Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 45 - 124)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp

Những vấn đề lý luận cơ bản về NSNN nói chung và quản lý thu chi NSNN nói riêng đƣợc thu thập và hệ thống hóa từ các tài liệu, giáo trình, sách báo, văn bản pháp luật có liên quan và thông qua các ý kiến của các chuyên gia, cán bộ đồng nghiệp.

Số liệu thứ cấp còn đƣợc thu thập thông qua cán bộ tại các phòng ban, chuyên môn: Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục thuế Tam Đảo, KBNN huyện Tam Đảo.

Nội dung tài liệu thu thập gồm, tình hình lập dự toán ngân sách huyện (căn cứ, yêu cầu, nội dung, phƣơng pháp lập, quy trình lập, biểu dự toán, báo cáo thuyết minh dự toán) tình hình chấp hành dự toán ngân sách, tình hình quyết toán ngân sách hàng năm, tình hình quản lý thu, chi ngân sách nhà nƣớc.

Bên cạnh đó số liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong luận văn còn bao gồm: đặc điểm tự nhiên, KT-XH của huyện Tam Đảo, tình hình thu chi ngân sách qua các năm 2011-2013 theo dự toán và quyết toán, đƣợc thu thập tại cơ quan huyện, Chi cục thuế Tam Đảo, KBNN huyện Tam Đảo và Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Từ các báo cáo, tài liệu, số liệu các cuộc điều tra, các sách báo, tạp chí, các văn bản pháp quy, các Website có liên quan..., đƣợc sử dụng làm nguồn tài liệu nghiên cứu.

- -

, tiến hành công tác lập dự toán NSNN và đánh giá quản lý NSNN ở huyện Tam Đảo.

2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cầu: Đầy đủ, chính xác và lôgíc.

- Sau khi hiệu chỉnh, các dữ liệu này đƣợc nhập vào máy tính và tổng hợp theo các khoản thu, chi theo cấp quản lý (TW, tỉnh, thị xã) và theo năm.

- Công cụ sử dụng cho xử lý và tổng hợp là: Máy tính, phần mềm excel.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp thống kê mô tả

Các chỉ tiêu thống kê sẽ đƣợc tính toán để mô tả thực trạng việc quản lý NSNN, quản lý thu, quản lý chi NSNN ở huyện Tam Đảo một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê sẽ phản ánh một cách đầy đủ và khách quan tình hình thu chi NSNN cho các lĩnh vực kinh tế và theo từng địa phƣơng trên toàn huyện Tam Đảo trong nhiều năm.

Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng trong luận văn để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu của quy trình thu, chi NSX trên địa bàn huyện Tam Đảo.

So sánh số tuyệt đối và so sánh tƣơng đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tƣợng, sự vật theo thời gian và không gian.

So sánh giữa các năm, so sánh giữa các địa phƣơng, so sánh giữa các bộ phận trong tổng thể. Thực hiện thông qua việc sử dụng ty số, số bình quân.

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương

2.3.1.1. Về kinh tế

- Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân (theo giá so sánh ) (%);

- );

- ng);

- Thu nhập bình quân đầu ngƣời (VND);

- Tỷ lệ biến động đất, tài nguyên khác hàng năm (%); cơ cấu kinh tế của huyện (%)

2.3.1.2. Về văn hoá - xã hội - giáo dục - y tế

- Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm (%);

- (ngƣời);

- ; tỷ lệ hộ đƣợc dùng nƣớc hợp vệ sinh (%)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- , thị trấn hoàn thành chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS; tiểu học đúng độ tuổi (%).

- Tỷ lệ xã, thị trấn hoàn thành chuẩn quốc gia về y tế (%)

2.3.2.

