Hệ thống quản lý đào tạo tín chỉ (CTMS)

Một phần của tài liệu nghiên cứu, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ giáo dục và y tế (Trang 90 - 92)

Chương 5 Hệ thống quản lý đào tạo theo mô hình tín chỉ 5.1 Vai trò và vị trí của sản phẩm trong đề tà

5.2 Hệ thống quản lý đào tạo tín chỉ (CTMS)

Ứng dụng kết quả nghiên cứu và triển khai của đề tài KC01.05/06-10, nhóm nghiên cứu và phát triển đã xây dựng thành công Hệ thống quản lý đào tạo theo mô hình tín chỉ và đã áp dụng thành công tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Chi tiết các chức năng của hệ thống cũng như các sơđồ thiết kế kiến trúc của hệ thống

được trình bày riêng trong một tài liêụ khác. Phần này chỉ nêu ra vắn tắt các chức năng của hệ thống nhằm phục vụ cho các phần tiếp theo, giúp người đọc dễ theo dõi.

Hệ thống quản lý đào tạo tín chỉ sau khi đưa vào sử dụng đã phát huy một số điểm chính như sau:

• Quản lý thông tin tập trung, thống nhất, cho phép truy cập thông tin tại tất cả các cơ sở đào tạo. Đảm bảo thông tin được sử dụng hiệu quả và chỉ

cập nhật một lần duy nhất.

• Sử dụng công nghệ hiện đại và ứng dụng kiến trúc Smart-Client/Web Service đáp ứng nhu cầu xử lý chuyên nghiệp, nhiều người dùng trong cùng một thời điểm.

• Giảm thời gian phục vụ sinh viên ở tất cả các phòng ban, khoa. Hệ thống sẽ chia sẻ thông tin đến các phòng ban chức năng đảm bảo thông tin là trong suốt, chính xác, có thể căn cứ trên thông tin của hệ thống ứng dụng

để ra các quyết định liên quan đến sinh viên.

• Tăng cường khả năng trao đổi thông tin giữa các đơn vị trong nhà trường và giữa nhà trường với các đơn vị liên quan bên ngoài.

• Hệ thống quản lý thông tin, tích hợp quy trình quản lý hoàn chỉnh theo các quy định mới nhất nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu quản lý điều hành, giám sát hoạt động tại các cơ sởđào tạo.

Đối tượng sử dụng hệ thống là những thành phần tham gia trực tiếp trong hệ

thống đào tạo bao gồm:

• Sinh viên và phụ huynh học sinh • Các cán bộ giảng dạy

• Cán bộ quản lý • Lãnh đạo nhà trường • Ban chủ nhiệm khoa, viện • Lãnh đạo các phòng ban

91

5.2.1 Mô hình lôgíc h thng

Mô hình logic của hệ thống quản lý đào tạo tín chỉ được thiết kế bao gồm các chức năng xử lý sau:

• Chức năng thu thập thông tin: Đây là yếu tốđảm bảo thông tin của hệ thống thông tin, thực hiện chức năng thu thập thông tin từ nguồn thông tin nội bộ

(cán bộ, giáo viên và sinh viên) của trường hay từ nguồn thông tin từ bên ngoài trường (các đơn vị, cá nhân hay từ hệ thống mạng Internet). Các nguồn thông tin này sẽ là đầu vào cho các quá trình tiếp theo.

• Chức năng xử lý thông tin: Đây là chức năng cơ bản của hệ thống thông tin thực hiện các bài toán xử lý nhằm xử lý thông tin đầu vào, đầu ra hay thông tin lưu trữ phục vụ công tác nghiệp vụ.

• Chức năng lưu trữ: Chức năng lưu trữ thực hiện lưu trữ thông tin cần cho quá trình xử lý. Chức năng lưu trữ thực hiện quản lý quá trình lưu trữ và truy xuất thông tin.

• Chức năng phân phát thông tin: Để thông tin luôn sẵn sàng cho các quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ, thông tin phải luôn được vận chuyển tới nơi thực hiện các quá trình. Đây chính là chức năng phân phát (hay phân phối) thông tin.

Hình 5.2: Mô hình logic hệ thống quản lý đào tạo tín chỉ

Các luồng thông tin vào Các luồng thông tin ra Thu thập xử lý, lưu trữ và phân phát thông tin

Trung tâm dữ liệu của trường ĐH

Học viên, sinh viên TR 2 TR 1 I n t e r n e t I n t e r n e t Cơ quan và cá nhân ngoài trường Cơ quan và cá nhân ngoài trường Học viên, sinh viên CNVC Khoa CNVC Khoa

92

Một phần của tài liệu nghiên cứu, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ giáo dục và y tế (Trang 90 - 92)