0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Hệ thống NSNN và phân cấp ngân sách

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN TAM ĐẢO TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 25 -30 )

5. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Hệ thống NSNN và phân cấp ngân sách

1.1.3.1. Hệ thống ngân sách nhà nước

Là tổng thể các cấp ngân sách gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của mỗi cấp ngân sách.

Một là, Hệ thống NSNN của nƣớc ta đƣợc xây dựng trên các nguyên tắc: Đảm bảo tính thống nhất của nền tài chính quốc gia. Đó là điều kiện quan trọng để đƣa mọi hoạt động thu chi của NSNN ở các cấp đi đúng quỹ đạo quản lý kinh tế, tài chính của nhà nƣớc, tạo nên mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa các cấp ngân sách làm cho hoạt động ngân sách phù hợp với sự vận động của các phạm trù kinh tế tài chính khác.

Hai là, Quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong hệ thống NSNN, vừa phát huy sức mạnh của cả hệ thống vừa đảm bảo tính năng động sáng tạo của mỗi cấp cơ sở trong việc sử lý các vấn đề của ngân sách trong hệ thống NSNN, ngân sách trung ƣơng đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc kinh tế-xã hội trên phạm vi toàn quốc. Hoạt động thu, chi của ngân sách trung ƣơng (NSTW) có ảnh hƣởng lớn đến các mặt cân đối lớn trong đời sồng kinh tế-xã hội của đất nƣớc. ngân sách địa phƣơng là công cụ tài chính quan trọng giúp chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quyền địa phƣơng thực hiện các chức năng kinh tế-xã hội, khai thác tốt các thế mạnh của địa phƣơng đồng thời là công cụ góp phần thực hiện sự giám sát của nhà nƣớc đối với các mặt hoạt động kinh tế-xã hội trên một vùng lãnh thổ nhất định.

Theo Luật NSNN mỗi cấp chính quyền đều có ngân sách nên tƣơng ứng với 4 cấp chính quyền là 4 cấp ngân sách:

+ Ngân sách Trung ƣơng + Ngân sách cấp tỉnh + Ngân sách cấp huyện + Ngân sách cấp xã

Cả 4 cấp ngân sách này hợp chung thành NSNN, trong đó ngân sách Trung ƣơng giữ vai trò chủ đạo; ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã lồng ghép vào nhau và hợp chung lại thành ngân sách địa phƣơng. Nhƣ vậy, NSNN của Việt Nam bao gồm ngân sách Trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng. Theo hiến pháp năm 1992 của Việt Nam thì Quốc hội quyết định và phân bổ ngân sách, tức là quyết định cả ngân sách Trung ƣơng và ngân sách cấp chính quyền địa phƣơng.[7]

Quan hệ giữa ngân sách các cấp được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Ngân sách trung ƣơng và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phƣơng đƣợc phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể;

- Thực hiện việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phƣơng. Số bổ sung này là khoản thu của ngân sách cấp dƣới;

- Trƣờng hợp cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp dƣới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình thì phải kết chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dƣới để thực hiện nhiệm vụ đó;

- Ngoài việc bổ sung nguồn thu và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi vừa nêu trên, không đƣợc dùng ngân sách cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác.

Hệ thống NSNN Việt Nam:

Ngân sách Nhà nƣớc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 1.2: Hệ thống NSNN Việt Nam

1.1.3.2. Phân cấp ngân sách

Phân cấp ngân sách thực chất là việc giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong việc sử dụng NSNN. Cụ thể là:

- Giải quyết mối quan hệ quyền lực giữa các cấp chính quyền trong việc ban hành các chính sách, chế độ thu chi quản lý ngân sách.

- Giải quyết mối quan hệ vật chất trong quá trình phân giao nhiệm vụ chi, nguồn thu và cân đối ngân sách giữa các cấp chính quyền.

- Giải quyết mối quan hệ trong chu trình ngân sách.

Muốn thực hiện đƣợc những nội dung trên, phân cấp ngân sách phải đảm bảo các nguyên tắc:

Thứ nhất: Phân cấp ngân sách phải đƣợc tiến hành đồng thời với phân cấp kinh tế và tổ chức bộ máy hành chính. Tuân thủ nguyên tắc này tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết mọi quan hệ vật chất giữa các cấp chính quyền, xác định rõ nguồn thu trên địa bàn và quy định nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền một cách chính xác.

