẫn dựa trên những tài nguyên du lịch sẵn có, trên cơ sở khai thác các thế mạnh du lịch của Bình Dương.

Xây dựng sản phẩm du lịch dành riêng cho hoạt động du lịch cuối tuần bằng cách liên kết các đơn vị cung ứng, các công ty lữ hành để tạo thành một sản phẩm

97

trọn gói chọn lọc, với chương trình du lịch được thiết kế thể hiện được nét độc đáo của du lịch Bình Dương với giá cả ưu đãi hơn việc khách tự túc thực hiện các chương trình du lịch riêng lẻ nhằm thu hút khách đến Bình Dương thông qua các công ty lữ hành, đồng thời từng bước chuẩn hóa chất lượng và giá thành sản phẩm du lịch cuối tuần Bình Dương. Trong đó, cần có văn bản cam kết quy định rõ các đơn vị tham gia vào chương xây dựng sản phẩm du lịch hoàn thiện cam kết mức giá cho các dịch vụ của chương trình khác với mức giá bán lẻ mà doanh nghiệp đang áp dụng. Đây là hình thức các doanh nghiệp khai thác nguồn khách của nhau để cùng nhau phát triển. Hướng tới mục tiêu hoàn thiện sản phẩm du lịch cuối tuần Bình Dương, để các công ty du lịch xem Bình Dương như một địa chỉ hấp dẫn để gửi khách.

Đưa những sản phẩm của những làng nghề truyền thống Bình Dương thành những sản phẩm du lịch như tranh sơn mài, gốm, chạm khắc gỗ... Sự khác biệt giữa những sản phẩm làng nghề thông thường với sản phẩm du lịch là những sản phẩm được khách du lịch lựa chọn thường là những sản phẩm có kích cỡ không quá cồng kềnh, giá cả phải chăng và có nét độc đáo, dấu ấn đặc trưng của điểm đến Bình Dương. Để tạo ra được những sản phẩm như vậy tại Bình Dương không phải là quá khó về mặt kỹ thuật đối với các nghệ nhân, mà việc cần làm là cần có sự đầu tư ý tưởng để tạo ra sản phẩm độc đáo và giới thiệu sản phẩm đó đến với du khách.

Xây dựng sản phẩm cây ăn trái Lái Thiêu thành thương hiệu riêng với nhiều sản phẩm khác nhau cho du khách lựa chọn như thương hiệu bưởi Biên Hòa thông qua việc đầu tư phát triển các các làng nghề, các hộ nông dân sản xuất giỏi, tạo sự khác biệt với các địa phương khác. Lái Thiêu nổi tiếng về măng cụt (được vinh danh trong Top 50 trái cây đặc sản nổi tiếng tại Việt Nam), nên cần đầu tư các sản phẩm du lịch sử dụng nguyên liệu làm từ măng cụt như gỏi măng cụt, chè măng cụt. Bên cạnh việc thưởng thức các món ăn này, du khách sẽ được học bí quyết chế biến, điều này không những tạo được cho du khách sự hấp dẫn, thích thú đối với sản phẩm mà còn tạo động lực cho họ mua các nguyên liệu để về nhà chế biến các món ăn này cho người thân cùng thưởng thức. Bên cạnh đó, trong quá trình tham quan

98

vườn măng cụt, du khách cũng có thể được nghe thuyết minh về những tác dụng đặc biệt của măng cụt đối với sức khỏe. Trong tương lai, có thể đầu tư làm phong phú thêm sản phẩm hàng hóa cho du khách đến Lái Thiêu như các chế phẩm từ măng cụt…

Làm phong phú các sản phẩm hàng hóa đặc sắc để khách du lịch có thêm nhiều sự lựa chọn trong những chuyến đi đến Bình Dương vào dịp cuối tuần bằng các sản phẩm được tạo ra từ chính các sản vật địa phương như các loại mứt làm từ cây trái Lái Thiêu. Mô hình này đã được thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) khai thác rất thành công. Sản vật của Lái Thiêu không phong phú bằng Đà Lạt nhưng việc xây dựng các lò sản xuất tại chỗ để du khách tham quan, tìm hiểu quy trình chế biến ra món mứt, đồng thời tạo ra sản phẩm để chào bán cho du khách (theo cách mà Bến Tre đã làm đối với sản phẩm kẹo dừa) là việc không nằm ngoài khả năng. Đây là một trong những giải pháp vừa làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của Lái Thiêu – Bình Dương, vừa góp phần tạo ra thêm sản phẩm hàng lưu niệm của Bình Dương.

Ngoài ra, có thể chú ý đến những biện pháp khác như: kết nối các khu du lịch sinh thái ven sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, đồng thời đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa lịch sử, các làng nghề truyền thống (gốm sứ, sơn mài, gỗ điêu khắc,..), di tích lịch sử, văn hóa và công trình văn hóa mới trong thành phố mới Bình Dương và các hoạt động vui chơi giải trí khác…

Ngoài việc nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu du lịch cuối tuần của du khách từ các địa phương khác thì không thể bỏ qua đối tượng khách có nhu cầu đi du lịch cuối tuần khá lớn trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đó là đối tượng học sinh, sinh viên và đối tượng người lao động có thu nhập không cao.

