5. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Quản lý thu NSNN của huyện Tam Đảo
3.2.1.1. Quản lý khâu lập kế hoạch dự toán thu ngân sách nhà nước của huyện Tam Đảo
a) Căn cứ lập kế hoạch dự toán thu NSNN huyện Tam Đảo
Để tiến hành xây dựng dự toán ngân sách của huyện Tam Đảo cho từng năm cần phải căn cứ vào một số tình hình sau:
- Căn cứ nhiệm vụ phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh của huyện Tam Đảo cho từng thời kỳ cụ thể;
- Căn cứ nhiệm vụ cụ thể của các ngành, từng địa phƣơng trong huyện Tam Đảo; - Các quy định về phân cấp quản lý NSNN, tỷ lệ phân chia các khoản thu và mức bổ sung của NS cấp trên cho NS cấp dƣới đã đƣợc quy định trong toàn huyện Tam Đảo;
- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu, chi NSNN hiện hành cho từng ngành, từng địa phƣơng trong huyện Tam Đảo;
- Chỉ thị của Thủ tƣớng chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT- XH và lập dự toán NS năm sau, thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán NSNN và các văn bản hƣớng dẫn của Bộ;
- Số kiểm tra về dự toán NS do cơ quan có thẩm quyền thông báo cho huyện Tam Đảo;
- Số kiểm tra về dự toán NS của các năm trƣớc của huyện Tam Đảo;
b) Lập dự toán (kế hoạch) thu NSNN huyện Tam Đảo
Chất lƣợng công tác quản lý Ngân sách đều phụ thuộc vào khâu lập dự toán. Lập dự toán NSNN là việc lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho các chỉ tiêu thu và các nội dung chi Ngân sách cho năm Ngân sách hàng năm, toàn bộ các dự kiến về các khoản thu nhƣ (các loại thuế, phí, lệ phí, thu bổ sung . . .) và các nội dung chi nhƣ (chi đầu tƣ phát triển, chi thƣờng xuyên,…) đều đƣợc thể hiện rõ nét. Đó là những yêu cầu cơ bản nhất mà khâu lập dự toán Ngân sách cần phải thực hiện đƣợc. Với tƣ cách là khâu đầu tiên, lập dự toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý Ngân sách Nhà nƣớc cũng nhƣ làm cho Ngân sách Nhà nƣớc có tính ổn định, an toàn và hiệu quả.
Hàng năm Uỷ ban nhân dân huyện Tam Đảo căn cứ vào luật Ngân sách Nhà nƣớc và các thông tƣ, văn bản hƣớng dẫn để giao số kiểm tra của huyện về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện cho các cơ quan, đơn vị, các xã thị trấn để các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn tiến hành lập dự toán gửi phòng Tài chính - Kế hoạch xem xét, tổng hợp lập dự toán Ngân sách Nhà nƣớc. Do vậy việc lập dự toán đã đảm bảo sát thực tế, đúng quy định của Nhà nƣớc.
Dựa vào các căn cứ cụ thể trên các bộ phận có liên quan của Phòng tài chính tiến hành lập dự toán thu Ngân sách trên địa bàn huyện Tam Đảo.
Bảng 3.4: Kế hoạch dự toán thu NSNN huyện Tam Đảo theo phân cấp
Cấp ngân sách Đơn vị Thực hiện
2012 Kế hoạch 2013 So sánh KH 13/TH 12 (%) Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Tr.đồng 12.846.465 11.883.000 92,50
Trong đó: Thu NSNN trên
địa bàn H Tam Đảo Tr.đồng 507.699 322.175 63,46
- Số thu trên địa bàn H do
Cục thuế tỉnh thu Tr.đồng 441.231 288.841 65,46
- Số thu do huyện được phân
cấp thu Tr.đồng 66.468 33.334 50,15
Cơ cấu Thu NSNN trên địa
bàn huyện so với toàn tỉnh % 3,95 2,71 -
Cơ cấu số thu trên địa bàn do huyện thực hiện thu (H đƣợc phân cấp thu)
% 13,09 10,35 -
Số liệu bảng 3.4 cho thấy, Tam Đảo là một huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc nên tổng thu từ kinh tế trên địa bàn huyện năm 2012 chiếm tỷ trọng thấp là 3,95% trong tổng thu ngân sách tỉnh. Ngoài ra thu NSNN trên địa bàn huyện cũng đƣợc phân cấp thu thấp chiếm 13,09% số thu trên địa bàn, số thu còn lại do Cục thuế tỉnh thu. Đến nay, huyện vẫn không tự cân đối đƣợc ngân sách để chi thƣờng xuyên và chi cho đầu tƣ phát triển, hàng năm huyện vẫn phải nhận hỗ trợ từ ngân sách tỉnh để chi thƣờng xuyên và chi cho đầu tƣ phát triển.
