Nhân tố về bộ máy và cán bộ thực thi nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 93 - 95)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Nhân tố về bộ máy và cán bộ thực thi nhiệm vụ

Khi nói đến cơ cấu tổ chức một bộ máy quản lý thu, chi ngân sách ngƣời ta thƣờng đề cập đến quy mô nhân sự của nó và trong sự thiết lập ấy chính là cơ cấu tổ

chức bộ máy và cán bộ quản lý thu, chi ngân sách và các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dƣới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng này. Hay nói cách khác, điều quan trọng hơn cả là phải thiết lập cụ thể rõ ràng, thông suốt các “mối quan hệ ngang” và các “mối quan hệ dọc”. Sự thiết lập ấy đƣợc biểu hiện thông qua qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu chi ngân sách. Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý thu, chi theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dƣới trong quá trình phân công phân cấp quản lý đó. Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp huyện không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu, chi ngân sách. Nếu bộ máy và cán bộ năng lực trình độ thấp thì sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách. Do đó tổ chức bộ máy và cán bộ là nhân tố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý thu, chi ngân sách.

Theo số liệu của Phòng Tài chính- KH, hiện nay trên toàn huyện gồm 13 phòng chuyên môn quản lý nhà nƣớc, 07 tổ chức đảng, đoàn thể, 38 đơn vị sự nghiệp, 9 xã, thị trấn thuộc huyện quản lý và thụ hƣởng từ ngân sách cấp huyện; trong đó: có 133 cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý ngân sách, chia ra: cấp huyện 113 ngƣời, cấp xã 20 ngƣời (Chủ tịch UBND 10; cán bộ tài chính kế toán 10); Hầu hết cán bộ làm công tác quản lý ngân sách tại các phòng, đơn vị cấp huyện, xã thị trấn đều có trình độ Đại học. (94,7% Đại học; 5,3% trình độ Trung cấp); 13,53% cán bộ có thâm niên trong ngành từ 5 năm trở nên; 41,35% có thâm niên trong ngành từ 3 đến 5 năm; 45,12% cán bộ mới tham gia QLNS dƣới 3 năm.

Bảng 3.18. Đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách huyện Tam Đảo

Đơn vị: Người TT ĐƠN VỊ Trình độ CM Năm công tác Tổng số Đại học Trung cấp Dƣới 3 năm Từ 3- 5 năm Trên 5 năm 1 Phòng Tài chính- KH 09 09 0 03 02 04 2 Các đơn vị dự toán ngân sách huyện 104 104 0 47 49 08 3 9 xã, thị trấn 20 13 07 10 04 06 Tổng 133 126 07 60 55 18

(Nguồn: Báo cáo đánh giá, xếp loại công chức 2013 của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tam Đảo)

Đội ngũ cán bộ làm công tác QLNS cấp xã cơ bản nhận thức đƣợc đầy đủ về trách nhiệm và quyền hạn của mình trong việc quản lý, điều hành ngân sách theo luật NSNN. Song trình độ chuyên môn còn hạn chế 35% cán bộ QLNS cấp xã có trình độ trung cấp; 50% có thời gian công tác trong ngành dƣới 3 năm nên thiếu kinh nghiệm, chƣa chủ động trong công tác tham mƣu cho chính quyền địa phƣơng nuôi dƣỡng, phát triển và khai thác nguồn thu cũng nhƣ huy động đóng góp của dân. Kết quả đánh giá xếp loại cán bộ quản lý NSX 2011 (Bảng 3.7).

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)