Phân cấp quản lý ngân sách tại Pháp

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 39 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Phân cấp quản lý ngân sách tại Pháp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quyền tự chủ của các địa phƣơng về thuế. Theo đó, các Hội đồng tỉnh, Hội đồng xã và Hội đồng hợp tác liên xã có chế độ thuế riêng hàng năm đƣợc biểu quyết mức thuế suất của các loại thuế đất, thuế cƣ trú và thuế nghề nghiệp. Tuy nhiên, để giới hạn quyền của các địa phƣơng, luật cũng quy định mức thuế suất trần để tham chiếu và khống chế chặt chẽ việc thay đổi thuế suất (Lƣơng Ngọc Tuyền, 2005).[21]

Các nguồn thu của địa phƣơng bao gồm: thuế địa phƣơng, trợ cấp của nhà nƣớc, thu từ kinh doanh và các lĩnh vực khác.

*Thuế địa phương: Thuế địa phƣơng dựa trên các cơ sở tính thuế liên quan đến đất đai và các trang thiết bị hữu hình của doanh nghiệp. Thuế địa phƣơng chủ yếu là thuế trực thu với bốn loại thuế chính (thuế nghề nghiệp, thuế nhà ở, thuế thổ trạch và thuế đất), chiếm 75% tổng thu từ thuế của các địa phƣơng. Mỗi địa phƣơng đƣợc quyền xác định thuế suất của thuế địa phƣơng, nhƣng phải tuân thủ một số quy định chung nhằm hạn chế việc tăng thuế. Tuy nhiên, nếu chính quyền thi hành một số chính sách thuế quá hà khắc thì sẽ bị nhân dân truất phế thông qua bầu cử.

* Trợ cấp của Trung ương: Các khoản trợ cấp của Trung ƣơng cho các địa phƣơng là nguồn tài chính chủ yếu của địa phƣơng. Tổng cộng các khoản hỗ trợ tài chính của nhà nƣớc hàng năm dành cho địa phƣơng lên đến khoảng 55 tỷ euro. Các khoản trợ cấp đó đƣợc thực hiện qua nhiều kênh:

- Trợ giúp cho địa phƣơng để hỗ trợ trang thiết bị và đầu tƣ. Đây là khoản trợ cấp mang tính truyền thống của Nhà nƣớc.

- Một phần trợ cấp là nhằm thực hiện nguyên tắc bù đắp tài chính cho việc chuyển giao một số chức năng của Trung ƣơng cho địa phƣơng.

- Trợ cấp tổng thể về hoạt động: Đƣợc ấn định từng năm một theo luật tài chính, theo một tỷ lệ trích tính trƣớc từ khoản dự định thu thuế giá trị gia tăng.

* Các khoản thu từ kinh doanh và từ các tài sản công: Gồm các lệ phí, phí hoặc thuế phải trả cho các dịch vụ công. Trong số các dịch vụ này, một số có thể thu dƣới dạng nhƣợng quyền, số công hoặc cho thầu. Trên thực tế, phần thu từ kinh doanh trong ngân sách địa phƣơng còn thấp.

Luật pháp bắt buộc các địa phƣơng phải thực hiện cân đối ngân sách, để thực hiện cân đối, các địa phƣơng có thể tự do đi vay. Tổng số vay nợ hàng năm phải thấp hơn tổng số chi cho trang thiết bị, vay nợ phải đƣợc dùng để đầu tƣ.

Theo quy định của pháp luật, địa phƣơng đƣợc tự do vay các khoản dƣới 500 triệu euro. Đối với các khoản vay từ 500 triệu đến 1 tỷ euro phải đƣợc Ban thƣ ký của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ủy ban ngân hàng phê chuẩn. Nếu lớn hơn 1 tỷ euro thì phải thông qua 1 số cơ sở chuyên môn về tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)