Nội dung công tác quản lý NSNN

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 30 - 124)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Nội dung công tác quản lý NSNN

1.1.4.1. Khái quát về quy trình quản lý NSNN

Quy trìnhquản lý NSNN là dùng để chỉ toàn bộ hoạt động của một ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho tời khi kết thúc chuyển sang ngân sách mới. Một chu trình ngân sách gồm 3 khâu nối tiếp nhau đó là: Lập ngân sách; chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách.

Chu trình ngân sách thƣờng bắt đầu từ trƣớc năm ngân sách và kết thúc sau năm ngân sách. Trong một năm ngân sách đồng thời diễn ra cả 3 khâu của chu trình ngân sách đó là: chấp hành ngân sách của chu trình ngân sách hiện tại; quyết toán ngân sách của chu trình trƣớc đó và lập ngân sách cho chu trình tiếp theo.

Quản lý quy trình NSNN là điều hành hoạt động của ngân sách (NS) theo niên độ gồm cả giai đoạn từ khâu lập dự toán NSNN, chấp hành NSNN và quyết toán NSNN. Niên độ NSNN là 1 năm, năm NSNN Việt Nam bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 năm dƣơng lịch.

Quy trình NSNN Việt Nam đƣợc lập từ cơ sở và tổng hợp từ dƣới lên theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Theo thông lệ, để tiến hành quy trình NSNN, hàng năm chính phủ đƣa ra quyết định và các chỉ tiêu hƣớng dẫn lập, chấp hành và quyết toán NSNN (NSTW và NSĐP) theo niên khóa.

Bộ Tài chính dựa vào quyết định của chính phủ, ra thông tƣ hƣớng dẫn tổ chức quy trình NSNN khởi đầu là lập dự toán NSTW và NSĐP. Bộ Tài chính tổng hợp dự toán NSTW thông qua tổng hợp, thẩm định dự toán NS các bộ, ngành tƣơng đƣơng do trung ƣơng quản lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ủy ban nhân dân các địa phƣơng thông qua cơ quan Tài chính các địa phƣơng; các địa phƣơng hƣớng dẫn lập dự toán NS các cấp địa phƣơng và thẩm định, tổng hợp thành NSĐP gửi về Bộ Tài chính để tổng hợp vào NSNN.

Bộ Tài chính thẩm định và tổng hợp dự toán NSTW và dự toán NSĐP thành dự toán NSNN, trên cơ sở thẩm định và giải quyết thỏa đáng các ý kiến chƣa đồng thuận giữa các cấp NS cấu thành NSNN.

Bộ Tài chính trình dự toán NSNN đã đƣợc tổng hợp lên chính phủ. Chính phủ xem xét để thông qua và trình lên quốc hội. Ban NS của Quốc hội xen xét và trình ra Quốc hội để thảo luận và quyết định.

Dự toán NSNN đƣợc Quốc hội quyết định sẽ phân bổ cho các cơ quan trung ƣơng và địa phƣơng để xem xét thông qua và đƣa vào chấp hành NSNN. Cuối năm NS các cơ quan trung ƣơng và địa phƣơng thực hiện quyết toán NS, theo nguyên tắc lập từ cơ sở; tổng hợp từ dƣới lên (có trình tự gần nhƣ lập dự toán NSNN). Quyết toán NSNN trình Quốc hội phê chuẩn, sau thời gian mà Quốc hội Quyết định dự toán NSNN của năm sau. Quyết toán NSNN là tài liệu quan trọng (số liệu thứ cấp) làm căn cứ để lập dự toán NSNN cho chu trình NSNN tiếp sau.[3]

1.1.4.2. Lập dự toán NSNN

* Yêu cầu dự toán NSNN:

- Dự toán NSNN đƣợc xây dựng trên cơ sở của kế hoạch phát triển KT-XH và có nội dung tích cực trở lại với KT-XH.

- Dự toán NSNN góp phần phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển. * Căn cứ lập dự toán NSNN:

- Căn cứ nhiệm vụ phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh - Những nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành, địa phƣơng.

