5. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Đối với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc
Thứ nhất, để tạo điều kiện thúc đẩy huyện Tam Đảo phát triển mạnh mẽ, vững chắc, tạo động lực cho sự phát triển chung của cả tỉnh, kiến nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cơ quan chức năng nghiên cứu, xây dựng cho huyện một số cơ chế, chính sách đặc thù, gắn với phân cấp mạnh trên các lĩnh vực, nhất là công tác quy hoạch, quản lý đô thị, du lịch, tạo điều kiện cho Tam Đảo phát huy tính năng động, sáng tạo hơn trong quá trình thực hiện chiến lƣợc tăng tốc phát triển hƣớng tới vị thế của một trung tâm kinh tế, du lịch của tỉnh.
Thứ hai, Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các Sở Tài chính, Sở kế hoạch đầu tƣ, Cục thuế cần nghiên cứu hoàn thiện cơ chế phân cấp cho huyện về ngân sách và đầu tƣ xây dựng cơ bản để phát triển thành trung tâm kinh tế, du lịch, Cụ thể:
+ Trong phân cấp về ngân sách cần chú ý đến việc đẩy mạnh phân cấp nguồn thu để huyện có cơ cấu nguồn thu bền vững, chủ động cân đối đƣợc ngân
sách cho chi thƣờng xuyên và dành phần thích đáng cho chi đầu tƣ phát triển theo hƣớng sau: phân cấp toàn bộ việc quản lý thu đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn về Chi cục thuế Tam Đảo quản lý thu và điều tiết cho ngân sách huyện, điều tiết 50% số thu tiền sử dụng đất trên địa bàn về ngân sách huyện. Tính toán tỷ lệ điều tiết ngân sách các cấp theo hƣớng đảm bảo toàn bộ khối xã, thị trấn tự cân đối đƣợc ngân sách, hạn chế tối đa trợ cấp cân đối bổ sung; tính toán phân cấp nguồn vốn đầu tƣ phải phù hợp với nhiệm vụ chi đầu tƣ cấp huyện và cấp xã do HĐND tỉnh ban hành.
+ Trong phân cấp về đầu tƣ cần chú ý đến việc phân cấp về thẩm quyền trong đầu tƣ.
Thứ ba, UBND tỉnh cần điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp, cần chú trọng tăng định mức phân bổ chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, sự nghiệp giao thông, sự nghiệp bảo vệ môi trƣờng, định mức phân bổ chi thƣờng xuyên của cấp xã, định mức phân bổ chi hành chính cho một biên chế để tạo động lực thực hiện khoán chi hành chính.
Thứ tư, UBND tỉnh sớm trình HĐND phê duyệt điều chỉnh mức thu đối với một số khoản phí, lệ phí đã ban hành nay không còn phù hợp, cũng nhƣ xem xét ban hành thêm một số khoản thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh để tăng nguồn thu ngoài thuế cho ngân sách, tạo thuận lợi cho việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ năm, UBND tỉnh tăng cƣờng chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện sai sót trong quá trình quản lý NSNN, tiếp thu ý kiến của các đơn vị cơ sở về những kiến nghị, đề xuất nhằm quản lý ngày càng hiệu quả nguồn NSNN.
KẾT LUẬN
Quản lý thu, chi ngân sách nhà nƣớc của huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay là một yêu cầu cấp thiết có tính khách quan. Điều này không chỉ bắt nguồn từ sự hạn chế yếu kém trong quá trình thực hiện công tác này mà còn là sự đòi hỏi của các qui luật, Nghị quyết của Đảng và chính sách Nhà nƣớc về đổi mới cơ chế quản lý thu, chi ngân sách. Đây là một hoạt động quản lý có liên quan đến mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực, do vậy cần phải đƣợc quan tâm đúng mức. Bởi vì nó có ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện, vì vậy việc khai thác, huy động nguồn thu vào NSNN và chi tiêu NSNN một cách tiết kiệm, có hiệu quả luôn gắn với trách nhiệm quản lý, lãnh đạo của Huyện ủy và UBND huyện Tam Đảo cho đến các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng.
Qua quá trình phân tích, lý giải, trên phƣơng diện khoa học những lý luận cơ bản về hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc luận văn có một số đóng góp nhƣ sau:
- Khái quát một cách tƣơng đối đầy đủ về cơ sở lý luận để làm nền tảng cho việc thực hiện quản lý thu, chi ngân sách của huyện Tam Đảo. Đây không những là yêu cầu của thực tiễn của vấn đề đang đòi hỏi mà còn là mục tiêu, động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tam Đảo ngày càng cao hơn.
- Thực trạng quản lý thu, chi ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Tam Đảo đang đặt ra một số vấn đề cần phải giải quyết kịp thời, đòi hỏi các ngành chức năng đặc biệt là ngành Tài chính phải đổi mới toàn diện, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn. Đây là sự thách thức đối với huyện Tam Đảo nói chung và của ngành Tài chính nói riêng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ để nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách ở cơ sở, bồi dƣỡng phát triển nguồn thu và sử dụng có hiệu quả các khoản chi đáp ứng yêu cầu trong quản lý kinh tế nói chung và quản lý thu, chi ngân sách nói riêng.
