Nhận xét chung về công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nƣớc giai đoạn

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 95 - 124)

5. Kết cấu của luận văn

3.4. Nhận xét chung về công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nƣớc giai đoạn

2011-2013 trên địa bàn huyện Tam Đảo

3.4.1. Kết quả đạt được

- Địa phƣơng đã chủ động, khai thác nguồn thu để tăng thu cho ngân sách địa phƣơng, các cấp chính quyền ngày càng chăm lo hơn các nguồn thu từ các loại thuế,

phí, lệ phí đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo nguồn thu chung của NSNN địa phƣơng. Các cấp chính quyền ngày càng nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa các cấp ngân sách trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý NSNN trên địa bàn. Vì vậy, các nguồn thu chủ yếu của NSNN hàng năm đều đạt và vƣợt so với dự toán.

- Chi NSNN từng bƣớc đƣợc cơ cấu lại theo hƣớng xóa bỏ bao cấp, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tăng chi đầu tƣ xã hội, cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trƣờng, củng cố an ninh quốc phòng. Nâng cao năng lực quản lý đảm bảo chi ngân sách ngày càng tiết kiệm và hiệu quả cao.

- Chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu đối với một số khoản chi chủ yếu đã đƣợc chuẩn hóa, từ đó phát huy tính năng động sáng tạo của các cấp chính quyền, nhất là đối với ngân sách và chính quyền cấp xã.

- Quy trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách đã đƣợc địa phƣơng chấp hành nghiêm túc.

3.4.2. Những hạn chế chủ yếu

- Trong cơ cấu chi ngân sách

+ Cơ cấu chi đầu tƣ phát triển và chi thƣờng xuyên ở huyện Tam Đảo trong thời gian qua vẫn chƣa hợp lý, còn quá chú trọng cho việc chi đầu tƣ phát triển, thiếu quan tâm cho chi thƣờng xuyên, nhất là chi cho hoạt động sự nghiệp. Vì vậy, mặt bằng dân trí ở huyện Tam Đảo nói chung còn thấp so với trong tỉnh, phát triển nguồn nhân lực chƣa tƣơng xứng với quá trình phát triển KT-XH của địa phƣơng.

+ Cơ cấu chi đầu tƣ phát triển cũng còn nhiều bật cập nhƣ: chi đầu tƣ xây dựng cơ bản cũng chƣa có trọng điểm, phần lớn chi xây dựng cơ bản cho cơ quan công quyền, chi đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông còn dàn trải, chƣa đạt hiệu quả cao.

+ Về cơ cấu chi thƣờng xuyên nhƣ: Khoa học công nghệ, môi trƣờng, giáo dục đào tạo, văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình còn thấp, chi cho quản lý hành chính, an ninh quốc phòng còn chiếm tỷ trọng lớn và phân bố tỷ trọng chƣa phù hợp với xu hƣớng phát triển.

- Trong lập dự toán chi ngân sách

+ Còn nặng về hình thức, còn nặng phân bổ dự toán từ trên xuống, coi nhẹ nhu cầu chi tiêu của cấp dƣới và chƣa xem xét đúng mức đặc điểm, tình hình cụ thể trong kỳ kế hoạch. Điều này, dẫn đến dự toán đƣợc duyệt chƣa công bằng giữa các đơn vị trong huyện.

+ Việc lập, quyết định, phân bổ giao dự toán chi NSNN ở địa phƣơng phần lớn là do phòng Tài chính - Kế hoạch làm tham mƣu. Điều này, dễ dẫn đến tình trạng chủ quan của cơ quan tham mƣu có thể dẫn đến các quyết định thiếu chuẩn xác.

- Trong chấp hành dự toán chi NSNN:

+ Sự kết hợp giữa cơ quan tài chính các cấp chƣa chặt chẽ trong việc hƣớng dẫn kiểm tra, đôn đốc, tạo điều kiện thuận lợi trong chấp hành chi NSNN ở địa phƣơng.

+ Việc chi đầu tƣ xây dựng cơ bản còn dàn trải, kém hiệu quả, thất thoát còn nhiều; do còn tồn tại cơ chế "xin-cho".

+ Quản lý chi thƣờng xuyên đối với đơn vị thụ hƣởng NSNN vẫn còn tình trạng "bao cấp" làm cho đơn vị thiếu tự chủ về tài chính, dễ phát sinh tiêu cực, kém hiệu quả.

+ Cơ quan có thẩm quyền ban hành định chế tài chính thiếu quan tâm rà soát các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hàng năm để ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế, dẫn đến tình trạng rất phổ biến các chế độ, tiêu chuẩn, định mức không phù hợp với thực tế.