- Phân cấp quản lý NSNN, tỷ lệ phân chia các khoản thu và mức bổ sung của NS cấp trên cho NS cấp dƣới đã đƣợc quy định.

- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu, chi NSNN hiện hành.

- Chỉ thị của Thủ tƣớng chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và lập dự toán NS năm sau, thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ Tài chính, sở Tài chính về việc lập dự toán NSNN và các văn bản hƣớng dẫn khác.

- Số kiểm tra về dự toán NS do cơ quan có thẩm quyền thông báo. - Số kiểm tra về dự toán NS của các năm trƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Trình tự lập dự toán NSNN:

- Hàng năm trƣớc ngày 10 tháng 6 thủ Tƣớng chính phủ (đối với cấp NSĐP) ra Chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NS năm kế hoạch làm căn cứ hƣớng dẫn việc lập dự toán NSNN.

- Bộ Tài chính hƣớng dẫn các cơ quan trung ƣơng, các địa phƣơng về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán NSNN và thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN.

- Cơ quan trung ƣơng, UBND tỉnh hƣớng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán NS cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp dƣới lập dự toán NS thuộc phạm vị quản lý.

- Các cơ quan, đơn vị dự toán và các doanh nghiệp nhà nƣớc lập dự toán thu, chi NS thuộc phạm vi, nhiệm vụ đƣợc giao gửi cơ quan quản lý cấp trên.

- Các cơ quan nhà nƣớc trung ƣơng ở trung ƣơng và địa phƣơng lập dự toán thu, chi NS thuộc phạm vị quản lý, xem xét dự toán do các đơn vị trực thuộc lập, tổng hợp và lập dự toán thu, chi NS thuộc phạm vị quản lý gửi cơ quan Tài chính cung cấp, đồng thời gửi cơ quan liên quan.

* Lập, quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN ở địa phƣơng

- Sở Tài chính chủ trì cùng với Sở Kế hoạch Đầu tƣ xem xét dự toán NS của các đơn vị thuộc tỉnh, dự toán do cơ quan Thuế, Hải quan lập dự toán thu, chi NS của các huyện, lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán thu, chi NS tỉnh (gồm cả dự toán cấp tỉnh, huyện và dự toán NS cấp xã), dự toán chƣơng trình mục tiêu quốc gia, báo cáo UBND tỉnh để trình thƣờng trực HĐND tỉnh xem xét trƣớc khi báo cáo về Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tƣ, Bộ quản lý lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ (đối với dự toán chi giáo dục- đào tạo, khoa học công nghệ), các cơ quan trung ƣơng quản lý chƣơng tình mục tiêu quốc gia (phần dự toán chi chƣơng trình mục tiêu quốc gia) chậm nhất vào ngày 25/7 năm trƣớc.

- UBND tỉnh hƣớng dẫn cụ thể việc lập dự toán NS các cấp ở địa phƣơng phù hợp với yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán NS tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng.

Trên cơ sở Quyết định của Thủ tƣớng chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi NS cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, Sở Tài chính có trách nhiệm giúp UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định dự toán thu, chi NS tỉnh, phƣơng án phân bổ NS tỉnh và mức bổ sung cho NS cấp dƣới trƣớc ngày 10/12 năm trƣớc; UBND tỉnh có trách nhiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tƣ dự toán NS tỉnh và kết quả phân bổ dự toán NS cấp tỉnh đã đƣợc HĐND tỉnh quyết định.

Căn cứ vào nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, Sở Tài chính trình UBND tỉnh quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh, nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa NSTW và NSĐP và giữa các cấp chính quyền địa phƣơng, mức bổ sung từ NS cấp tỉnh cho NS cấp huyện, dự toán chi từ nguồn kinh phí ủy quyền của TW.

1.1.4.3. Chấp hành dự toán NSNN

* Phân bổ và giao dự toán thu, chi NS ở địa phƣơng:

Sau khi đƣợc UBND tỉnh giao dự toán NS, các cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ giao dự toán thu, chi NS cho các đơn vị trực thuộc theo quy định. Sau khi phân bổ NS đƣợc các cơ quan Tài chính thống nhất, thủ trƣởng cơ quan, đơn vị phân bổ NS quyết định giao dự toán NS cho các đơn vị trực thuộc; đồng thời gửi cơ quan Tài chính, thuế, KBNN cùng cấp và KBNN nơi giao dịch để phối hợp thực hiện.

