Các chức năng của hệ thống

Một phần của tài liệu nghiên cứu, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ giáo dục và y tế (Trang 151 - 156)

Chương 9 Hỗ trợ tư vấ ny tế qua camera 9.1 Giới thiệu chung

9.3.3 Các chức năng của hệ thống

Theo dõi và chẩn đoán từ xa

Với mô hình theo làm việc từ xa, yêu cầu hệ thống phải đáp ứng được việc truyền hình ảnh từ xa (từ phòng khám lưu động) đến nơi bác sỹở tuyến tỉnh (tuyến trung ương) làm việc. Các bác sỹở tuyến tỉnh phải xem được các hình ảnh từ phòng khám lưu động sẽ hiển thị theo thời gian thực ở nhiều góc độ khác nhau và có thể

phóng to, thu nhỏở các vị trí đặc biệt nếu cần.

Các yêu cầu cụ thể mà hệ thống cần đáp ứng đối với các chức năng theo dõi và chẩn đoán từ xa là:

• Bằng cách sử dụng máy vi tính (điện thoại di động sẽ hỗ trợ sau), bất cứ

khi nào, ở bất cứ đâu cũng có thể xem trực tiếp được hình ảnh thật, hoặc xem lại băng ghi hình. Mặt khác cũng có thể nghe được âm thanh tại đó nhờ

thiết bị microphone.

• Cho phép nghe được âm thanh từ nhiều hướng nhờ vào việc hướng thiết bị

về phía người nói.

• Có thể theo dõi, giám sát tình hình tại nhiều cửa hàng cùng lúc chỉ bằng 1 màn hình.

• Có thể tiến hành thao tác từ xa bằng thiết bị kết nối.

• Có thể kết nối ra bên ngoài, thực hiện hội nghị truyền hình giữa nhiều cửa hàng.

Tựđộng cảnh báo khi có sự cố

Trong các dịch vụ tư vấn y tế từ xa, đôi khi các bác sỹ ở tuyến tỉnh không thể

theo dõi liên tục các hình ảnh truyền đi từ phòng khám lưu động. Một yêu cầu đặt ra là khi có một sự cố nào đó xảy ra (tiếng động, bệnh nhân di chuyển …) thì hệ thống phải tựđộng đưa ra thông báo ngay tức thì đến các bên liên quan để có thể xử lý kịp thời các tình huống. Việc thông báo có thể thực hiện bằng một số cách như: đánh dấu chuyển động trên hệ thống hiển thị, phát ra âm thanh cảnh báo, gửi email thông báo hoặc gửi SMS thông báo.

Tóm lại yêu cầu cụ thể mà hệ thống cần đáp ứng với chức năng cảnh báo khi có sự cố là:

152

• Trên phòng khám lưu động, nếu bộ cảm biến được lắp đặt sẵn phát hiện thấy có bất thường, ngay lập tức sẽ tựđộng hướng camera về phía phát ra âm thanh bất thường, và ghi lại hình.

• Có thể tự động chụp ảnh, ghi lại toàn bộ quá trình khi có một chuyển

động bất thường xảy ra do camera phát hiện.

• Tự động đánh dấu chuyển động khi có sự cố bất thường xảy ra tại phòng khám di động (tiếng động hay dịch chuyển các vật thể).

• Tự động thông báo qua email, SMS, phát ra âm thanh khi có tiếng động hay di chuyển các vật thể tại phòng khám lưu động.

Ghi và xem lại dữ liệu

Trong quá trình theo dõi, chẩn đoán và điều trị từ xa nhiều khi cần phải ghi lại toàn bộ các hình ảnh diễn ra trên phòng khám lưu động. Các hình ảnh này có thể được dùng cho nhiều mục đích khác nhau sau này. Do vậy hệ thống phải đáp ứng

được chức năng ghi và xem lại dữ liệu dưới dạng video có kèm theo âm thanh. Các yêu cầu cụ thể mà hệ thống cần thực hiện đối với chức năng ghi và xem lại dữ liệu là:

• Ghi lại dữ liệu hình ảnh và âm thanh từ phòng khám lưu động. • Có thể thiết lập tùy ý chất lượng hình ảnh ghi được theo trạng thái. • Có thể ghi lại theo lịch đã thiết lập từ trước.

• Cho phép ghi với nhiều chếđộ khác nhau: ghi liên tục hoặc chỉ ghi khi có phát hiện chuyển động.

• Cho phép ghi lại hình ảnh theo đơn vị từng giờ một trong phạm vi cả

ngày (24 tiếng).