- Trong quyết toán chi NSNN

Đội ngũ làm công tác chuyên môn tài chính, nhất là cán bộ cấp xã vẫn chƣa đáp ứng đƣợc về công tác chuyên môn theo quy định.

- Trong kiểm tra, thanh tra:

+ Kiểm tra, thanh tra trong quản lý chi NSNN từ khâu lập dự toán do cơ quan tài chính các cấp đảm nhận và còn nặng theo chỉ tiêu phân bổ dự toán, chế độ, tiêu chuẩn, định mức có phần không phù hợp với thực tế. Do vậy, việc kiểm tra, thanh tra xét duyệt ở một số đơn vị chƣa phù hợp, chƣa hiệu quả.

+ Việc kiểm tra, thanh tra trong khi chi NSNN đƣợc cơ quan tài chính và kho bạc nhà nƣớc kiểm tra, xét duyệt khá nghiêm ngặt về tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ nhƣng ít quan tâm đến hiệu quả chi tiêu.

Quản lý chi NSNN thƣờng chƣa quan tâm đến các đơn vị trực tiếp sử dụng NSNN tiết kiệm, hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nên thiếu tính động viên, khuyến khích trong quản lý chi tiêu NSNN.

3.4.3. Nguyên nhân hạn chế, yếu kém về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước

3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

+ Lạm phát, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế - xã hội.

+ Đầu tƣ của tỉnh, huyện về hạ tầng giao thông chƣa kịp thời so với yêu cầu phát triển của địa phƣơng. Cơ chế, chính sách dành cho địa phƣơng có thế mạnh về phát triển du lịch chƣa đủ mạnh để phát triển, trong khi đây là lợi thế của địa phƣơng.

3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

+ Vai trò lãnh đạo, năng lực điều hành và tổ chức thực hiện của chính quyền địa phƣơng các cấp trên một số lĩnh vực còn hạn chế, chƣa đạt yêu cầu đề ra.

+ Công tác dự báo tình hình chƣa tốt, chỉ đạo tình hình thực hiện nhiệm vụ chƣa nghiêm; việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm công tác tổ chức thực hiện các chủ trƣơng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

+ Sự phối hợp giữa các ngành, địa phƣơng chƣa tốt; tính chủ động của ngƣời đứng đầu trong giải quyết công việc thuộc phạm vi đƣợc phân công từng nơi, từng lúc chƣa phát huy đúng mức; chất lƣợng, hiệu quả của công tác cải cách hành chính có mặt chƣa đáp ứng yêu cầu đề ra.

3.4.3.3. Nguyên nhân khác

a. Công tác quản lý thu ngân sách Đối vối công tác quản lý thu thuế

Thứ nhất, trình độ nhận thức của xã hội về thuế còn thấp, đại bộ phận ngƣời dân chƣa hiểu rõ bản chất tốt đẹp và lợi ích của công tác thuế, chƣa thấy đƣợc việc thực hiện nghĩa vụ thuế là trách nhiệm của mọi công dân, chƣa phê phán mạnh mẽ các trƣờng hợp gian lận về thuế, chƣa hỗ trợ tích cực cho cơ quan thuế thu thuế; ý thức chấp hành pháp luật về thuế của các đối tƣợng nộp thuế còn thấp, tính trạng trốn thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế diễn ra khá phổ biến vừa thất thu thuế vừa không công bằng trong xã hội. Các chế tài về thuế còn hạn chế, chƣa đủ sức răn đe việc vi phạm pháp luật về thuế, sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan thuế trong một số trƣờng hợp xử lý vi phạm chƣa đƣợc chặt chẽ, chƣa thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.

Thứ hai, Chính sách thuế qua nhiều lần cải cách vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu; chƣa chuyển hƣớng kịp thời để thích nghi với môi trƣờng kinh tế ngày càng đổi mới; chƣa dự báo hết những chuyển biến nhanh chóng của quá trình phát triển KT- XH; chính sách thuế chƣa bao quát hết mọi nguồn thu trong nền kinh tế, chƣa khuyến khích và bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn sản xuất trong nƣớc. Chƣa thực sự đảm bảo bình đẳng và công bằng về nghĩa vụ thuế. Ngoài ra chính sách thuế vẫn còn nhiều phức tạp, một số sắc thuế còn nhiều thuế suất, còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn, giảm thuế làm hạn chế tính trung lập của thuế, làm cho công tác quản lý thuế tƣơng đối phức tạp, dễ phát sinh tiêu cực.