- Nhóm chỉ tiêu về thu ngân sách. ;

+ Thu ngân sách trên địa bàn: Thu trong cân đối (thu nội địa: Thu từ xí nghiệp quốc doanh trung ƣơng, thu từ xí nghiệp quốc doanh địa phƣơng, thu từ xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, thu từ khu vực công thƣơng nghiệp và ngoài quốc doanh, thu lệ phí trƣớc bạ, thu phí, lệ phí, thu chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu từ ngân sách khác; thu xuất nhập khẩu);

+ Thu theo sắc thuế: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân, thu phí và lệ phí, thu tiền sử dụng đất, thu khác;

+ Thu theo ngành kinh tế quốc dân: Công nghiệp - Xây dựng, Thƣơng mại - Du lịch, Nông lâm nghiệp - Ngƣ nghiệp;

,... . - Nhóm chỉ tiêu về chi ngân sách:

...;

+ Chi trong cân đối: Chi thƣờng xuyên (chi sự nghiệp kinh tế, chi phát triển nông nghiệp và nông thôn, chi sự nghiệp văn hóa - thông tin, chi sự nghiệp giáo dục, chi sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp bảo trợ xã hội, chi quản lý hành chính, chi an ninh quốc phòng, chi bổ sung ngân sách xã, chi dự phòng, chi khác); Chi đầu tƣ phát triển;

+ So sánh mức độ thu giữa các địa phƣơng trên địa bàn (%). + Chi quản lý qua ngân sách.

+ Tạm ứng chi ngoài ngân sách.

,... ,...

+ Tốc độ và tỷ trọng chi NSĐP với GDP (%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Cơ cấu chi đầu tƣ phát triển ) (%).

+ So sánh mức độ chi giữa các địa phƣơng trên địa bàn (%). - Một số chỉ tiêu khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN TAM ĐẢO

3.1. Đặc điểm tình hình kinh tế-xã hội của huyện Tam Đảo

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý, địa hình:

+ Vị trí địa lý: Tam Đảo là tên gọi của 3 ngọn núi cao (so với mặt nƣớc biển): Thiên Thị (1.375 m). Thạch bàn (1.388 m). Phù nghĩa (1.375 m). Dãy núi Tam Đảo kéo dài trên 80 km, với khoảng 20 đỉnh núi cao, cao nhất là đỉnh Tam Đảo Bắc (1.592m).

Huyện Tam Đảo mới thành lập theo nghị định số 153/2003/NĐ-CP, ngày 9/12/2003 của Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở các xã: Yên Dƣơng, Đạo Trù, Bồ Lý cảu huyện Lập Thạch, các xã: Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu của huyện Tam Dƣơng, xã Minh Quang của huyện Bình Xuyên, thị trấn Tam Đảo của Thành phố Vĩnh Yên.

Tam Đảo nằm ở phía Đông- Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, gần ngã ba ranh giới của Vĩnh Phúc với hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên. Phía Đông Nam và Nam của huyện Tam Đảo giáp huyện Bình Xuyên, phía nam và Tây Nam giáp huyện Tam Dƣơng, phía tây giáp huyện Lập Thạch, phía tây bắc giáp huyện Sơn Dƣơng của tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên. Tam Đảo cách thành phố Vĩnh Yên 10 km và cách thành phố Hà Nội 70 km, những nơi có dân số đông, có sự phát triển kinh tế năng động, có sức lan tỏa lớn. Vì vậy, Tam Đảo có những điều kiện nhất định trong việc khai thác các tiềm năng về khoa học công nghệ, về thị trƣờng cho các hoạt động nông, lâm sản, du lịch và các hoạt động kinh tế khác.

+ Địa hình: Tam Đảo là huyện miền núi, nằm trên phần chính, phía Tây Bắc của dãy núi Tam Đảo, nơi bắt nguồn của sông Cà Lồ (sông này nối với sông Hồng và sông Cầu). Địa hình của Tam Đảo khá phức tạp, đa dạng vì có cả vùng cao và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

miền núi, vùng gò đồi và vùng đất bãi ven sông. Vùng miền núi và núi cao với diện tích khoảng 11.000 ha, chủ yếu do vƣờn quốc gia Tam Đảo và Lâm trƣờng Tam Đảo quản lý. Diện tích còn lại bao gồm các vùng núi thấp, vùng bãi do các xã quản lý và sử dụng.

Các vùng của huyện chạy dài theo hƣớng Tây Bắc- Đông Nam, mỗi vùng đều có những điều kiện tự nhiên, những nguồn lực kinh tế đặc thù tạo nên những sắc thái riêng trong phát triển KT-XH, nhất là kinh tế nông, lâm nghiệp và dịch vụ du lịch. Tam Đảo nổi bật với địa hình vùng núi bởi dãy núi Tam Đảo, vùng rừng quốc gia tạo cảnh quan và những điều kiện đặc thù về yếu tố lịch sử, tín ngƣỡng cho sự phát triển du lịch, nhất là du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái và du lịch tâm linh.