Đồng thời căn cứ vào các lĩnh vực kinh tế, tiến hành lập dự toán thu theo từng lĩnh vực quốc doanh, ngoài quốc doanh và các hộ SX.
Bảng 3.5: Dự toán thu ngân sách theo từng lĩnh vực kinh tế
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2011 2012 2013
Tổng thu NSNN trên địa bàn (A+B+C+D) 209.801 256.589 302.763
A. Thu cân đối NSNN 21.534 54.125 33.334
1. Thu doanh nghiệp quốc doanh trung ƣơng 100 76 3.086 2. Thu doanh nghiệp quốc doanh địa phƣơng 81 46 45
3. Thu doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài 3 3 3
4. Thu ngoài quốc doanh 7.000 37.000 13.200
a. Thu từ các doanh nghiệp 6.680 36.010 11.760
b. Thu từ các hộ sản xuất kinh doanh 320 990 1.440
5. Thu phí trƣớc bạ 5.000 7.300 7.000
6. Thuế nhà đất 370 500 -
7. Thuế thu nhập các nhân 2.000 3.000 1.400
8. Thu phí và lệ phí 700 1.300 1.500
9. Tiền sử dung đất 5.000 3.000 5.000
10. Tiền thuê đất 800 1.200 1.000
11. Các khoản thu tại xã 300 550 550
12. Thu khác ngân sách 180 150 150
13. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp - - 400
B. Các khoản thu để lại quản lý qua NSNN 1.098 2.364 2.580 C. Thu bổ sung từ NS cấp trên 187.169 200.100 266.849
1. Bổ sung cân đối 187.169 187.169 187.169
2. Bổ sung mục tiêu - 12.931 79.680
D. Thu kết dƣ ngân sách huyện 0 0 0
Số liệu bảng 3.5 cho ta thấy công tác lập dự toán thu NSNN theo từng lĩnh vực của huyện Tam Đảo năm sau cao hơn năm trƣớc. Điều này cho thấy kinh tế địa phƣơng phát triển theo từng năm.
Dự toán ngân sách của huyện cần đƣợc chi tiết theo từng địa phƣơng các xã và thị trấn trong huyện Tam Đảo.
Bảng 3.6: Dự toán thu ngân sách theo từng địa phƣơng trong huyện
Chỉ tiêu Năm (Triệu đồng)
2011 2012 2013
Tổng thu NSNN trên địa bàn 209.801 256.589 302.763
I. Tổng các khoản thu cân đối 22.632 56.489 35.914
1. Xã Đạo Trù 1.415 3.443 2.085 2. Xã Bồ Lý 738 2.233 1.182 3. Xã Yên Dƣơng 515 818 847 4. Xã Đại Đình 2.930 6.405 4.506 5. Xã Tam Quan 1.680 4.674 3.145 6. Xã Hồ Sơn 4.136 8.458 5.415 7. Xã Hợp Châu 4.775 12.161 8.840 8. Xã Minh Quang 2.463 9.766 4.751 9. Thị trấn Tam Đảo 2.882 8.531 5.143
II. Số bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân
sách cấp huyện 187.169 200.100 266.849
1. Bổ sung cân đối 187.169 187.169 187.169
2. Bổ sung có mục tiêu 0 12.931 79.680
Nguồn: Báo cáo dự toán ngân sách Huyện Tam Đảo
Qua bảng 3.6 cho ta thấy dự toán thu NSNN theo từng địa phƣơng trong huyện cơ bản có sự tăng trƣởng, điều này cho thấy sự tăng trƣởng kinh tế của địa phƣơng là ổn định, ngày càng phát triển bền vững.
Về công tác kế hoạch hoá nguồn thu đƣợc huyện đánh giá là chƣa đƣợc coi trọng đúng mức. Đây là một trong những hạn chế lớn hiện nay về công tác quản lý thu
ngân sách. Cơ quan quản lý thu ngân sách chƣa làm tốt công tác kế hoạch hóa các nguồn thu để từ đó có biện pháp quản lý và thu đúng, thu đủ. Hạn chế này thể hiện ở chỗ chƣa nắm chắc đƣợc khả năng nguồn thu trên địa bàn bao gồm các nguồn thu đã có, nguồn thu sẽ phát sinh để từ đó có biện pháp đa dạng hóa các nguồn thu. Đối với nguồn thu chính là thuế ngoài quốc doanh do không có kế hoạch hóa nguồn thu đối với khu vực này cho nên thiếu cơ sở để xây dựng các biện pháp quản lý nhằm thu đúng, thu đủ. Ngoài ra do chƣa có chiến lƣợc phát triển nguồn thu nên buộc phải tập trung quản lý thu đối với các đơn vị doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã có với mức thuế tƣơng đối cao để nhằm đạt đƣợc dự toán đƣợc giao.