Thứ ba, nghĩa vụ trách nhiệm pháp luật và quyền lợi của đối tƣợng nộp thuế, cơ quan thuế, tổ chức và cá nhân có liên quan đến công tác thuế chƣa đƣợc quy định đầy đủ và thiếu nhất quán giữa các sắc thuế. Do đó chƣa đủ cơ sở pháp lý để tổ

chức quản lý thuế có hiệu quả. Bên cạnh đó một số quy định còn nặng về thủ tục hành chính, phức tạp, chƣa rõ ràng, minh bạch gây khó khăn, tốn kém cho cả ngƣời nộp thuế và cơ quan thuế, dễ phát sinh tiêu cực trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế.

Thứ tư, các giải pháp quản lý KT-XH chƣa đƣợc cải cách đồng bộ để hỗ trợ cho công tác quản lý thuế nhƣ: quản lý đất đai, quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý trật tự đô thị, quản lý đăng ký kinh doanh. Hiện nay, hình thức thanh toán bằng tiền mặt còn diễn ra phổ biến trong nền kinh tế do vậy ngành thuế không thể kiểm tra, kiểm soát đƣợc quá trình thanh toán, thu nhập của các đối tƣợng chịu thuế dẫn đến việc tính toán số thuế phải nộp không chính xác, làm thất thu thuế cho ngân sách.

Thứ năm, tình trạng thất thu thuế, sót hộ, nợ đọng thuế, dây dƣa, gian lận thƣơng mại còn phổ biến.

.

Việc quản lý thu thuế thu nhập DN còn nhiều khó khăn, các DN đã dùng nhiều thủ đoạn để giảm lợi nhuận nhằm giảm thuế thu nhập DN phải nộp. Nhiều DN đã khai báo không cụ thể và chính xác, dẫn đến việc thu thuế đối với các DN này đạt tỷ lệ còn thấp Đối với những DN hoạt động trên các địa bàn ngoài huyện, việc khai báo nộp thuế đối với các đối tƣợng chƣa đƣợc tiến hành cụ thể, dẫn đến việc nắm nguồn thu chƣa chắc chắn và còn bỏ sót. Đặc biệt là hoạt động mua bán, chuyển nhƣợng nhà đất, thuế thu nhập, thuế đánh vào các hoạt động xây dựng tỷ lệ thất thu còn lớn và trên thực tế không kiểm soát đƣợc.

Tình trạng sót hộ còn phổ biến, nhất là đối với hộ kinh doanh cá thể, số lƣợng hộ kinh doanh Chi cục thuế quản lý thu thuế thƣờng thấp hơn so với báo cáo của cơ quan đăng ký kinh doanh. Hộ kinh doanh cá thể còn dùng nhiều thủ đoạn nhƣ thƣờng xuyên thay đổi địa điểm kinh doanh, thay đổi ngƣời đứng tên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để đƣợc giảm mức thuế. Ngoài ra tình trạng gian lận thƣơng mại, khai giảm doanh thu để trốn thuế diễn ra hết sức phức tạp đôi khi diễn ra vƣợt quá khả năng kiểm soát của ngành thuế.

Tình trạng nợ đọng thuế còn lớn và có xu hƣớng ngày càng tăng, trong đó số nợ khó thu chiếm tỷ lệ không phải là nhỏ, đối chiếu xác định đúng số thuế còn nợ, đồng thời phân loại các khoản nợ (nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu, nợ chờ xử lý, nợ của các đơn vị, cá nhân bỏ trốn, mất tích, nợ chây ỳ…). Chi cục Thuế cũng chƣa thật sự kiên quyết trong việc tham mƣu UBND huyện ban hành các quyết

định cƣỡng chế hành chính để thu hồi nợ đọng đối với các trƣờng hợp có điều kiện trả nợ thuế nhƣng dây dƣa, chây ỳ không chịu trả, ngoài ra công tác phối hợp với các cơ quan có liên quan nhƣ công an, viện kiểm sát, UBND các xã, phƣờng trong việc đôn đốc thu hồi nợ thuế cũng chƣa tốt, chƣa mang lại hiệu quả.

Thứ sáu, đội ngũ cán bộ quản lý thu ngân sách còn yếu, một số cán bộ làm công tác quản lý thu NSNN trình độ hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm còn hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu quản lý thu hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thu. Một số trƣờng hợp chƣa tận tuỵ, công tâm, khách quan giữa quyền lợi Nhà nƣớc và quyền lợi ngƣời nộp thuế nên chƣa trở thành ngƣời bạn đồng hành đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các Luật thuế.