- Tài nguyên đất:

+ Về số lƣợng: theo số liệu kiểm kê năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của huyện Tam Đảo là 23.587,62 ha. Đất nông, lâm, thủy sản là 19.020,42 ha chiếm 82,64% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 4.374,07 ha, chiếm 18,54% diện tích đát tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp rất lớn với 14.618,35ha, chiếm 61,97%. Trong đất nông, lâm, thủy sản, đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 22,99% trong khi đất lâm nghiệp chiếm 77,01%.

Trong 14.618,35 ha đất lâm nghiệp, đất rừng sản xuất chỉ có 1.752,28 ha, đất rừng phòng hộ có 537,66 ha, đất rừng đặc dụng lên đến 12.328,41 ha. Đây là tiềm năng quý, nhƣng cũng đặt ra nhiều vần đề bảo vệ trong phát triển kinh tế.

Trong tổng 4.472,02 ha đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng của huyện có 2.277,33 ha, chiếm 9,65% đất tự nhiên và 50,92% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Trong diện tích đất chuyên dùng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp mới có 209,34 ha và khả năng mở rộng còn lớn, vì diện tích đất nằm ở trung tâm huyện và đất ven các khu giao thông, đất xây dựng các công trình du lịch còn nhiều. Đất ở có 424,02 ha, trong đó đất ở đô thị mới có 4,3 ha chiếm 1,02% đất ở toàn huyện. Đất chƣa sử dụng còn 95,18 ha, trong đó đất đồi núi chƣa sử dụng là 73,4 ha, đất bằng chƣa sử dụng 20,56 ha, núi đá không có rừng cây là 1,82 ha.

Về chất lƣợng: Trên địa bàn huyện Tam Đảo có các loại đất chính nhƣ đất đồi núi, đất phù sa cổ ven sông, đất dốc tụ ven đồi, núi. Nhìn chung chất lƣợng đất đai của Tam Đảo không thuộc loại cao. Đất đồi núi tuy hàm lƣợng mùn cao, nhƣng địa hình dốc, chia cắt và hay bị rửa trôi. Đất phù sa cổ ven sông nhiều năm không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đƣợc bồi đắp nên độ mầu mỡ tự nhiên kém. Năng suất cây trồng không cao. Tình trạng chất lƣợng đất đai trên đặt ra các vấn đề trong sử dụng nhƣ: Cần đầu tƣ trong thâm canh sử dụng đất trong nông nghiệp. Đầu tƣ cải tạo mặt bằng, xây dựng các nền móng vững chắc trong xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình sản xuất phi nông nghiệp, dân dụng.

- Khoáng sản: Huyện Tam Đảo không có nhiều tài nguyên khoáng sản. Trên địa bàn huyện có cát, sỏi ở các xã ven sông Phó Đáy có thể khai thác làm vật liệu xây dựng; có quặng sắt và 02 mỏ đá ở xã Minh Quang với trữ lƣợng có thể khai thác trong vài chục năm.

- Tài nguyên nƣớc:

+ Nguồn nƣớc mặt: nguồn nƣớc mặt chủ yếu đƣợc cung cấp bởi các sông, suối và ao, hồ. Tam Đảo có sông Phó Đáy chạy theo chiều dài huyện từ Bắc xuống Nam và tạo thành ranh giới Tam Đảo với Tam Dƣơng và nhiều suối nhỏ ven các chân núi. Những năm gần đây rừng đƣợc bảo vệ và khôi phục nên nguồn sinh thủy đƣợc cải thiện, nguồn nƣớc tƣơng đối dồi dào.

Huyện Tam Đảo đã xây dựng hệ thống hồ nƣớc dung tích lớn phục vụ cho phát triển sản xuất nhƣ: Hồ Xạ Hƣơng dung tích 12,78 triệu m3, hồ Làng Hà 2,3 triệu m3, hồ Vĩnh Thành 2 triệu m3, hồ Bản Long…theo đánh giá của các nhà chuyên môn, nguồn nƣớc từ các suối của rừng Quốc gia Tam Đảo có chất lƣợng tốt có thể khai thác phục vụ cho sản xuất, thậm chí có thể xử lý để cấp nƣớc phục vụ cho sinh hoạt.