* Tổ chức điều hành NS quý

Trên cơ sở giao dự toán thu, chi cả năm đƣợc giao và yêu cầu nhiệm vụ phải thu, chi trong quý, các đơn vị sử dụng NS lập nhu cầu chi NS quý (có chia ra từng tháng) gửi KBNN nơi giao dịch và cơ quan quản lý cấp trên trƣớc ngày 20 của tháng cuối quý trƣớc. Cơ quan Tài chính căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhu cầu chi trong quý, lập phƣơng án điều hành ngân sách quý cảu NS cấp mình. Bảo đảm nguồn thu để đáp ứng nhu cầu chi trong dự toán, đúng chế độ cảu các đơn vị sử dụng NS.

* Nguyên tắc chi trả, thanh toán các khoản chi NSNN

Căn cứ vào dự toán chi NSNN năm đƣợc giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi cảu đơn vị theo đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức, cơ quan Tài chính và KBNN thực hiện chi trả, thanh toán các khoản chi NSNN.

* Chi trả, thanh toán theo dự toán từ KBNN

Đối tƣợng chi trả, thanh toán theo dự toán KBNN bao gồm các khoản chi thƣờng xuyên trong dự toán đƣợc giao của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,...

* Chi trả, thanh toán bằng hình thức lệnh chi tiền

Các khoản chi trả, thanh toán theo hình thức bằng lệnh chi tiền gồm: Chi cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội không có quan hệ thƣờng xuyên với NS, chi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cho vay, trả nợ trong và ngoài nƣớc, chi bổ sung từ NS cấp trên cho NS cấp dƣới và một khoản chi khác theo quyết định của thủ trƣởng cơ quan Tài chính.

* Thanh toán vốn đầu tƣ XDCB

Việc chuyển vốn KBNN để chi đầu tƣ XDCB và việc tạm ứng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tƣ XDCB theo quy định của các văn bản pháp luật về đầu tƣ XDCB hiện hành.

* Chi bằng kinh phí ủy quyền

Cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trên cấp kinh phí ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp dƣới thực hiện thuộc chức năng của mình thì phải chuyển kinh phí từ NS cấp trên cho cấp dƣới để thực hiện nhiệm vụ đó. Khi cấp trên giao kinh phí ủy quyền, UBND cấp dƣới phân bổ và giao dự toán kinh phí ủy quyền cho từng đơn vị theo đúng mục tiêu chi ủy quyền, đúng chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi NS.

* Chi ứng trƣớc dự toán

Các trƣờng hợp đƣợc chi ứng trƣớc dự toán NS năm sau bao gồm:

+ Các dự án, công trình quốc gia và công trình XDCB thuộc nhóm A, đã có đủ điều kiện thực hiện theo quy định của Quy chế quản lý đầu tƣ XDCB đang thực hiện, cần phải đẩy nhanh tiến độ.

+ Một số nhiệm vụ quan trọng cấp bách phải thực hiện theo chế độ do Chính phủ, Thủ tƣớng chính phủ quy định nhƣng chƣa đƣợc bố trí trong dự toán và nguồn dự phòng không đáp ứng đƣợc.

1.1.4.4. Quyết toán NSNN

Quyết toán NSNN phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, kiểm toán, báo cáo kế toán, quyết toán NSNN theo luật định. Các đơn vị dự toán, cơ quan Tài chính, thuế các cấp và KBNN phải tổ chức công tác kế toán, quyết toán NS theo quy định của pháp luật về kế toán, cụ thể:

Hết kỳ kế toán (tháng, quý, năm) các đơn vị dự toán và NS các cấp chính quyền phải thực hiện công tác khóa sổ kế toán theo chế độ quy định.

