Mã hóa ontology

Một phần của tài liệu nghiên cứu, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ giáo dục và y tế (Trang 71 - 73)

Chương 3 Hệ thống thông ti ny tế cộng đồng dựa trên ontology 3.1 Giới thiệu

3.3.4 Mã hóa ontology

Chúng tôi lựa chọn ngôn ngữ RDF/RDFS để xây dựng ontology E-health. Đây là một ngôn ngữ biểu diễn hình thức chuẩn được khuyến cáo bởi W3C. Nó có cấu trúc cú pháp XML nên dễ dàng định nghĩa nên bộ từ vựng biểu diễn các khái niệm và thuộc tính cũng như cấu trúc phân cấp cha con giữa chúng. Ngoài ra, nó còn cung cấp các thẻ cho phép chú thích bằng ngôn ngữ tự nhiên mô tả các khái niệm và thuộc tính. Điều này rất hữu ích đối với người dùng trong việc nắm bắt rõ hơn nội dung cấu trúc ontology và thuận tiện cho việc lập tài liệu.

3.3.5 Xây dng tp các chú thích ng nghĩa

Sau khi việc thiết kế ontology đã được hoàn tất, ta tiến hành xây dựng tập các chú thích ngữ nghĩa cho ontology đó. Đây được xem như là các thể hiện về khái niệm cũng như thuộc tính của ontology và là “nội dung” của ontology. Căn cứ trên các ghi chép được từ thực tế, ontology E-Health được xây dựng một tập chú thích ngữ nghĩa cho 10 bệnh nhân, 11 bác sỹ, 10 bệnh, và ~80 triệu chứng. Những thể

hiện này sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình truy vấn ngữ nghĩa phục vụ cho chức năng “khớp” các bộ dữ liệu.

Từ những khảo sát thực tế, thu thập tài liệu, tham khảo và kế thừa có chọn lọc, Ontology E-Health được xây dựng với 182 khái niệm và 72 thuộc tính sử dụng công cụ Protégé.

Hiện tại nó mới chỉ dừng lại ở những mô tả phục vụ cho chuyên ngành tim mạch, nhưng nó hoàn toàn có thể được mở rộng và bổ sung các bộ từ vựng khác cho phép định nghĩa các nguồn tài nguyên mới, để phục vụ tốt hơn cho hệ thống e- health tổng thể nói chung.

73

Một phần của tài liệu nghiên cứu, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ giáo dục và y tế (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)