Đây là những đối tượng sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương, có điều kiện đến các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh bằng phương tiện cá nhân tự túc, nhưng thiếu điều kiện tham gia vào các chương trình du lịch mang tính chất đồng đội. Bình Dương có nhiều địa chỉ để có thể khai thác tốt các sản phẩm du lịch này, đó là khu

99

cắm trại nằm trong khu du lịch Đại Nam, khu vực hồ Cần Nôm - núi Cậu, khu vực rừng Kiến An…

Các sản phẩm du lịch dạng này là các sản phẩm teambuilding nhằm khai thác đối tượng khách trẻ, năng động, có nhu cầu đi du lịch cuối tuần theo nhóm. Bên cạnh các chương trình teambuilding được tổ chức chuyên nghiệp với chi phí cao đáp ứng nhu cầu của các công ty đưa nhân viên đi chơi thì việc lên kế hoạch cho các chương trình vận động tập thể ngoài trời kết hợp với tham quan du lịch, hòa mình vào thiên nhiên với chi phí thấp cũng chính là một sự lựa chọn tốt cho đối tượng khách năng động nhưng có khả năng chi trả không cao. Đặc biệt, theo kết quả mà tác giả thu được từ các bảng hỏi và việc phỏng vấn khách du lịch thì các chương trình du lịch chuyên đề cho các nhóm có những nhu cầu đặc biệt như chụp hình hay dã ngoại tại các điểm đến có phong cảnh đẹp và còn nhiều nét hoang sơ của Bình Dương là một sản phẩm du lịch được nhiều bạn trẻ mong đợi.

Quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng đã làm các khu công nghiệp, đô thị, các tòa nhà cao tầng mọc lên nhanh chóng. Các điểm du lịch vui chơi giải trí hiện đại chỉ có sức hấp dẫn trong những lần đầu khách đặt chân đến. Đối với những bạn trẻ đã quen với những điểm vui chơi giải trí hiện đại, họ có mong muốn đến với những vùng thiên nhiên hoang sơ hơn để tham gia vào những hoạt động mình ưa thích thì hiện tại các sản phẩm du lịch cuối tuần đáp ứng nhu cầu của họ chưa có nhiều. Việc đưa vào khai thác những sản phẩm du lịch cuối tuần phục vụ nhu cầu của đối tượng khách này chính là một trong những giải pháp để từng bước đưa vào khai thác những tài nguyên du lịch tự nhiên còn chưa được khai thác và đưa đến cho du khách nhiều sự lựa chọn hơn cho chuyến đi cuối tuần đến Bình Dương.

3.2.5.2 Phát triển thị trường du lịch cuối tuần Bình Dương

Phát triển thị trường du lịch cuối tuần Bình Dương trên cơ sở làm tốt công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến, quảng bá du sản phẩm du lịch, đồng thời hoàn thiện việc xây dựng sản phẩm du lịch.

Thị trường du lịch cuối tuần Bình Dương đã được định vị là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Nhu cầu của các nhóm thị trường khác nhau là không

100

giống nhau, vì vậy trong quá trình xây dựng và hoàn thiện sản phẩm du lịch, cần tiến hành khảo sát, nghiên cứu nhu cầu của từng phân khúc thị trường cụ thể để sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của du khách. Việc nghiên cứu thị trường cần được triển khai ngay từ đầu để làm cơ sở cho phát triển sản phẩm và phải được thực hiện một cách nghiêm túc thông qua các đơn vị nghiên cứu có uy tín. Sau khi Trung tâm xúc tiến du lịch Bình Dương được thành lập, cần đưa công tác nghiên cứu thị trường vào công việc của trung tâm.

Bên cạnh việc phát triển các thị trường du lịch ngoài tỉnh, cần chú trọng nghiên cứu nhu cầu của người dân địa phương cũng như người lao động từ nhiều nơi khác đến sống và làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đây cũng là thị trường vô cùng rộng lớn đối với du lịch cuối tuần Bình Dương bởi tại các khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người lao động chỉ có 1 ngày nghỉ vào cuối tuần, không thích hợp cho những chuyến đi xa, đi chơi trong tỉnh chính là một sự lựa chọn tốt dành cho họ. Vấn đề đặt ra là du lịch Bình Dương cần chú trọng nghiên cứu nhu cầu của phân khúc thị trường này và có những phương thức xúc tiến cũng như lựa chọn kênh phân phối phù hợp với họ.

Lựa chọn phương thức phân phối, xúc tiến quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường khác nhau phù hợp với từng phân khúc thị trường như: đối với đối tượng khách là học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng thì chọn kênh phân phối qua internet, quảng cáo qua email, đối với đối tượng là cán bộ công nhân viên chức, công nhân trong các nhà máy thì phân phối thông qua các công đoàn cơ sở…

3.2.6. Giải pháp marketing

Xây dựng chiến lược marketing – mix phát triển du lịch cuối tuần tỉnh Bình Dương với các chiến lược chủ đạo gồm có: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược xúc tiến. Cụ thể:

101

Chiến lược tạo sự khác biệt: thực hiện tốt công tác xây dựng sản phẩm du

lịch đặc thù mang dấu ấn riêng Bình Dương, làm tốt công tác liên kết giữa các nhà cung ứng để xây dựng sản phẩm du lịch trọn gói là các chương trình tham quan Bình Dương 1 – 2 ngày, phù hợp với độ dài thời gian của một kỳ nghỉ cuối tuần và đảm bảo khách không cảm thấy nhàm chán vì sự trùng lặp về tính chất của các điểm đến. Trong thời gian ngắn, không để khách đến thăm nhiều điểm đến có tính chất tương tự nhau mà phải có sự chọn lọc phù hợp với nhu cầu của khách và thời điểm

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cuối tuần tỉnh Bình Dương (Trang 96 - 131)