Kinh nghiệm quản lý NSNN ở huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 42 - 45)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Kinh nghiệm quản lý NSNN ở huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ

Phù Ninh là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên là 15.637,32 ha, dân số là 91.816 ngƣời, gồm 19 xã, thị trấn. Phù Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế vƣờn đồi, trang trại với các cây trồng chủ yếu là chè, cây ăn quả (vải, hồng, nhãn), phát triển cây nguyên liệu giấy; hình thành các cụm công nghiệp, cụm làng nghề sản xuất các sản phẩm công nghiệp, thủ công nghiệp; phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa gắn liền với lễ hội.

Công tác quản lý thu thuế, phí và lệ phí đƣợc thực hiện nhƣ sau: trên cơ sở đề án ủy nhiệm thu đƣợc UBND tỉnh phê duyệt, Chi cục thuế thực hiện quản lý thu thuế công thƣơng nghiệp ngoài quốc doanh đối với các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh có doanh thu lớn, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu cấp quyền sử dụng đất, lệ phí trƣớc bạ; cấp xã, thị trấn tổ chức thu thuế nhà đất, môn bài từ bậc 4 đến bậc 6, thuế công thƣơng nghiệp đối với hộ kinh doanh nhỏ, ngƣời trực tiếp thực hiện ủy nhiệm thu và xã, thị trấn đƣợc trích tỷ lệ hoa hồng ủy nhiệm thu từ kinh phí của Chi cục thuế.

Công tác quản lý chi thƣờng xuyên: đã tiến hành khoán biên chế và khoản chi hành chính nên đơn vị dự toán đã chủ động trong sử dụng kinh phí đƣợc ngân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sách cấp, sắp xếp bộ máy, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. Thực hiện nghiêm túc việc công khai ngân sách các cấp, nhất là các quỹ nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng.

Việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cũng nhƣ tỷ lệ điều tiết các khoản thu giữa các cấp ngân sách đƣợc thực hiện ổn định trong 4 năm đã từng bƣớc nâng cao đƣợc tính chủ động và trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng trong điều hành ngân sách, tăng nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng.

1.2.5. Bài học kinh nghiệm rút ra từ kinh nghiệm quản lý NSNN tại các địa phương trong nước

Từ kinh nghiệm quản lý thu chi ngân sách ở hai địa phƣơng trên có thể vận dụng để nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi NSNN ở Vĩnh Phúc và ở huyện Tam Đảo cụ thể:

Một là Trong quá trình quản lý thu, chi NSNN cần kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi ngân sách, kìm hãm sự gia tăng quá mức nhu cầu chi; cần coi trọng các khoản chi kích hoạt sự đầu tƣ và đảm bảo phân phối công bằng xã hội.

Hai là Quản lý NSNN có liên quan chặt chẽ với chu trình ngân sách và phƣơng diện phân cấp quản lý NSNN. Trong phân cấp ngân sách, cần chú trọng cân đối giữa ngân sách các cấp (ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã) nhằm phát huy vai trò của các cấp chính quyền địa phƣơng trong phát triển kinh tế xã hội.

Ba là Kiểm tra quyết toán thu, chi rất chú trọng đến hiệu quả của công tác quản lý thu, chi NSNN. Quá trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán NSNN đều đƣợc quan tâm chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu cuối cùng.

Bốn là Công tác kiểm tra, thanh tra và kiểm toán quản lý NSNN luôn coi trọng hàng đầu trong định hƣớng phát triển kinh tế xã hội.

Năm là Các địa phƣơng đều tăng cƣờng thực hiện công tác ủy nhiệm thu, điều này vừa tăng thu đƣợc cho ngân sách về thuế, chống thất thu sót hộ, đồng thời tăng cƣờng trách nhiệm của các xã, phƣờng trong công tác thu ngân sách.

Sáu là Coi việc thực hiện công khai tài chính ngân sách các cấp là biện pháp để tăng cƣờng giám sát của cán bộ, công chức và nhân dân trong việc quản lý sử dụng ngân sách ở địa phƣơng, đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.

Bảy là Đẩy mạnh thực hiện khoán biên chế và quỹ lƣơng, coi đây là biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác của bộ máy hành chính, tăng cƣờng trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi nhiệm vụ đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ công chức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 42 - 45)