Giới thiệu hệ thống hỗ trợ biên soạn bài giảng trực tuyến (LCMS)

Một phần của tài liệu nghiên cứu, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ giáo dục và y tế (Trang 103 - 105)

Chương 6 Phần mềm hỗ trợ biên soạn bài giảng theo ontology 6.1 Giới thiệu chung

6.1.2 Giới thiệu hệ thống hỗ trợ biên soạn bài giảng trực tuyến (LCMS)

Hệ thống hỗ trợ biên soạn bài giảng (Learning Course Management System- LCMS) là một công cụ xây dựng nội dung bài giảng (authoring) được thiết kế chạy trên môi trường web để giúp đỡ các giáo viên và các học viện trong việc thiết kế, phát triển và xuất bản các tài liệu dạy và học trên web mà không cần phải thành thạo về HTML, XML hay các ứng dụng xuất bản web rắc rối khác.

Hệ thống LCMS được phát triển thành công dựa trên sản phẩm mã nguồn mở

Lams (Learning Activity Management System) với một số đặc điểm nổi bật như

sau:

• Cung cấp một công cụ trực quan, dễ sử dụng cho phép các giáo viên soạn thảo các bài giảng thông qua môi trường Web một cách dễ dàng và thân thiện.

• Cung cấp khả năng xuất bản và chia sẻ các bài giảng một cách chuyên nghiệp.

• Cung cấp các công cụ hỗ trợ việc học và đánh giá kết quả trực tuyến dựa trên nội dung các bài giảng đã biên soạn.

• Tích hợp hệ thống biên soạn bài giảng với hệ thống E-learning và cổng thông tin giáo dục cộng đồng.

Những lợi ích nổi bật mà một hệ thống E-learning mang lại:

Mô hình đào tạo mềm dẻo và kế hoạch học tập linh hoạt: Các khoá học được tổ chức không phụ thuộc vào không gian, thời gian, số lượng học viên, hình thức học tập,...đáp ứng yêu cầu của nhiều đối tượng tham gia dạy và học;

Đối với từng khoá học cụ thể, đơn vị quản lý đào tạo cũng có thể tuỳ biến để đạt được hiệu quả cao nhất.

Đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của nhiều đối tượng: Một hệ thống quản lý đào tạo e-Learrning có thể cung cấp nhiều chương trình đào tạo cho nhiều hệ đào tạo (ngắn hạn, dài hạn, …) cho nhiều đối tượng (cán bộ kỹ

thuật, kinh doanh, quản lý, học sinh, sinh viên, …);

Đa dạng hoá hình thức thể hiện và phân phối nội dung chương trình đào tạo: các loại nội dung: bài giảng, tài liệu, báo cáo, thông báo, quy trình, quy

104 định,... có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như text, audio/video, animation, image,...dưới dạng các trang WEB, chương trình phần mềm đồ

hoạ, video clip,...để phân phối qua Internet, dạng ấn phẩm (CD – ROM), dạng dữ liệu (truyền file,...) hoặc truyền thụ trực tiếp qua cầu truyền hình,... • Tạo ra môi trường sự trao đổi thông tin đa phương tiện, đa chiều, đa mục

đích: giáo viên, chuyên gia, học viên, CBCNV; nhà quản lý đào tạo; người sử dụng lao động, hoạch định chính sách,. . . đảm bảo sự thống nhất giữa công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ với định hướng phát triển công nghệ, kỹ

thuật, mạng lưới, dịch vụ,... và đảm bảo sự gắn kết giữa “đào tạo – nghiên cứu – sản xuất kinh doanh”;

Tiết kiệm chi phí: Giúp giảm khoảng 60% chi phí, không phải chi phí cho các hoạt động không trực tiếp như đi lại, ăn nghỉ, ngoài ra còn gián tiếp tiết kiệm các chi phí sản xuất do không gây gián đoạn lao động, sản xuất kinh doanh trong quá trình đào tạo và tái đào tạo cán bộ, đặc biệt là các cán bộ

chủ chốt. Hơn nữa, các chương trình mô phỏng, giả lập,...đã hiện thực hoá nhiều quá trình thực mà không đòi hỏi những chi phí cao như trong thực tế

và có thể sử dụng nhiều lần. Học viên chỉ tốn chi phí trong việc đăng kí khoá học và có thểđăng kí bao nhiêu khoá học mà họ cần.

Tiết kiệm thời gian: giúp giảm thời gian đào tạo từ 20-40% so với phương pháp giảng dạy truyền thống do rút giảm sự phân tán và thời gian đi lại. • Uyển chuyển và linh động: Học viên có thể chọn lựa những khoá học có sự

chỉ dẫn của giáo viên trực tuyến hoặc khoá học tự tương tác (Interactive Self- pace Course), tựđiều chỉnh tốc độ học theo khả năng và có thể nâng cao kiến thức thông qua những thư viện trực tuyến.

Tối ưu: Nội dung truyền tải nhất quán. Các tổ chức có thểđồng thời cung cấp nhiều ngành học, khóa học cũng như cấp độ học khác nhau giúp học viên dễ

dàng lựa chọn.

Hệ thống hóa: Hệ thống LCMS dễ dàng tạo và cho phép học viên tham gia học, dễ dàng theo dõi tiến độ học tập, và kết quả học tập của học viên. Với khả năng tạo những bài đánh giá, người quản lí dễ dàng biết được nhân viên nào đã tham gia học, khi nào họ hoàn tất khoá học, làm thế nào họ thực hiện và mức độ phát triển của họ.

Nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo: Nhờ sự hỗ trợ của các phương tiện

điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông, các nội dung chương trình

được đa dạng hoá phương thức thể hiện, phân phối, lưu trữ nên không giới hạn số lượng học viên được đào tạo trên mỗi bài giảng; cơ sở dữ liệu bài

105

giảng có thể được bổ sung, cập nhật nên chi phí đào tạo sẽ giảm theo thời gian; Học viên có thể học và nghiên cứu nhiều lần đúng nội dung mình cần vào bất kỳ thời điểm nào, đảm bảo chất lượng đào tạo;

Tăng cường hiệu quả quản lý, hoạch định chính sách đào tạo: Nhờ các công cụ quản lý giáo dục mà các nhà quản lý nắm bắt được nhiều thông tin hơn về

thực trạng công tác giáo dục, đào tạo và thường xuyên cập nhật, bổ sung; qua

đó hỗ trợđắc lực cho công tác hoạch định chính sách, chiến lược trong công tác giáo dục đào tạo cũng như phát triển đội ngũ, ... theo công nghệ quản lý chất lượng giáo dục ISO (9001, 9002, ...);

Góp phần thúc đẩy xã hội hoá giáo dục: Do có khả năng chuyên môn hoá từng công đoạn trong quá trình đào tạo nên phương thức e-Learrning tạo ra những bước đột phá về xã hội hoá giáo dục.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ giáo dục và y tế (Trang 103 - 105)