Các nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu nghiên cứu, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ giáo dục và y tế (Trang 73 - 75)

Chương 3 Hệ thống thông ti ny tế cộng đồng dựa trên ontology 3.1 Giới thiệu

3.4 Các nghiên cứu liên quan

Khảo sát một số kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực E-Health, chúng tôi nhận thấy ý tưởng đưa sử dụng Ontology như một thành phần lõi chứa đựng các thành tố

cơ bản cho phép diễn tả ngữ nghĩa thông tin trong toàn bộ hệ thống, cũng như tích hợp trao đổi thông tin giữa các thành phần khác nhau của nó, được chia sẻ trong khá nhiều công trình. Trung tâm của hệ thống tác tử y tế điện tử eMAGS[Orgun05] là một ontology mà cấu trúc của nó được dẫn xuất từ lược đồ thuật ngữđịnh ngữ trong chuẩn thông tin y tế điện tử HL7-RIM. Ontology này được xây dựng dựa trên phương pháp luận METHontology.

Dự án RIDE [Dogac07] nhấn mạnh đến vai trò của ontology trong việc nâng cao tính liên tác ngữ nghĩa (semantic operability) trong các hệ thống E-Health. Tính liên tác ngữ nghĩa thể hiện ở việc cấu trúc và nội dung của các tài liệu (như bệnh án, lý lịch) trao đổi trong hệ thống là có thể diễn dịch được bởi máy tính, thông qua một hệ thống thuật ngữ chuẩn thống nhất trong hệ thống (chính là ontology).

Ontology còn đóng vai trò bộđiều phối ngữ nghĩa cho phép tích hợp dữ liệu từ

nhiều nguồn thông tin không thuần nhất thông qua việc chuyển đổi các thông điệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe về một chuẩn [Dogac06].Khẳng định này được làm sáng tỏ hơn nữa trong nghiên cứu của [Ryan06]. Việc ánh xạ các Ontology tương ứng với các chuẩn thông tin y tế HL7 phiên bản 3 và chuẩn thuật ngữ bệnh viện SNORMED-CT làm tăng tính liên tác ngữ nghĩa cũng như giao tiếp giữa các thực thể khác nhau trong một hệ thống E-Health.

Một đóng góp của nghiên cứu này là ý tưởng phát triển cũng như bộ các dịch vụ

Web thao tác trên ontology. Nếu ontology là một “ngôn ngữ ngữ nghĩa” giúp chia sẻ và tích hợp thông tin thì dịch vụ Web là một phương tiện linh hoạt và hiệu quảđể

các hệ thống có thể trao đổi với nhau thông qua ngôn ngữ này. Hiện tại trên thế giới cũng chưa có nhiều các dịch vụ Web phục vụ việc thao tác và truy vấn trên ontology.

3.5 Kết chương

Từ những tìm hiểu thực tế về lĩnh vực y tế, tham khảo và kế thừa có chọn lọc cách thức xây dựng các ontology e-health trên thế giới, cùng với những nghiên cứu, trao đổi học hỏi về công nghệ và công cụ phát triển, ontology E-health là một phần thành quả của quá trình thực hiện đề tài của chúng tôi. Nó đã trải qua nhiều bước phát triển và cải tiến để đạt được đến trạng thái như hiện nay gồm có182 khái niệm và 72 quan hệ. Các chú thích ngữ nghĩa (annotation) là thể hiện của các khái niệm cũng được chúng tôi xây dựng dựa trên những thông tin thực tế và xác thực về các triệu chứng bệnh cụ thể. Ontology hiện tại có hơn 10 mẫu bệnh án tương ứng với

74

các bệnh nhân khác nhau và với các bệnh thuộc 3 chuyên khoa : Tim mạch, tiêu hóa và hô hấp. Ontology cũng có 11 thể hiện của lớp bác sỹ với các chuyên ngành khác nhau trên.

Ontology này cũng được sử dụng để chuẩn hóa dữ liệu trao đổi giữa thành phần này với hệ thống quản lý y tế tuyến cơ sở. Trong tương lai, ontology này sẽ tiếp tục

được phát triển đểđóng vai trò cầu nối ngữ nghĩa trong hệ thống E-Health tổng thể. Ontology E-Health sẽ vẫn còn tiếp tục được sửa đổi, nâng cấp thêm dựa trên những

đánh giá trong quá trình sử dụng của người dùng để đáp ứng tốt được các nhu cầu suy diễn ngữ nghĩa phức tạp hơn, trong bài toán sức khỏe điện tử đi kèm với các yêu cầu nghiệp vụ khác nữa.

Tài liệu tham khảo

1. A. Dogac, T. Namli, A. Okcan, G. Laleci, Y. Kabak, M. Eichelberg, “Key Issues of Technical Interoperability Solutions in eHealth and the RIDE Project”

Proceeding of eChallenges Conference, The Hague, The Netherlands, October 2007

2. Dogac A., Laleci G., Kirbas S., Kabak Y., Sinir S., Yildiz A., Gurcan, Y., “Artemis: Deploying Semantically Enriched Web Services in the Healthcare Domain”, Information Systems Journal (Elsevier), Volume 31, Issues 4-5, June- July 2006, pp.321-339

3. M.Fernández-López,: "Overview of Methodologies for Building Ontologies".

Proc. Workshop on Ontologies an Problem-Solving Methods, 1999

4. F. Gandon: Introduction aux ontologies et Projet CoMMA, Seminar e-COOP platform, 10/2002.

5. T. Gruber. “A translation approach to portable ontologies”. Knowledge Acquisition 5(2):199–220, 1993.

6. M. Hadzic, E. Chang: Ontology-based Support for Human Disease Study, Curtin University of Technology, School of Information Systems, Australia, 2005.

7. B. Orgun, and J. Vu. (2005). “HL7 Ontology and Mobile Agents for Interoperability in Heterogeneous Medical Information Systems”. Computers in Biology and Medicine, Volume 36, Issues 7-8, July-August 2006, Pages 817- 836. Journal Impact factor 2005: 1.38

8. C. Ogbuji: “A Core Ontology for Computer-based Patient Records”,

http://metacognition.info/CPR/CPR-Overview.html#d4e193, 2007.

9. A. Ryan: “Towards semantic interoperability in healthcare: ontology mapping from SNOMED-CT to HL7 version 3”. In Proceedings of the Second Australasian Workshop on Advances in ontologies - Volume 72, Australia, 69- 74, 2006.

75

PHN II

Một phần của tài liệu nghiên cứu, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ giáo dục và y tế (Trang 73 - 75)