Thứ bảy, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phƣơng đối với công tác thuế chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, thể hiện:

+ Chƣa có quy định cụ thể trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phƣơng, các ban ngành có liên quan trong công tác thuế, còn có tƣ tƣởng coi việc thu thuế là nhiệm vụ của ngành thuế.

+ Sự phối kết hợp giữa các ngành chức năng trên cùng một địa bàn chƣa chặt chẽ, thiếu thống nhất, thậm chí có nơi còn hạn chế vì lợi ích cục bộ. Phân công trách nhiệm không rõ ràng, chƣa xây dựng đƣợc quy chế phối hợp trong công tác chống thất thu thuế, chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại trên địa bàn một cách đồng bộ.

Thứ tám, chƣa có biện pháp để bồi dƣỡng, mở rộng nguồn thu một cách thỏa đáng. Đây là một vấn đề rất quan trọng vì nếu không quan tâm bồi dƣỡng, mở rộng nguồn thu thì dễ dẫn đến tình trạng lạm thu (vì cứ tập trung tăng thu đối với những cơ sở kinh doanh đã quản lý đƣợc), mất nguồn thu (vì các hộ kinh doanh cá thể không thể chịu đựng mức thuế liên tục tăng sẽ chuyển sang kinh doanh không ổn định hoặc xin nghỉ kinh doanh nhƣng thực tế vẫn kinh doanh gây thất thu). Ngoài ra do việc chƣa quan tâm bồi dƣỡng nguồn thu nên phần lớn các cơ sở SXKD không có điều kiện để tái đầu tƣ, hiện đại hóa công nghệ, mở rộng sản xuất, tạo thêm nhiều sản phẩm cho xã hội, điều đó càng thu hẹp nguồn thu ngân sách.

Đối với công tác quản lý thu phí, lệ phí

Thứ nhất, UBND tỉnh, Sở Tài chính chƣa thƣờng xuyên rà soát, bổ sung danh mục, điều chỉnh mức thu đối với các khoản thu phí trên địa bàn theo định kỳ, thƣờng là khi nhà nƣớc có thay đổi hoặc khi có vấn đề nổi cộm xảy ra trên địa bàn thì mới chỉ đạo rà soát, dẫn đến việc sửa đổi bổ sung các văn bản pháp lý về quy

định thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của địa phƣơng chƣa kịp thời, nhiều mức thu đã không còn phù hợp hoặc quá cao với thực tiễn chậm đƣợc sửa đổi.

Thứ hai, các cấp chính quyền địa phƣơng cũng chƣa thật sự quan tâm đến công tác thu phí, lệ phí, xem đây là khoản thu nhỏ nên thiếu quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Thứ ba, các đơn vị đƣợc giao nhiệm vụ trực tiếp thu các khoản phí, lệ phí chƣa chủ động trong việc rà soát kiến nghị sửa đổi bổ sung những vấn đề chƣa hợp lý trong quá trình thực hiện, chƣa tận dụng hết những điều kiện thuận lợi của đơn vị mình để tăng cƣờng khai thác nguồn thu…

Một số nguyên nhân khác trong công tác quản lý thu ngân sách

Thứ nhất, công tác kế hoạch hóa nguồn thu chƣa đƣợc coi trọng đúng mức.

Thứ hai, công tác xây dựng dự toán thu ngân sách chƣa có cơ sở vững chắc, đôi khi còn mang yếu tố chủ quan, cảm tính.

Thứ ba

còn chậm, trình độ năng lực cán bộ làm công tác tin học chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tốn nhiều thời gian công sức, ảnh hƣởng đến công tác khác.

Thứ bảy, công tác ủy nhiệm thu cũng bộc lộ một số hạn chế. Thực hiện ủy nhiệm thu là công tác mới nên bƣớc đầu không tránh khỏi những lúng túng trong việc triển khai, trong đó nhân tố cán bộ rất cần phải chú ý khắc

.

b. Công tác quản lý chi ngân sách

Đối với quản lý chi đầu tư phát triển

Thứ nhất, kế hoạch XDCB hàng năm của thành phố chƣa đƣợc xây dựng một cách chặt chẽ, khoa học, nhiều trƣờng hợp chƣa đảm bảo quy định, gây lãng phí và hiệu quả đầu tƣ thấp, thể hiện:

- Bố trí vốn đầu tƣ còn dài trải, phân tán, chƣa định hình cơ cấu, tỷ lệ phân

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 95 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)