Những giải pháp cơ bản nhằm tăng cƣờng quản lý NSNN ở huyện Tam

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 108 - 124)

5. Kết cấu của luận văn

4.2. Những giải pháp cơ bản nhằm tăng cƣờng quản lý NSNN ở huyện Tam

Đảo tỉnh Vĩnh Phúc từ 2015 và tầm nhìn đến 2020

4.2.1. Nhóm giải pháp tăng cường quản lý nguồn thu NSNN

4.2.1.1. Giải pháp tăng cường nguồn thu NSNN từ thu thuế các DN trên địa bàn huyện

Trong những năm tới để tăng NSNN cần huy động các nguồn lực tài chính vào NSNN nhằm phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đầu tƣ cho phát triển, tạo thế và lực nhằm thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế bền vững. Ngân sách nhà nƣớc tăng sẽ tạo điều kiện thực hiện mục tiêu, chiến lƣợc phát triển kinh tế

- xã hội của huyện. Huyện Tam Đảo cần đổi mới chính sách động viên nhằm giải phóng và khơi thông các nguồn lực để tăng NSNN.

Tăng cƣờng công tác quản lý, khai thác và nuôi dƣỡng nguồn thu cho NSNN mà trƣớc hết là các khoản thuế vì thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Thuế là hình thức thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể nhà nƣớc và các thành phần kinh tế trong xã hội thông qua việc đóng góp một phần thu nhập cho NSNN. Thuế là đòn bẩy kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, bảo hộ hàng sản xuất trong nƣớc, thực hiện công bằng xã hội.

Muốn vậy cần khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tƣ phát triển kinh doanh, đẩy mạnh việc huy động các nguồn thu đặc biệt là đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Cho nên trƣớc hết phải thực hiện có hiệu quả Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tƣ, đồng thời các ngành chức năng trong hệ thống quản lý thu, chi NSNN cần tích cực hơn nữa trong việc thực hiện chƣơng trình cải cách hành chính, thực hiện theo cơ chế “một cửa” với mục tiêu giảm bớt thủ tục giấy tờ, công khai minh bạch về thủ tục, về quy trình thu.

Cần chống thất thu NSNN trong mọi lĩnh vực. Để tăng cƣờng quản lý các nguồn thu NSNN cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau:

- Giải quyết hài hòa lợi ích kinh tế giữa nhà nƣớc, doanh nghiệp và xã hội khi ban hành các chính sách, chế độ động viên qua thuế, phí, lệ phí vào NSNN, vừa đảm bảo nguồn thu tài chính cho nhà nƣớc thực hiện điều hành vĩ mô nền kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng, tạo điều kiện cho SXKD phát triển.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thuế theo hƣớng giảm dần thuế suất, giảm chênh lệch giữa các mức thuế, giảm số lƣợng thế suất, giảm dần các ƣu đãi, miễn giảm thuế, mở rộng phạm vi, đối tƣợng nộp thuế, bảo đảm nguyên tắc công bằng về thuế giữa các thành phần kinh tế trong địa phƣơng, góp phần đẩy mạnh quá trình cơ cấu sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đổi mới công nghệ, hƣớng dẫn tiêu dùng, thúc đẩy xuất khẩu, điều tiết thu nhập và tăng cƣờng hạch toán kế toán theo đúng quy định.

- Điều chỉnh cơ cấu các sắc thuế, thuế suất cho phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế hội nhập quốc tế, sửa đổi và hoàn thiện các loại thuế gián thu, khẳng định vai trò của thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt trong điều kiện mới.

- Nâng dần tỷ trọng thuế trực thu trong thu NSNN theo những phƣơng thức thích hợp, chú trọng triển khai áp dụng thống nhất chế độ thuế thu nhập cá nhân nhằm tạo môi trƣờng bình đẳng trong việc thiết lập các chế độ thuế và chính sách

tài chính khác, góp phần tạo sự công bằng, bình đẳng trong xã hội và tăng cƣờng nguồn thu NSNN, xác lập thói quen về nghĩa vụ nộp thuế trong nhân dân.