- Thông qua việc quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn, nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy việc tổ chức và sắp xếp lại sản xuất, tăng cƣờng hạch toán kinh doanh, tăng năng suất, chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng tích luỹ. Nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách sẽ phát huy đƣợc tiềm năng thế mạnh, khai thác các nguồn lực trên địa bàn huyện có hiệu quả, tranh thủ vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách. Quản lý chi ngân sách có hiệu quả sẽ giúp cho huyện thực hiện tốt chức năng của mình trong việc đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng và hỗ trợ ngƣời nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo.
Đề tài đã luận giải những vấn đề có tính cơ bản về vấn đề này từ đó tìm kiếm nguyên nhân khách quan và chủ quan về yếu kém của công tác nói trên để làm cơ sở đề ra các giải pháp có tính thực thi. Đây là cơ sở về lý luận và thực tiễn về vấn đề quản lý thu chi ngân sách trên địa bàn. sẽ giúp cho huyện có những quyết sách và biện pháp có hiệu quả.
Qua phân tích luận giải các mặt mạnh, mặt yếu về công tác quản lý thu, chi ngân sách ở trên địa bàn huyện Tam Đảo, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy, khai thác mọi tiềm năng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Luận văn đã đƣa ra 9 giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn huyện Tam Đảo. Các giải pháp đó là:
(1) Nhóm giải pháp tăng cường quản lý thu NSNN:
- Giải pháp tăng cƣờng nguồn thu NSNN từ thu thuế các doanh nghiệp trên địa bàn huyện;
- Giải pháp đổi mới cơ cấu nguồn thu NSNN tại huyện Tam Đảo (2) Nhóm giải pháp tăng cường quản lý chi NSNN
- Giải pháp tăng cƣờng hoàn thiện cơ cấu chi NSNN; - Giải pháp tăng cƣờng kiểm soát chi NSNN qua KBNN
(3) Nhóm giải pháp tăng cường công tác kiểm tra đánh giá và quản lý NSNN
- Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, khen thƣởng và xử lý các trƣờng hợp vi phạm trong quản lý NSNN;
- Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Huyện ủy và sự điều hành của UBND huyện Tam Đảo đối với quản lý thu, chi NSNN
(4) Các giải pháp khác
- Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý NSNN; - Thực hiện công khai Tài chính các cấp;
- Tăng cƣờng mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan Tài chính, Thuế, KBNN trong công tác quản lý NSNN.
Để thực hiện các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách có hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện tổng hợp các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô. Sự lãnh đạo chỉ đạo của UBND huyện Tam Đảo, các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện cho đến xã, thị trấn cần phải quan tâm đúng mức công tác này, coi công tác này là trách nhiệm, là nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan chứ không riêng gì của cơ quan tài chính các cấp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo dự toán thu, chi ngân sách nhà nƣớc tại huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2011 đến năm 2013.
2. Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách nhà nƣớc tại huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2011 đến năm 2013.
3. Bộ Tài chính (2003), Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb Tài chính, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2003), Thông tƣ số 79/2003/BTC ban hành ngày 13/8/2003 Hƣớng dẫn quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nƣớc quan kho bạc Nhà nƣớc, Nxb Tài chính, Hà Nội.
5. Bộ Tài chính (2003), thông tƣ số 114/2003/BTC ban hành ngày 28/11/2003 hƣớng dẫn công tác lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán quyết toán nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc, Nxb Tài chính, Hà Nội.
6. Bộ Tài chính (2004), Hệ thống văn bản pháp luật về kiểm toán Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội.
7. Bộ Tài chính (2006), Hệ thống mục lục ngân sách Nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội.
8. GS-TS Ngô Thế Chi, PGS-TS Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.
9. PGS-TS Dƣơng Đăng Chinh, TS Phạm Văn Khoan (2007), Giáo trình quản lý tài chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội.
10. PGS-TS Dƣơng Đăng Chinh (2009), Giáo trình lý thuyết tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội.
11. PGS-TS Nguyễn Văn Dần (2009), Chính sách tài khóa công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, Nxb Tài chính, Hà Nội.
12. TS Phạm Thị Thu Giang (2007), Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.
13. TS. Bùi Thị Mai Hoài (2007), Cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam Trong nền kinh tế thị trường, Nxb Đại học quốc gia, Tp Hồ Chí Minh.
14. PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng (2006), Quản lý ngân sách nhà nước, Nxb Thống kê, Hà Nội.
15. Luật kế toán (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Luật quản lý thuế (2007), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. PGS.TS Lê Chi Mai (2006), Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. GS-TS Dƣơng Thị Bình Minh, TS Sử Đình Thành (2004), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nxb Thống kê, Hà Nội.
19. GS-TS Võ Thu Thanh (2008), Quan hệ kinh tế quốc tế, Nxb thống kê, Hà Nội. 20. PGS-TS Sử Đình Thành (chủ biên), TS Bùi Thị Mai Hoài (2009), Tài chính
công và phân tích chính sách thuế, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
21. TS. Nguyễn Văn Tuyến (2007), Giáo trình Luật ngân sách nhà nước, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.
22. UBND huyện Tam Đảo (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tam Đảo đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
23. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030.