Hệ thống thông tin cộng đồng theo mô hình mạng xã hộ

Một phần của tài liệu nghiên cứu, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ giáo dục và y tế (Trang 44 - 45)

Chương 1 Phát triển các hệ thống thông tin cộng đồng dựa trên ontology

1.2 Hệ thống thông tin cộng đồng theo mô hình mạng xã hộ

Mạng xã hội là một cộng đồng trực tuyến dựa trên Web, bao gồm con người (cá nhân, tổ chức hoặc các thực thể xã hội khác) được liên kết bởi một tập các mối quan hệ xã hội như bạn bè, đồng nghiệp, anh em, … hoặc quan hệ với mục đích trao đổi thông tin. Tính chất mạng xã hội có thể được phản ánh trong một cộng đồng trực tuyến. Ví dụ, Club Nexus là một cộng đồng trực tuyến phục vụ hơn 2000 sinh viên trường đại học Stanford. Sinh viên có thể gửi email và thông báo về các sự kiện sắp xảy ra, mua và bán hàng, tìm kiếm và liên lạc với những người có cùng mối quan tâm, sở thích, ... Mạng xã hội có một số tính chất sau: (1) Có thể truy cập thông qua một trình duyệt web; (2) Người sử dụng phải phát biểu rõ ràng về các mối quan hệ

với người khác; (3) Hệ thống phải có các chức năng phần mềm hỗ trợ người sử

dụng kết nối và tạo quan hệ xã hội; (4) Các mối quan hệ phải được duyệt và hiển thị.

Ngày nay các hệ thống thông tin được phát triển dưới hình thức mạng xã hội ngày càng nhiều. Trong các hệ thống thông tin như thế này, người sử dụng đóng vai trò là hạt nhân của hệ thống. Họ không chỉ còn là những cá nhân thụ động chỉ biết “tiêu thụ” thông tin mà phải là những nhà cung cấp chia sẻ các nguồn tin quý báu với nhau. Có như vậy lượng thông tin mới trở nên đa dạng tạo sức sống mới cho các hệ thống thông tin.

Một ví dụ về hệ thống thông tin cộng đồng dưới hình thức mạng xã hội là MySpace. Hệ thống hoạt động dựa trên trung tâm là người dùng, cho phép người dùng kết bạn, lưu trữ thông tin cá nhân, tạo blog, lưu trữ tài nguyên ảnh, videos. Trung tâm điều hành đặt ở Beverly Hills - California – USA đồng sở hữu là hãng Fox Interactive Media điều hành bởi News Corporation. Công ty có 300 nhân viên và lợi ích của họ gắn kết với lợi nhuận của công ty. Tài khoản thứ 100 triệu được tạo vào ngày 6 tháng 8 năm 2006 ở Netherlands, đến 8 tháng 9 cùng năm số tài khoản đã lên tới 106 triệu. Theo báo cáo mới nhất thì tới nay website đã thu hút tới 230000 người đăng ký mỗi ngày. Các tiện ích của MySpace bao gồm.

45

• Groups: MySpace có tiện ích Group cho phép một nhóm người dùng chia sẽ

cùng một tài khoản MySpace. Groups có thểđược tạo bởi một người thường là thành viên trong nhóm và là leader của nhóm đó, người này có thể chọn ai

đó vào nhóm, cho phép hoặc từ chối ai đó muốn tham gia vào nhóm

• MySpaceIM: Đầu năm 2006, MySpace đưa ra tiện ích MySpaceIM là một tiện ích duyệt email và chat sử dụng tài khoản MySpace. Người dùng có thể đăng nhập bằng emai tích hợp với tài khoản MySpace. Không giống như

MySpace, MySpaceIM là một phần mềm độc lập có thể cài đặt trên nên Microsoft Windown. Mỗi khi đăng nhập, người dùng có thể xem các thư từ, các yêu cầu của bạn bè và các chú thích cho MySpace Profile.

• MySpaceTV: Đầu năm 2007 MySpace giới thiệu dịch vụ MySpaceTV, đây là một dịch vụ tương tự như dịch vụ chia sẻ tài nguyên video của website Youtube

• MySpaceMobile: Có nhiều cách người dùng có thể xem thông tin trên MySpace thông qua mobile phone. Hiện nay một sô hãng mobile phone của Mỹ sản cung cấp phần mềm Helio cho phép người dùng truy cập và chỉnh sử

thông tin tài khoản của mình trên MySpace và cũng có thể xem thông tin cá nhân của các thành viên khác thuộc mạng MySpace.

• MySpace New: Trong tháng 4/2007, MySpace giới thiệu dịch vụ tin tức gọi là MySpace News cho phép hiện thị thông tin từ các RSS feeds mà người dùng cung cấp. Nó cũng cho phép người dùng sắp xếp và bình chọn tin, các tin được bình chọn được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp tùy vào mức

độđánh giá của người dùng. Điều này thể hiện tính cộng đồng của MySpace. • MySpace Karaoke: Được đưa ra giới thiệu vào 29 tháng 4 năm 2008,

ksolo.myspace.com là sự kết hợp của MySpace và kSol, cho phép người dùng đăng tải các file audio hỗ trợ người dùng có thể hát karaoke.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ giáo dục và y tế (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)