Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 48 - 50)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý, địa hình:

+ Vị trí địa lý: Tam Đảo là tên gọi của 3 ngọn núi cao (so với mặt nƣớc biển): Thiên Thị (1.375 m). Thạch bàn (1.388 m). Phù nghĩa (1.375 m). Dãy núi Tam Đảo kéo dài trên 80 km, với khoảng 20 đỉnh núi cao, cao nhất là đỉnh Tam Đảo Bắc (1.592m).

Huyện Tam Đảo mới thành lập theo nghị định số 153/2003/NĐ-CP, ngày 9/12/2003 của Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở các xã: Yên Dƣơng, Đạo Trù, Bồ Lý cảu huyện Lập Thạch, các xã: Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu của huyện Tam Dƣơng, xã Minh Quang của huyện Bình Xuyên, thị trấn Tam Đảo của Thành phố Vĩnh Yên.

Tam Đảo nằm ở phía Đông- Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, gần ngã ba ranh giới của Vĩnh Phúc với hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên. Phía Đông Nam và Nam của huyện Tam Đảo giáp huyện Bình Xuyên, phía nam và Tây Nam giáp huyện Tam Dƣơng, phía tây giáp huyện Lập Thạch, phía tây bắc giáp huyện Sơn Dƣơng của tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên. Tam Đảo cách thành phố Vĩnh Yên 10 km và cách thành phố Hà Nội 70 km, những nơi có dân số đông, có sự phát triển kinh tế năng động, có sức lan tỏa lớn. Vì vậy, Tam Đảo có những điều kiện nhất định trong việc khai thác các tiềm năng về khoa học công nghệ, về thị trƣờng cho các hoạt động nông, lâm sản, du lịch và các hoạt động kinh tế khác.

+ Địa hình: Tam Đảo là huyện miền núi, nằm trên phần chính, phía Tây Bắc của dãy núi Tam Đảo, nơi bắt nguồn của sông Cà Lồ (sông này nối với sông Hồng và sông Cầu). Địa hình của Tam Đảo khá phức tạp, đa dạng vì có cả vùng cao và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

miền núi, vùng gò đồi và vùng đất bãi ven sông. Vùng miền núi và núi cao với diện tích khoảng 11.000 ha, chủ yếu do vƣờn quốc gia Tam Đảo và Lâm trƣờng Tam Đảo quản lý. Diện tích còn lại bao gồm các vùng núi thấp, vùng bãi do các xã quản lý và sử dụng.

Các vùng của huyện chạy dài theo hƣớng Tây Bắc- Đông Nam, mỗi vùng đều có những điều kiện tự nhiên, những nguồn lực kinh tế đặc thù tạo nên những sắc thái riêng trong phát triển KT-XH, nhất là kinh tế nông, lâm nghiệp và dịch vụ du lịch. Tam Đảo nổi bật với địa hình vùng núi bởi dãy núi Tam Đảo, vùng rừng quốc gia tạo cảnh quan và những điều kiện đặc thù về yếu tố lịch sử, tín ngƣỡng cho sự phát triển du lịch, nhất là du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái và du lịch tâm linh.

- Tài nguyên đất:

+ Về số lƣợng: theo số liệu kiểm kê năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của huyện Tam Đảo là 23.587,62 ha. Đất nông, lâm, thủy sản là 19.020,42 ha chiếm 82,64% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 4.374,07 ha, chiếm 18,54% diện tích đát tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp rất lớn với 14.618,35ha, chiếm 61,97%. Trong đất nông, lâm, thủy sản, đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 22,99% trong khi đất lâm nghiệp chiếm 77,01%.

Trong 14.618,35 ha đất lâm nghiệp, đất rừng sản xuất chỉ có 1.752,28 ha, đất rừng phòng hộ có 537,66 ha, đất rừng đặc dụng lên đến 12.328,41 ha. Đây là tiềm năng quý, nhƣng cũng đặt ra nhiều vần đề bảo vệ trong phát triển kinh tế.

