Kiến trúc tổng thể của hệ thống thông ti ny tế cộng đồng

Một phần của tài liệu nghiên cứu, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ giáo dục và y tế (Trang 66 - 68)

Chương 3 Hệ thống thông ti ny tế cộng đồng dựa trên ontology 3.1 Giới thiệu

3.2 Kiến trúc tổng thể của hệ thống thông ti ny tế cộng đồng

Mục tiêu chính của hệ thống y tế điện tử này là áp dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin để tăng cường khả năng chia sẻ tri thức trong cộng đồng người dùng, tập trung vào phát triển các giải pháp chẩn đoán bệnh từ xa. Cụ thể hơn là chia sẻ tri thức cộng đồng giữa các nguồn thông tin từ nơi cung cấp như hệ chuyên gia về tri thức, các chuyên gia người đến nơi nhận là các cơ sở khám chữa bệnh hay các cá nhân.

Trước hết, chúng tôi trình bày khung nhìn tổng thể về hệ thống y tế điện tửđề

tài hướng đến và mối quan hệ giữa các thành phần của nó. Kiến trúc của hệ thống Y tếđiện tử thể hiện tư tưởng thiết kế chủđạo của hệ thống hạ tầng phục vụ chia sẻ tri thức trong E-Learning và E-health. Đây là một kiến trúc phân lớp, có tính mềm dẻo và độ phân tán cao.

Các phần mềm ứng dụng, hệ thống thông tin được nhóm lại với nhau theo đặc thù chức năng nghiệp vụ và dữ liệu đầu vào đầu ra của chúng. Về mặt chức năng có thể phân chia các thành phần con này theo ba loại hình sau:

- Các nguồn phát tán tri thức và thông tin

- Các hệ thống trung gian điều phối và chuyển giao tri thức - Các hệ thống nhận tri thức – và đưa đến người dùng cuối.

Các nghiên cứu và ứng dụng thực tế của y tế điện tửđều được đặt trên một bài toán thực tếđó là xây dựng một mạng trao đổi thông tin giữa các tổ chức y tế có hệ

thống thông tin không đồng bộ với nhau. Từđó các nhân viên y tế có thể tìm kiếm thông tin về tiền sử của bệnh nhân mà mình điều trị, các nhà nghiêm cứu cũng có thể tìm kiếm, tổng hợp thông tin từ các tổ chức y tế khác nhau để phục vụ cho công việc nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu và ứng dụng không chỉ dừng lại ở việc

67

trao đổi thông tin một cách chung chung không có cấu trúc theo kiểu hỏi gì đáp lấy, ví dụ như khi cần tìm thông tin về một bệnh nhân nào đó thì thông tin trả về sẽ là tất cả các thông tin bệnh án của bênh nhân đó, mà tiến thêm một bước xa hơn nữa các nhà nghiêm cứu và thực thi cho ra một mô hình hệ thống y tếđiện tử có thể trao đổi thông tin theo ngữ nghĩa (semantic) hay có thể nói là đó là một hệ thông hỏi đáp thông minh. Ví dụ như một bác sĩđang điều trị về tim mạch cho một bệnh nhân, và bác sĩ muốn tìm các thông tin chỉ liên quan tới bệnh tim mạch của bệnh nhân đó. Khi đó bác sỹ sẽ đưa ra các câu truy vấn tới hệ thống. Để giải quyết được bài toán trên thì các nghiêm cứu và ứng dụng đều dựa trên ứng dụng ontology và web service vào trong hệ thống . Nhưng việc ứng dụng cụ thể các ontology và web service trong các nghiêm cứu và ứng khác nhau là khác nhau.

Hình 3.1: Kiến trúc tổng thể hệ thống E-Health cộng đồng

68

Trong cùng một lĩnh vực có thể có nhiều ứng dụng được duy trì hoạt động bởi nhiều tổ chức chuyên ngành khác nhau nhưng đều có thể tham gia chia sẻ tri thức cho người sử dụng thông qua các lớp 2 và 3. Bao phủ các ứng dụng của lớp này là một cổng thông tin tích hợp các nguồn tri thức, cổng thông tin E-Health. Chúng ta thấy rõ là qua cổng thông tin này, người dùng có một kênh truy nhập tri thức duy nhất truy nhập đến tri thức. Các ứng dụng trong lớp một gồm có:

o Một hệ quản trị nội dung (CMS) chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin trong lĩnh vực y tế cộng đồng

o Một không gian tư vấn VN E-Health làm cầu nối điện tử giữa bệnh nhân và bác sỹ, giữa các cơ sở khám chữa bệnh cấp địa phương và trung ương. Đây cũng là nơi triển khai các hệ thống tư vấn chẩn đoán bệnh từ xa.

o Một giao diện tích hợp các ứng dụng hệ chuyên gia y tế. Qua giao diện này người dùng có thể thu được các tri thức hữu ích cung cấp bởi các hệ chuyên gia chẩn đoán bệnh, hệ chuyên gia tư vấn dược phẩm, vv

Lớp 2 là lớp truyền thông và trung chuyển. Lớp này có vai trò tạo ra một kênh

điều phối, tổng hợp và chuyển giao tri thức duy nhất, làm đơn giản quá trình kết nối và liên tác giữa các thành phần ứng dụng khác nhau trong hệ thống. Một ontology E-Health được xây dựng chứa các khái niệm (concept) và các quan hệ giữa chúng (property) được định nghĩa hình thức cho phép tạo ra tập từ vựng chung giữa các

ứng dụng. Các thành phần trong hệ thống sẽ sử dụng ontology để biểu diễn thông tin trao đổi giữa chúng. Điều đó được thực hiện thông qua một thư viện hạ tầng các dịch vụ Web.

Lớp 3 là lớp các ứng dụng địa phương gồm các ứng dụng khác nhau cần khai thác thêm nguồn tri thức của cộng động nhằm làm phong phú thêm các chức năng và khả năng ứng dụng của mình. Cần nhấn mạnh ởđây rằng người sử dụng có thể

khai thác nguồn tri thức cộng đồng thông qua một ứng dụng địa phương có các tính năng theo nhu cầu, nhưng anh ta cũng có thể truy cập trực tiếp nguồn tri thức cộng

đồng không thông qua ứng dụng địa phương nhờ một cổng thông tin (portal). Trong hệ thống E-Health này, các ứng dụng là các hệ thống quản lý bệnh viện tuyến cơ sở, các hệ thổng quản lý y tế cho phòng khám tư nhân vốn rất phức tạp về mặt nghiệp vụ và đa dạng vềđặc thù dữ liệu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ giáo dục và y tế (Trang 66 - 68)