- Tiếp tục đổi mới quy trình công nghệ trong quản lý thu ngân sách, hạch toán và kiểm tra thuế, thực hiện công khai dân chủ về quy trình công khai và nộp thuế, đề cao chế độ tự động kiểm tra và kiểm tra chéo đối với các sắc thuế, nhất là thuế GTGT.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra thuế, công tác chống gian lận trong thƣơng mại, buôn lậu, chốn thuế.

- Hiện đại hóa cơ sở vật chất, nâng cao trình độ của cán bộ ngành thuế để có thể giám sát và quản lý thuế theo mạng tin học cho toàn huyện, tỉnh, đổi mới hệ thống luân chuyển hóa đơn chứng từ, xây dựng và áp dụng thống nhất chuẩn mực chi, chế độ tài chính và kế toán áp dụng thống nhất tại doanh nghiệp, cải tiến công tác kế toán thuế nhà nƣớc, kiểm soát công tác thu đối với ngành thuế và kho bạc nhà nƣớc.

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền pháp luật trong lĩnh vực tài chính - ngân sách đến các cơ quan đơn vị, các tổ chức kinh tế - xã hội, các tầng lớp dân cƣ để mọi tổ chức, công dân hiểu và tự giác thực hiện nghĩa vụ với NSNN.

- Cải cách hệ thống thuế theo hƣớng giảm thuế suất, mở rộng diện thu, đơn giản các sắc thuế; có chính sách thuế khuyến khích mạnh mẽ đầu tƣ và tích lũy trong nƣớc để tăng thu trên cơ sở mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo nuôi dƣỡng nguồn thu, khai thác và quản lý chặt chẽ nguồn thu, chống thất thu có hiệu quả.

Trƣớc hết cần thực hiện một số biện pháp cụ thể nhƣ:

+ Hƣớng dẫn cho đối tƣợng nộp thuế thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý và sử dụng hóa đơn chứng từ, mở sổ sách kế toán, hạch toán kế toán các loại thuế mới, đăng ký thuế, kế khai tính thuế, nộp thuế.

+ Tổ chức sắp xếp lại sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp; trong công tác quản lý vật tƣ, tiền vốn, chi phí, giá thành... để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nƣớc.

+ Kiên quyết xử lý đối với các trƣờng hợp vi phạm luật thuế của nhà nƣớc, xâm tiêu tiền thuế, thỏa thuận thuế,... nhằm chấn chỉnh và lập lại kỷ cƣơng trên lĩnh vực thuế, khắc phục những trƣờng hợp vì lợi ích cá nhân, xem nhẹ lợi ích nhà nƣớc, coi thƣờng pháp luật.

4.2.1.2. Giải pháp đổi mới cơ cấu nguồn thu NSNNtại huyện Tam Đảo

Cơ cầu nguồn thu NSNN huyện Tam Đảo cần đƣợc thay đổi theo hƣớng tích cực, tăng thu từ các thế mạnh của lĩnh vực vận tải, du lịch...để tạo nguồn thu mới làm tăng thu ngân sách.

Trên cơ sở phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên của từng khu vực và tiềm năng của từng lĩnh vực trong huyện Tam Đảo cần phải tăng cƣờng thu từ các khu vực để tạo nguồn thu cho NSNN. Huyện cần chú trọng phát triển nguồn thu mới, lâu dài, vững chắc kết hợp với khai thác tốt các nguồn thu hiện có.

+ Tăng thu NSNN trong lĩnh vực giao thông vận tải và xây dựng: Muốn vậy cần đầu tƣ xây dựng các tuyến đƣờng giao thông quan trọng, một mặt tăng cƣờng giao lƣu kinh tế giữa các vùng, mặt khác thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Quy hoạch tổng thể xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung ở những nơi có mặt bằng rộng, dân cƣ thƣa tạo môi trƣờng hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ.

+ Tăng thu NSNN trong lĩnh vực thƣơng mại du lịch: Phải đầu tƣ xây dựng khu nghỉ mát Tam Đảo, di tích đền Quốc mẫu Tây Thiên, Trúc lâm thiền viện, thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc.

+ Tăng thu NSNN trong lĩnh vực công nghiệp: khuyến khích phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp giầy da, may mặc, tận dụng tối đa lợi thế, vị trí địa lý, khơi dậy huy động nguồn lực tại chỗ giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

+ Tăng thu trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp: Từ việc đầu tƣ phát triển một số làng nghề để sản xuất hàng xuất khẩu, mỹ nghệ. Mặt khác do chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp cần phải đầu tƣ một số ngành nghề thủ công tạo việc lam cho ngƣời lao động. Từ đó tạo ra các khoản thu thuế TNDN...