- Thực hiện chỉnh lý quyết toán NS trong thời gian chỉnh lý quyết toán là thời gian quy định cho NS các cấp thực hiện việc giải quyết các tồn đọng của năm báo cáo và đối chiếu, điều chỉnh những sai sót trong quá trình hạch toán kế toán, hoàn chỉnh số liệu để quyết toán NS năm báo cáo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Quyết toán NSNN phải đảm bảo các nguyên tắc theo luật định, đảm bảo số liệu báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ và kịp thời. Nội dung báo cáo quyết toán NS phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán đƣợc giao và chi tiết theo mục lục NSNN. Đồng thời, thực hiện đúng trình tự lập, gửi xét duyệt báo cáo quyết toán NSNN năm theo quy định. Sau đó, báo cáo quyết toán NS các cấp đƣợc thẩm định, phê chuẩn và gửi báo cáo quyết toán NSNN hàng năm cho các cơ quan có thẩm quyền theo luật định.

- Báo cáo quyết toán NS các cấp chính quyền phải đảm bảo đầy đủ các biểu, mẫu theo chế độ quy định và chấp hành đúng quy định về thời hạn báo cáo kế toán, thời hạn chỉnh lý quyết toán, thời hạn báo cáo quyết toán năm.

Kết dƣ NS cấp tỉnh đƣợc chuyển 50% vào quỹ dự trữ Tài chính và 50% vào thu NS năm sau.Trƣờng hợp quỹ dự trữ Tài chính đã đủ mức giới hạn theo quy định thì chuyển toàn bộ vào thu NS năm sau 100%.

- Đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí ủy quyền của NS cấp trên phải lập báo cáo quyết toán năm theo biểu, mẫu quy định gửi cơ quan Tài chính nhận ủy quyền và cơ quan quản lý chuyên ngành đồng cấp. Cơ quan Tài chính nhận ủy quyền chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành cùng cấp thẩm tra, xem xét quyết toán kinh phí ủy quyền của cơ quan Tài chính nhận ủy quyền và tổng hợp vào quyết toán chi NS cấp ủy quyền.

- Cơ quan Tài chính, cơ quan thu NS, cơ quan KBNN, đơn vị dự toán các cấp theo chức năng nhiệm vụ đƣợc phân công có trách nhiệm tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra thƣờng xuyên, định kỳ đối với các đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ thu nộp ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách các cấp.

- Việc kiểm tra quyết toán năm của các đơn vị dự toán và ngân sách các cấp do cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc thực hiện theo quy định. Khi nhận đƣợc kiến nghị của cơ quan kiểm toán nhà nƣớc, các cơ quan có thẩm quyền phải xem xét xử lý đúng theo quy định của pháp luật trƣớc khi Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN, HĐND phê chuẩn quyết toán NSĐP và thông báo cho cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc.[5]

1.1.4.5. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành dự toán ngân sách

Trên cơ sở dự toán đƣợc duyệt và các chính sách chế độ thu, chi NSNN hiện hành, cơ quan chức năng về quản lý NSNN phải tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành dự toán ngân sách các ngành, các cấp và các đơn vị sử dụng NSNN. Thực hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kiểm tra, thanh tra theo định kỳ bằng việc thẩm định các báo cáo thu, chi NSNN hàng quý của các đơn vị sử dụng NSNN.

Thực hiện kiểm tra, giám sát một cách đột xuất tại đơn vị bằng việc tổ chức thanh tra tài chính. Hình thức này sẽ do các cơ quan chức năng chuyên trách của ngành hoặc của nhà nƣớc thực hiện, mỗi khi phát hiện thấy có dấu hiệu không lành mạnh trong quản lý tài chính của đơn vị nào đó.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành ngân sách các cấp nhằm đảm bảo tính hiệu quả và trung thực trong quản lý NSNN, ngăn ngừa sai phạm, tiêu cực trong quản lý, điều hành và sử dụng NSNN góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phƣơng một cách bền vững hơn.[6]

1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước

* Điều kiện kinh tế - xã hội

NSNN là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế - xã hội, do vậy nó luân chịu sự tác động của các yếu tố đó, cũng nhƣ các chính sách kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý tƣơng ứng, cụ thể:

- Về kinh tế: Nhƣ đã biết, kinh tế quyết định các nguồn lực tài chính và ngƣợc lại

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 30 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)