Trong tổng 4.472,02 ha đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng của huyện có 2.277,33 ha, chiếm 9,65% đất tự nhiên và 50,92% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Trong diện tích đất chuyên dùng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp mới có 209,34 ha và khả năng mở rộng còn lớn, vì diện tích đất nằm ở trung tâm huyện và đất ven các khu giao thông, đất xây dựng các công trình du lịch còn nhiều. Đất ở có 424,02 ha, trong đó đất ở đô thị mới có 4,3 ha chiếm 1,02% đất ở toàn huyện. Đất chƣa sử dụng còn 95,18 ha, trong đó đất đồi núi chƣa sử dụng là 73,4 ha, đất bằng chƣa sử dụng 20,56 ha, núi đá không có rừng cây là 1,82 ha.

Về chất lƣợng: Trên địa bàn huyện Tam Đảo có các loại đất chính nhƣ đất đồi núi, đất phù sa cổ ven sông, đất dốc tụ ven đồi, núi. Nhìn chung chất lƣợng đất đai của Tam Đảo không thuộc loại cao. Đất đồi núi tuy hàm lƣợng mùn cao, nhƣng địa hình dốc, chia cắt và hay bị rửa trôi. Đất phù sa cổ ven sông nhiều năm không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đƣợc bồi đắp nên độ mầu mỡ tự nhiên kém. Năng suất cây trồng không cao. Tình trạng chất lƣợng đất đai trên đặt ra các vấn đề trong sử dụng nhƣ: Cần đầu tƣ trong thâm canh sử dụng đất trong nông nghiệp. Đầu tƣ cải tạo mặt bằng, xây dựng các nền móng vững chắc trong xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình sản xuất phi nông nghiệp, dân dụng.

- Khoáng sản: Huyện Tam Đảo không có nhiều tài nguyên khoáng sản. Trên địa bàn huyện có cát, sỏi ở các xã ven sông Phó Đáy có thể khai thác làm vật liệu xây dựng; có quặng sắt và 02 mỏ đá ở xã Minh Quang với trữ lƣợng có thể khai thác trong vài chục năm.

- Tài nguyên nƣớc:

+ Nguồn nƣớc mặt: nguồn nƣớc mặt chủ yếu đƣợc cung cấp bởi các sông, suối và ao, hồ. Tam Đảo có sông Phó Đáy chạy theo chiều dài huyện từ Bắc xuống Nam và tạo thành ranh giới Tam Đảo với Tam Dƣơng và nhiều suối nhỏ ven các chân núi. Những năm gần đây rừng đƣợc bảo vệ và khôi phục nên nguồn sinh thủy đƣợc cải thiện, nguồn nƣớc tƣơng đối dồi dào.

Huyện Tam Đảo đã xây dựng hệ thống hồ nƣớc dung tích lớn phục vụ cho phát triển sản xuất nhƣ: Hồ Xạ Hƣơng dung tích 12,78 triệu m3, hồ Làng Hà 2,3 triệu m3, hồ Vĩnh Thành 2 triệu m3, hồ Bản Long…theo đánh giá của các nhà chuyên môn, nguồn nƣớc từ các suối của rừng Quốc gia Tam Đảo có chất lƣợng tốt có thể khai thác phục vụ cho sản xuất, thậm chí có thể xử lý để cấp nƣớc phục vụ cho sinh hoạt.

+ Nguồn nƣớc ngầm: Hiện chƣa có nghiêm cứu tổng thể về nƣớc ngầm trên địa bàn huyện, nhƣng qua khảo sát cho thấy, chất lƣợng nƣớc ngầm ở các giếng khoan của nhân dân khá tốt. Điều đó có thể cho phép nhận định nguồn nƣớc ngầm ở Tam Đảo tƣơng đối dồi dào, đảm bảo chất lƣợng để khai thác nƣớc sinh hoạt phục vụ nhu cầu dân cƣ trong huyện.

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)