4.2.2. Nhóm giải pháp quản lý chi NSNN

4.2.2.1. Giải pháp tăng cường hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách nhà nước

Để đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm trong quản lý chi NSNN cần phải đổi mới và hoàn thiện cơ cấu chi NSNN phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng trong huyện Tam Đảo. Điều đó đòi hỏi việc phân bổ sử dụng NSNN phải cân đối với các nguồn lực tài chính của huyện, tỉnh.

Một số biện pháp chủ yếu sau cần thực hiện:

- Đổi mới cơ cấu chi NSNN phù hợp với sự thay đổi chức năng, nhiệm vụ của huyện, bố trí hợp lý tỷ trọng các nguồn chi: chi thƣờng xuyên, chi đầu tƣ phát triển, chi dự phòng,... sao cho đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chi quản lý nhà nƣớc, đồng thời có ƣu tiên cho chi thúc đẩy tăng trƣởng, phát triển kinh tế địa phƣơng cho mỗi vùng mỗi lĩnh vực cụ thể.

- Ƣu tiên các chiến lƣợc trọng điểm trong chi NSNN, tập trung nguồn vốn NSNN để đầu tƣ phát triển, cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, giáo dục và đào tạo;

- Chú trọng nguồn lực tài chính chi cho phát triển khoa học, ứng dụng công nghệ cao. Tăng dần tỷ trọng chi NSNN cho nghiên cứu cơ bản và triển khai ứng dụng công nghệ mới.

- Giảm bớt gánh nặng chi NSNN bằng cách mở rộng phạm vi xã hội hóa, giảm tối đa các khoản chi mang tính bao cấp, xây dựng cơ chế tự trang trải chi phí đối với một số đơn vị hành chính sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công cộng trong một số lĩnh vực giáo dục-đào tạo, văn hóa thể thao, truyền hình, khuyến khích các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển giáo dục ở tất cả các bậc học và tham gia cung cấp các dịch vụ công ích.

- Tăng cƣờng giám sát tài chính đối với các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. Thực hiện công khai tài chính NSNN các cấp, các đơn vị thụ hƣởng ngân sách, tiếp tục hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi NSNN, kiểm soát từ khâu dự toán đến kiểm soát quá trình cấp phát, và cả giai đoạn sau khi chi (nhƣ thông qua kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo quyết toán). Nghiên cứu thiết lập chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tƣ từ NSNN, đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện nghiêm chế độ kế toán NSNN.

- Thực hành triệt để chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý và sử dụng NSNN. Trong lĩnh vực đầu tƣ XDCB, cần phân bổ sớm vốn đầu tƣ XDCB để chủ động triển khai thực hiện, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, đúng quy chế quản lý XDCB; thực hiện quy chế đấu thầu công khai, riêng một số công trình XDCB ở xã cần có sự tham gia giám sát thi công của ngƣời dân, đảm bảo tính công khai, dân chủ. Trong lĩnh vực chi thƣờng xuyên, cần quán triệt yêu cầu tiết kiệm, chống lãng phí trong mua sắm, sửa chữa, sử dụng tài sản công và sử dụng NSNN. Phòng Tài chính- kế hoạch huyện Tam Đảo, KBNN huyện cần tăng cƣờng kiểm soát các khoản chi đảm bảo theo quy định, chế độ tài chính kế toán. Đồng thời phải rà soát, sửa đổi, bổ sung chế độ, định mức chi tiêu NSNN phù hợp với thực tế, khả năng của nền kinh tế đảm bảo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Thực hiện nghiêm chế độ, định mức, tiêu chuẩn và dự toán. Không đƣợc chi cho việc khác ngoài dự toán đƣợc duyệt, bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm trong mọi việc chi tiêu.