Mặt khác, công tác xây dựng dự toán thu ngân sách chƣa có cơ sở vững chắc, đôi khi còn mang yếu tố chủ quan, cảm tính. Dự toán thu là cơ sở để điều hành, quản lý thu ngân sách nhƣng chƣa đƣợc xây dựng một cách có khoa học, thƣờng tham khảo số kiểm tra của Sở Tài chính tỉnh và tình hình thu ngân sách năm hiện hành, dự ƣớc khả năng phát triển KT-XH của năm kế hoạch đề đề ra dự toán thu (tuy nhiên số kiểm tra của Sở Tài chính thƣờng cũng dựa trên số kiểm tra của Bộ Tài chính mà thông báo cho các huyện, thị xã, huyện thuộc tỉnh). Tuy nhiên trong thực tiễn xây dựng dự toán thƣờng dựa vào yếu tố chủ quan, kinh nghiệm. Điều này cũng xuất phát từ nguyên nhân công tác kế hoạch hóa nguồn thu còn yếu, ngoài ra còn có nguyên nhân khách quan là thƣờng bị áp đặt của cơ quan cấp trên về số thu ngân sách nhất là thu thuế từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Thấy đƣợc tầm quan trọng của việc xây dựng dự toán Ngân sách, Cấp chính quyền địa phƣơng phải có các biện pháp cụ thể trong chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân lên kế hoạch cụ thể cho Ngân sách. Xây dựng dự toán Ngân sách huyện phải đƣợc thực hiện sớm, cần phải xem xét kỹ lƣỡng, tránh tình trạng bỏ sót nguồn thu, tính thiếu chi phí cho các nhiệm vụ chi. Khi các trƣờng hợp đó xảy ra sẽ làm cho công tác quản lý Ngân sách bị động.
3.2.1.2. Quản lý thực hiện thu ngân sách nhà nước a) Kết quả thu NSNN theo lĩnh vực phân cấp
Trong những năm qua, huyện Tam Đảo có tốc độ phát triển kinh tế tƣơng đối nhanh, sản xuất kinh doanh trên địa bàn không ngừng phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét theo hƣớng giảm dần tỷ trọng công nghiệp và nông nghiệp, tăng
dần tỷ trọng thƣơng mại dịch vụ, kết quả đó đã tác động rất lớn đến thu NSNN trên địa bàn huyện. Thu ngân sách huyện Tam Đảo đã đạt nhiều kết quả to lớn, nguồn thu ngày càng tăng lên, cơ cấu nguồn thu ngày càng ổn định vững chắc hơn. Thu ngân sách huyện đã không những đáp ứng đƣợc những nhiệm vụ chi thiết yếu cho bộ máy quản lý nhà nƣớc, chi sự nghiệp kinh tế, văn xã, an ninh quốc phòng và bổ sung cân đối ngân sách xã mà còn dành phần thích đáng cho nhu cầu chi đầu tƣ phát triển, chỉnh trang đô thị, làm thay đổi cơ bản bộ mặt của huyện.
Kết quả thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và trên địa bàn huyện Tam Đảo thể hiện qua bảng 3.7.
Bảng 3.7: Thu NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Tam Đảo Cấp ngân sách Năm (Triệu đồng) So sánh (%)
2011 2012 2013 12/11 13/12 I/Thu ngân sách nhà nƣớc tỉnh Vĩnh Phúc 12.632.83 3 12.846.46 5 13.079.06 0 101,69 101,81
II/ Thu NSNN H.Tam Đảo 467.672 507.699 506.654 108,56 99,79
1. Số thu trên địa bàn huyện
do Cục thuế tỉnh thu 433.312 441.231 445.688 101,83 101,01 2. Số thu do huyện được phân
cấp thu 34.360 66.468 60.966 193,45 91,72
Nguồn: Báo cáo quyết toán thu NSNN huyện Tam Đảo
Số liệu bảng 3.7. cho thấy, tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tƣơng đối ổn định, số thu năm sau cao hơn năm trƣớc. Thu NSNN trên địa bàn huyện Tam Đảo thiếu sự ổn định năm 2012 tăng 8,56% so với năm 2011; năm 2013 chỉ đạt 99,79% so với năm 2012. Sự sụt giảm thu NSNN chủ yếu là do số thu huyện đƣợc phân cấp thu, thu NSNN năm 2012 tăng 93,45% so với năm 2011; số thu năm 2013 chỉ bằng 91,72% so với năm 2012. Điều này cho thấy công tác phân cấp quản lý thu NSNN của tỉnh giao cho huyện Tam Đảo chƣa nhất quán theo niên độ.
b) Kết quả thu NSNN theo lĩnh vực kinh tế
Tình hình thu ngân sách huyện Tam Đảo 3 năm (2011-2013) theo phân cấp và theo lĩnh vực kinh tế thể hiện qua bảng 3.8.