Thứ hai: Đảm bảo thực hiện vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ƣơng và vị trí độc lập của ngân sách địa phƣơng trong hệ thống NSNN thống nhất.

Thứ ba: Đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp ngân sách: thể hiện qua việc giao nhiệm vụ thu, chi cho địa phƣơng phải căn cứ vào yêu cầu cân đối chung trong cả nƣớc, nhƣng cố gắng hạn chế thấp nhất sự chênh lệch về kinh tế, văn hóa, xã hội do hậu quả của phân cấp nảy sinh giữa các vùng lãnh thổ.[17]

1.1.3.3. Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách

- Nguồn thu của ngân sách trung ƣơng

+ Các khoản thu ngân sách Trung ƣơng hƣởng 100%:

Ngân sách Tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ƣơng

Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Ngân sách xã, phƣờng, thị trấn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu; * Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

* Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa nhập khẩu;

* Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành;

* Các khoản thuế và thu khác từ các hoạt động thăm dò, khai thác dầu; khí, kể cả thuế chuyển thu nhập ra nƣớc ngoài, tiền thuê mặt đất, mặt nƣớc;

* Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ƣơng tại các cơ ở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của ngân sách trung ƣơng (cả gốc và lãi), thu từ Quỹ dự trữ tài chính của trung ƣơng, thu nhập từ vốn góp của ngân sách trung ƣơng;

* Các khoản phí và lệ phí, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật do các cơ quan, đơn vị thuộc trung ƣơng tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và lệ phí trƣớc bạ;

* Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật của các đơn vị do các cơ quan trung ƣơng trực tiếp quản lý;

* Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam;

* Các khoản thu hoàn vốn, thanh lý tài sản, các khoản thu khác của doanh nghiệp nhà nƣớc do trung ƣơng quản lý, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật;

* Thu từ các khoản tiền phạt, tịch thu theo quy định của pháp luật; * Thu kết dƣ sang ngân sách trung ƣơng;

* Thu chuyển nguồn từ ngân sách trung ƣơng năm trƣớc sang ngân sách trung ƣơng năm sau;

* Viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nƣớc, các tổ chức khác, các cá nhân ở nƣớc ngoài cho chính phủ Việt Nam;

* Các khoản thu khác của ngân sách trung ƣơng theo quy định của pháp luật; + Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng:

* Thuế GTGT, không kể thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu và thuế GTGT từ hoạt động xổ số kiến thiết.

* Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập của các đơn vị hạch toán toàn ngành và thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động xổ số kiến thiết.

* Thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao.

* Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ dịch vụ, hàng hóa sản xuất trong nƣớc, không kể thuế tiêu thụ đặc biệt từ hoạt động xổ số kiến thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Phí xăng, dầu.

- Chi ngân sách nhà nƣớc:

* Chi thƣờng xuyên:

+ Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa - thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục - thể thao, khoa học và công nghệ, môi trƣờng, các sự nghiệp xã hội khác.

+ Các hoạt động sự nghiệp kinh tế;

+ Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; + Hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc:

+ Hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam;

+ Hoạt động của ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam;

+ Trợ giá theo chính sách của nhà nƣớc;

+ Phần chi thƣờng xuyên thuộc các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nƣớc;

+ Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội;

+ Trợ cấp cho các đối tƣợng chính sách xã hội;

+ Trợ cấp cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

+ Các khoản chi thƣờng xuyên khác theo quy định của pháp luật. * Chi đầu tƣ phát triển:

+ Đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn;

+ Đầu tƣ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tài chính của nhà nƣớc; góp vốn cổ phần liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật;

+ Chi bổ sung quỹ dự trữ nhà nƣớc;

+ Chi đầu tƣ phát triển thuộc các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nƣớc; + Các khoản chi đầu tƣ phát triển khác theo quy định của pháp luật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Chi viện trợ của ngân sách trung ƣơng cho các chính phủ và tổ chức nƣớc ngoài.

* Chi cho vay của ngân sách trung ƣơng.

* Chi trả gốc và lãi các khoản huy động đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc ngân sách cấp tỉnh theo quy định của luật NSNN.

* Chi bổ sung quỹ dự phòng tài chính theo quy định. * Chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới.

* Chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trƣớc sang ngân sách năm sau.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN TAM ĐẢO TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 25 -30 )

×