+ Đối với chi đầu tƣ phát triển: Phải căn cứ vào chỉ tiêu, nguồn vốn đƣợc giao để bố trí chi. Chi phải đảm bảo đúng các công trình, hạng mục đã đƣợc phê duyệt, không tự ý điều chỉnh cho các hạng mục công trình khác. Phòng Tài chính kế hoạch là cơ quan kiểm tra rà soát các danh mục công trình, nếu công trình không có khả năng hoàn thành phải có phƣơng án điều chỉnh vốn kịp thời tránh tình trạng để ứ đọng vốn. Chi đầu tƣ XDCB từ một số nguồn đƣợc để lại theo nghị quyết của Hội

đồng nhân dân tỉnh nhƣ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất,... đƣợc điều hành chi theo nguyên tắc tập trung theo từng chƣơng trình cụ thể. Phần vƣợt thu ngân sách địa phƣơng đƣợc hƣởng chỉ dành chi cho đầu tƣ phát triển, không dành chi tiêu thƣờng xuyên. Việc thẩm định quyết toán các dự án, công trình hoàn thành từ các nguồn vốn XDCB tập trung hay nguồn vốn sự nghiệp địa phƣơng thực hiện theo Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tƣ xây dựng số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009; các Nghị định của Chính phủ số 12/2009/NĐ-CP ngày 17/02/2009 về việc quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình; số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 12/2009/NĐ-CP; số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 về giám sát đánh giá đầu tƣ... Kiên quyết xuất toán các khoản chi không đúng quy định, các khoản chi phát sinh ngoài dự toán thiết kế đƣợc duyệt, tránh thất thoát trong quản lý chi đầu tƣ XDCB. Chú trọng chi đầu tƣ phát triển nông nghiệp nông thôn trong đó chú ý đầu tƣ xây dựng, sửa chữa và bê tông hóa các công trình thủy lợi, kênh mƣơng nội đồng, giao thông nông thôn.

+ Đối với chi thƣờng xuyên: Cấp phát ƣu tiên theo thứ tự trƣớc hết phải đảm bảo chi lƣơng và các khoản có tính chất lƣơng. Quản lý cấp phát phải đúng nội dung công việc, theo tiến độ hoàn thành có lƣu ý đến tính mùa vụ của một số khoản chi nhƣ chống lụt bão, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi,... mọi khoản chi ngân sách chỉ thực hiện chi khi có đủ các điều kiện sau:

1. Đã có trong dự toán ngân sách đƣợc duyệt;

2. Đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức do cơ nhà nƣớc có thẩm quyền quy định; 3. Đã đƣợc thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền chuẩn chi;

Thực hiện chế độ kiểm soát trƣớc, trong và sau khi chi ngân sách, thông qua cơ chế phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan Tài chính, KBNN và cơ quan thụ hƣởng ngân sách. Thực hiện nguyên tắc chi trả trực tiếp từ KBNN cho ngƣời cung cấp hàng hóa, dịch vụ, không chi qua ngƣời đƣợc hƣởng ngân sách, thực hiện "ngƣời đƣợc chi tiêu nhƣng không đƣợc cầm tiền", Đảm bảo mọi khoản chi phải có chứng từ hợp lệ và đƣợc sự kiểm soát của cơ quan Tài chính. Nghiêm túc thực hiện pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả kinh phí từ NSNN.

4.2.2.2 Giải pháp tăng cường kiểm soát chi NSNN qua kho bạc

Kho bạc nhà nƣớc đóng vai trò kiểm soát mọi khoản chi của NSNN để đảm bảo và tăng cƣờng hiệu quả kiểm soát KBNN huyện cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau:

Tất cả các khoản chi NSNN phải kiểm tra, kiểm soát trƣớc, trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán, đảm bảo hội đủ các điều kiện về cấp phát thanh toán theo quy định của pháp luật. KBNN huyện Tam Đảo tham gia với phòng Tài chính - kế hoạch huyện Tam Đảo trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN của các cơ quan sử dụng NSNN. KBNN huyện Tam Đảo có trách nhiệm kiểm soát hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi, thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng quy định hiện hành.

Trong quản lý chi cho đầu tƣ phát triển từ NSNN cần tuân thủ việc thanh toán, ứng vốn đầu tƣ XDCB phải đúng mục đích, đúng theo kế hoạch. Thanh toán vốn đầu tƣ theo tiến độ, khối lƣợng XDCB thực tế hoàn thành, và theo đúng dự toán đƣợc duyệt. Trong quá trình thanh toán vốn đầu tƣ XDCB phải chấp hành theo đúng

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 108 - 124)