Bảng 3.8: Tình hình thu ngân sách huyện theo từng lĩnh vực kinh tế
Chỉ tiêu Năm (Triệu đồng) So sánh (%)
2011 2012 2013 12/11 13/12
Tổng thu NSNN trên địa bàn
(A+B+C+D) 209.801 256.589 302.763 120,46 107,99
A. Thu cân đối NSNN 21.534 54.125 33.334 193,45 91,72
1. Thu doanh nghiệp quốc doanh TW 100 76 3.086 90,00 5.259,26
2. Thu DN quốc doanh địa phƣơng 81 46 45 111,49 124,74
3. Thu DN đầu tƣ nƣớc ngoài 3 3 3 100,00 100,00
4. Thu ngoài quốc doanh 7.000 37.000 13.200 240,48 62,98
a. Thu từ các doanh nghiệp 6.680 36.010 11.760 241,96 60,35
b. Thu từ các hộ sản xuất kinh doanh 320 990 1.440 202,78 143,15
5. Thu phí trƣớc bạ 5.000 7.300 7.000 148,39 111,20
6. Thuế nhà đất 370 500 - 158,97 54,84
7. Thuế thu nhập các nhân 2.000 3.000 1.400 135,45 128,19
8. Thu phí và lệ phí 700 1.300 1.500 226,09 127,05
9. Tiền sử dung đất 5.000 3.000 5.000 84,21 194,06
10. Tiền thuê đất 800 1.200 1.000 171,74 125,32
11. Các khoản thu tại xã 300 550 550 200,00 140,32
12. Thu khác ngân sách 180 150 150 64,29 129,63
13. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp - - 400 250,00 168,00
B. Các khoản thu để lại quản lý qua
NSNN 1.098 2.364 2.580 145,42 118,64
C. Thu bổ sung từ NS cấp trên 187.169 200.100 266.849 108,93 112,29
1. Bổ sung cân đối 187.169 187.169 187.169 100,00 100,00
2. Bổ sung mục tiêu - 12.931 79.680 156,43 153,19
D. Thu kết dƣ ngân sách huyện 0 0 0 0 0
Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách Huyện Tam Đảo
Qua bảng 3.8 số liệu thu NSNN huyện Tam Đảo từ năm 2011-2013 cho thấy thu ngân sách huyện mỗi năm đều tăng, do kinh tế địa phƣơng phát triển; cụ thể: năm 2012 so với năm 2011: 20,46%, năm 2013 so với năm 2012: 7,99%.
Dƣới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, UBND huyện Tam Đảo, trong những năm qua huyện Tam Đảo đã đạt nhiều kết quả khả quan trong công tác quản lý thu ngân sách. Huyện đã luôn hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức dự toán thu đƣợc giao, năm sau cao hơn năm trƣớc, đảm bảo nguồn lực tài chính để huyện hoàn thành nhiệm vụ kinh tế chính trị Tỉnh giao hàng năm, thực hiện thắng lợi các Nghị quyết về phát triển KT-XH của huyện do Đại hội Đảng bộ huyện đề ra.
Quản lý thu NSNN bao gồm rất nhiều vấn đề và rất rộng, trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ tập trung trình bày một số vấn đề về quản lý thu thuế, các khoản phí và lệ phí. Đây là những khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN nhất là NSNN của cấp huyện thuộc Tỉnh.
Đối với công tác quản lý thu thuế: Huyện Tam Đảo đã xác định thuế là nguồn thu chính của ngân sách huyện. Những năm qua Huyện ủy và UBND huyện Tam Đảo đã tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với công tác thu ngân sách nói chung mà nhất là công tác thu thuế, do vây công tác quản lý thu thuế đã đạt những kết quả to lớn. Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế của huyện không ngừng đƣợc củng cố và tăng cƣờng, chất lƣợng đội ngũ cán bộ thuế đã có bƣớc thay đổi rõ nét về trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, góp phần quyết định đến việc hoàn thành dự toán ngân sách hàng năm đƣợc tỉnh giao. Công tác quản lý thu thuế đã chuyển biến theo hƣớng tích cực, công khai, dân chủ, minh bạch, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế ngày càng đƣợc nâng lên.
Thuế từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là khoản thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu thuế của huyện và cũng là nội dung trọng tâm trong công tác quản lý thu thuế của Chi cục thuế huyện. UBND huyện Tam Đảo và Chi cục thuế đã ra các văn bản chỉ đạo công tác thu, tập trung vào việc đề ra các biện pháp để hoàn thành dự toán thu đƣợc giao. Bên cạnh đó tìm ra các giải pháp để quản lý các khoản thu có hiệu quả, đảm bảo công bằng, khuyến khích các tổ chức kinh tế,