Xây dựng ontology dùng trong hệ thốn gy tế cộng đồng

Một phần của tài liệu nghiên cứu, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ giáo dục và y tế (Trang 68 - 71)

Chương 3 Hệ thống thông ti ny tế cộng đồng dựa trên ontology 3.1 Giới thiệu

3.3 Xây dựng ontology dùng trong hệ thốn gy tế cộng đồng

Việc đối sánh tự động để định tuyến luồng bệnh nhân là chức năng quan trọng trong VN e-health. Nó giúp phân tải và hướng bệnh nhân đến đúng bác sỹ cần thiết. Khi bệnh nhân nhập triệu chứng bệnh của mình lên hệ thống. Dữ liệu nhập lên bao gồm triệu chứng (theo cây triệu chứng), khu vực, thời gian hết hạn đăng ký.

69

Việc sử dụng Ontology và các chú thích ngữ nghĩa đi kèm với nó trong lưu trữ

các thông tin này cho phép hệ thống có thể tổ chức và so khớp với dữ liệu các bác sỹ tham gia trong cổng thông tin tựđộng, từ đó tính toán đưa ra được kết quả phù hợp giữa bệnh nhân và bác sỹ theo mức độ phù hợp. Nhờ đó, bệnh nhân có thể lựa chọn bác sỹ phù hợp với mình.

Trong phần này, chúng tôi xin trình bày những nghiên cứu và quá trình xây dựng ontology E-Health phục vụ cho hoạt động tư vấn khám chữa bệnh tim mạch áp dụng chuẩn bệnh án nội khoa do Bộ y tế ban hành năm 2002 và hiện vẫn đang chính thức được sử dụng tại các bệnh viện trên toàn quốc. Ontology này sẽ được khai thác bởi phân hệ tư vấn từ xa cũng như các phân hệ quản lý y tế tuyến địa phương trong hệ thống tổng thể trình bày ở mục trước.

3.3.1 Thu thp mu

Để xây dựng ontology E-Health, chúng tôi đã tiến hành phân tích các kịch bản thể hiện một phần yêu cầu chức năng của hệ thống tư vấn khám chữa bệnh trực tuyến. Một bệnh nhân có các triệu chứng điển hình của căn bệnh thấp tim có thể nêu lên các biểu hiện bệnh lý của mình trong một bệnh án đã được định nghĩa sẵn về

cấu trúc trong hệ thống. Một chú thích ngữ nghĩa cho profile và hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được tạo ra, sau đó hệ thống sẽ tìm kiếm và tự động “khớp” bệnh nhân này với một danh sách các bác sỹ có chuyên môn về tim mạch, có thể tư vấn và cho lời khuyên trong quá trình điều trị căn bệnh đó.

Từ kịch bản mẫu nêu trên ta cũng có thể phân tích tương tự các kịch bản khác

để làm phong phú thêm chức năng hệ thống như khớp các bộ dữ liệu bác sỹ-bệnh nhân; bác sỹ-bác sỹ; bệnh nhân-bệnh nhân.

Hình 3.2: Kịch bản xây dựng ontology

Để có một nguồn tài liệu gốc chính xác cho việc thiết kế ontology, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của một số chuyên gia là giảng viên, bác sỹ tại trường đại học Y

70

Hà Nội và bệnh viện Bạch Mai để làm rõ các thuật ngữ chuyên ngành tim mạch nói riêng và y tế nói chung. Vụ điều trị, Bộ Y tế cũng cung cấp cho nhóm nghiên cứu những bệnh án chuẩn do Bộ ban hành và hiện đang được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viên trên toàn quốc. Những giải thích, đóng góp ý kiến từ phía chuyên gia

được thu thập thông qua quá trình phỏng vấn và thảo luận. Các ghi chép cụ thể về

cách thức mô tả một căn bệnh, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị kèm theo cũng là nguồn tài liệu quý cho việc tạo nên các chú thích ngữ nghĩa sau này.

3.3.2 Tái s dng ontology

Ngoài ra, để xây dựng ontology E-Health, chúng tôi đã tham khảo 3 ontology sẵn có sau đây:

Ontology O’CoMMA: mặc dù đây là một ontology phục vụ cho quản trị doanh nghiệp nhưng nó đã kế thừa một số ontology trước đó và định nghĩa các khái niệm ở mức cao khá tốt. Nhóm nghiên cứu tham khảo ontology này cho việc xây dựng các khái niệm ở mức trừu tượng cao nhất trong phạm vi ontology của mình.

Ontology CPR: là một ontology phát triển bằng ngôn ngữ OWL của đại học Y, tiểu bang Washington DC, Hoa Kỳ. Dựa trên chuẩn HL7, CPR đã đưa ra các mô tả cho khái niệm bệnh án, triệu chứng và bệnh. Tham khảo cách thức tổ

chức của CPR, kết hợp với những điểm khác biệt trong hồ sơ bệnh án được sử

dụng tại nước ta, chúng tôi đã xây dựng các khái niệm cơ bản cho ontology EHealth.

Ontology được xây dựng bởi Hadzic và Chang: Mục đích của ontology này là

định nghĩa các thuật ngữ cho phép biểu diễn tổng quát một căn bệnh bất kỳ với tên bệnh, loại bệnh, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và biến chứng. Chúng tôi sử dụng một số kết qủa trong ontology này để xây dựng tầng thứ hai của ontology E-Health. liên quan đến các thuật ngữ ở mức độ chuyên sâu vừa phải. Điều này giúp dễ dàng mở rộng ontology đã xây dựng ra các chuyên ngành khác, không chỉđơn thuần là tim mạch.

3.3.3 Xác định các khái niêm

Ontology E-Health được biểu diễn với những khái niệm cơ bản như: bệnh, bệnh án, bệnh nhân, bác sỹ, triệu chứng, chuyên môn; các quan hệ như: bệnh án thuộc về

bệnh nhân, bệnh án bao gồm các triệu chứng, triệu chứng có tên, có mô tả, có liên quan đến chuyên khoa, bác sỹ có chuyên môn, làm việc tại bệnh viện, có số năm kinh nghiệm, ….

71

Hình 3.3: Một phần ontology biểu diễn khái niệm "Bác sỹ"

Một phần của tài liệu nghiên cứu, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ giáo dục và y tế (Trang 68 - 71)