• Cho phép thực hiện tìm kiếm các file đã ghi theo thời gian

• Cho phép xem lại các file video đã ghi và các thao tác tương ứng: tua nhanh, chậm, tạm dừng, phóng to cửa sổ xem lại.

• Hỗ trợ việc ghi file video với nhiều định dạng khác nhau để có thể xem bằng các chương trình thông thường như Windows Media Player

Hội chẩn từ xa

Mô hình chẩn đoán và điều trị từ xa nhiều khi đòi hỏi phải thực hiện được thực hiện theo mô hình 2 chiều. Điều này có nghĩa là không chỉ các bác sỹ tuyến tỉnh có thể theo dõi và quan sát toàn bộ các hình ảnh, âm thanh truyền đi từ phòng khám lưu động mà còn cần phải tương tác trở lại với các bác sỹ ở tuyến tỉnh. Ví dụ như

153

cần hội chẩn trước khi thực hiện một cuộc phẫu thuật quan trọng tại phòng khám lưu động …

Khi đó đòi hỏi hệ thống tư vấn y tế từ xa phải đáp ứng được chức năng hội thảo từ xa giúp 2 bên có thể trao đổi và tương tác trực tiếp với nhau như đang làm việc tại cùng một địa điểm.

Quản trị, bảo mật và cấu hình hệ thống

Do hệ thống tư vấn y tế từ xa hoạt động trên mạng Internet nên phải có cơ chế

bảo mật, đảm bảo:

• Các dữ liệu truyển tải qua mạng được mã hóa đảm bảo người ngoài không xâm nhập được vào hệ thống để xem hình ảnh hoặc điều khiển camera

• Hệ thống phải có chức năng phân quyền cụ thể đối với từng người dùng và nhóm người dùng. Các nhân viên chỉ có thể truy nhập đến các camera được phép, tại mỗi camera cũng chỉ có thể thực hiện các chức năng đã được thiết lập.

• Các dữ liệu truy cập hệ thống được mã hóa đảm bảo không ai có thể giải mã

được

9.4 Một số hình ảnh minh họa

154

Hình 9.7: Xem lại video đã ghi

155

9.5 Kết chương

Sau một thời gian nghiên cứu và phát triển ứng dụng, nhóm đề tài KC01.05/06- 10 đã phát triển thành công Phần mềm hỗ trợ tư vấn y tế từ xa qua IP Camera. Một số chức năng nổi bật của hệ thống đã được xây dựng:

• Mô đun kết nối đến IP Camera với nhiều tùy chọn chất lượng hình ảnh và âm thanh, tốc độ kết nối khác nhau.

• Mô đun quản lý Camera: cho phép quản lý và thiết lập thông số kết nối

đến nhiều loại Camera của các hãng khác nhau cùng với các chếđộ tương

ứng.

• Mô đun hiển thị hình ảnh từ Camera qua mạng Internet, cho phép bác sỹ ở tuyến trung ương và tuyến cơ sở có thể theo dõi các hình ảnh trực tuyến các hình ảnh của 2 bên.

• Mô đun điều khiển Camera: cho phép thực hiện các thao tác với camera như quay, phóng to, thu nhỏ, chỉnh độ sáng, tối.

• Mô đun thiết lập các vị trí đặc biệt: cho phép thiết lập những điểm đặc biệt mà camera hay quay tới.

• Mô đun thiết lập chương trình quay tựđộng theo chu kỳ qua các vị trí đặc biệt mà người dùng đã thiết lập trước.

• Mô đun quản lý người dùng: cho phép quản lý danh sách các bác sỹ có thể truy cập và sử dụng đến từng Camera.

• Mô đun ghi/phát hình ảnh từ camera dưới dạng video: cho phép người dùng có thể thiết lập chế độ tự động ghi lại các hình ảnh đã phát từ

camera dưới dạng video và có thể phát lại sau này thông qua các ứng dụng như Windows Media Player..

Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu thiết kế các chức năng hệ thống giám sát IP Camera (EVSoft) 2. Tài liệu kỹ thuật IP Camera (Panasonic)

3. Website thông tin y dược Việt Nam: http://www.cimsi.org.vn 4. Wikipedia Telemedicine : http://en.wikipedia.org/wiki/Telemedicine

156

Chương 10. Hệ chuyên gia y tế về Tim mạch và Y học Cổ truyền 10.1 Ứng dụng hệ chuyên gia trong Y học

Một phần của tài liệu nghiên cứu, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ giáo dục và y tế (Trang 151 - 156)