+ Nguồn nƣớc ngầm: Hiện chƣa có nghiêm cứu tổng thể về nƣớc ngầm trên địa bàn huyện, nhƣng qua khảo sát cho thấy, chất lƣợng nƣớc ngầm ở các giếng khoan của nhân dân khá tốt. Điều đó có thể cho phép nhận định nguồn nƣớc ngầm ở Tam Đảo tƣơng đối dồi dào, đảm bảo chất lƣợng để khai thác nƣớc sinh hoạt phục vụ nhu cầu dân cƣ trong huyện.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

- Dân số: Năm 2010 dân số của toàn huyện Tam Đảo là 71.528 ngƣời, mật độ dân số trung bình là 303 ngƣời/km2, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 41,9%. So với các huyện, thành phố khác trong tỉnh Vĩnh Phúc, Tam Đảo là một trong các huyện có mật độ dân số thấp. Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trung cao ở các xã vùng thấp và thƣa thớt tại vùng thị trấn Tam Đảo, các thôn, xóm vùng ven núi của các xã vùng đồng bằng.

Tam Đảo là huyện miền núi mới đƣợc tái lập, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu, trình độ dân trí còn thấp và chƣa đồng đều, nhất là đối với đồng bào dân tộc sống ở vùng núi. Tỷ lệ dân số hoạt động trong các ngành nông, lâm, thủy sản khá thấp ở địa bàn cấp huyện (52,6% năm 2010). Một bộ phận khá lớn dân cƣ đã chuyển sang các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng (7.400 ngƣời, chiếm 21,4%) và các ngành dịch vụ (8.990 ngƣời, chiếm 26,0%).

- Phát triển kinh tế: Tam Đảo là huyện miền núi có nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội, nhƣng sau 10 năm đƣợc tái lập và đi vào hoạt động Tam Đảo đã đạt đƣợc những thành tựu rất quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Liên tục trong 10 năm từ 2004 - 2014 (năm 2014 dự kiến) kinh tế Tam Đảo luôn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao, giá trị sản xuất tăng bình quân 18,22%, đặc biệt giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn các năm 2011-2013 tăng bình quân 18,53%/năm (mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện 2010 - 2015 là 14 - 16%/năm). Giá trị sản xuất tính theo giá so sánh bình quân đầu ngƣời tăng từ 3,6 triệu đồng năm 2010 lên 7,96 triệu đồng năm 2015 và từ 4,7 triệu đồng năm 2010 lên 17,75 triệu đồng năm 2015 tính theo giá thực tế.

- Thu hút vốn đầu tƣ: Hiện tại, Tam Đảo chƣa có sức thu hút mạnh các nhà đầu tƣ ngoài Huyện do chƣa xây dựng đƣợc phƣơng án quy hoạch chi tiết. Phần lớn các đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng còn dựa vào nguồn vốn ngân sách. Đầu tƣ cho phát triển kinh tế chƣa nhiều. Trong giai đoạn tới, khi cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ hoàn chỉnh, nhất là đầu tƣ khu lễ hội và quy hoạch xây dựng cơ sở du lịch Tam Đảo 2, chắc chắn sự thu hút các nhà đầu tƣ ngoài khu vực sẽ tăng lên do cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng của huyện sẽ đƣợc đầu tƣ xây dựng và hoàn thiện dần.

Có thể nhận định việc thu hút vốn ODA và FDI vào công nghiệp huyện Tam Đảo sẽ không nhiều, nhƣng các nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có thể sẽ thu hút nhiều vào việc đầu tƣ cho các hoạt động kinh tế du lịch. Đó là việc đầu tƣ xây dựng, tôn tạo các di tích, các danh lam thắng cảnh hay xây dựng các công trình vui chơi giải trí thu hút nhiều khách du lịch hơn.

Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống cơ sở hạ tầng và sự phát triển của ngành du lịch sẽ thu hút nguồn vốn đầu tƣ khá lớn của các chủ đầu tƣ trong huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguồn vốn này chủ yếu sẽ đƣợc tập trung đầu tƣ để khai thác thế mạnh về kinh tế

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 45 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)