Tích hợp Ontology trong dữ liệu đào tạo tín chỉ

Một phần của tài liệu nghiên cứu, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ giáo dục và y tế (Trang 99 - 102)

Chương 5 Hệ thống quản lý đào tạo theo mô hình tín chỉ 5.1 Vai trò và vị trí của sản phẩm trong đề tà

5.3 Tích hợp Ontology trong dữ liệu đào tạo tín chỉ

5.3.1 Tình hình nghiên cu trong và ngoài nước

Trên thế giới, mô hình đào tạo tín chỉđã được áp dụng rộng rãi tại các cở sởđào tạo. Tuy nhiên, việc gắn Ontology vào các dữ liệu chương trình đào tạo để tư vấn cho người học thì chưa được đề cập đến.

Tại Việt nam, năm 2005, Bộ GD-ĐT chính thức chỉ đạo các trường cao đẳng,

đại học chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ. Có thể nói đó là một “cuộc cách mạng” thay đổi “công nghệ đào tạo” tiên tiến. Theo kinh nghiệm của một số trường cao đẳng, đại học đã bước đầu thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ, lấy “người học làm trung tâm” thì chìa khóa và yêu cầu tất yếu của sự thành công là: Phải có công cụ quản lý toàn diện, triệt để và hiệu quả.

Kinh nghiệm triển khai đào tạo tín chỉ tại một số cơ sở đào tạo cho thấy sinh viên (nhất là sinh viên các năm đầu) thường không biết nên đăng ký môn học cũng như chương trình học thế nào cho phù hợp. Giải pháp nhiều trường đưa ra là dựa vai trò của Cố vấn học tập (đôi khi còn được gọi là Giáo viên chủ nhiệm). Cố vấn học tập là một người (thường là một thầy cô giáo, đôi khi có thể là một sinh viên khóa trước) có trách nhiệm tư vấn cho sinh viên khi lựa chọn đăng ký môn học. Tích hợp

100

Ontology vào hệ thống Đào tạo tín chỉđưa đến một khả năng rất hữu ích là hệ thống có thể tựđộng tư vấn cho sinh viên khi đăng ký lựa chọn môn học.

5.3.2 Cách tiêp cn nghiên cu và hướng gii quyết trong đề tài

Dựa trên “cây” Ontology đã được thiết kế (trình bày trong chương 2), các thông tin liên quan đến ngành nghề đào tạo, chương trình đạo tạo, môn học trong các chương trình đào tạo được “gắn” vào các nút trên “cây” Ontology. Hệ thống quản lý

đào tạo cho phép tự động gắn các thông tin Ontology vào các dữ liệu quản lý đào tạo, ngoài ra cho phép người sử dụng xem lại các thông tin này để cập nhật sửa đổi khi cần thiết.

Với thiết kế mở của hệ thống Quản lý đào tạo, một module Ontology được phát triển và tích hợp nhằm mục đích quản lý các thông tin Ontology trong hệ thống. Module này có nhiệm vụđồng bộ hóa cơ sở dữ liệu đào tạo tín chỉ với cơ sở tri thức Ontology trong hệ thông Cổng thông tin giáo dục cộng đồng. Cách tiếp cận này cho phép hệ thống Quản lý đào tạo tín chỉ vẫn được vận hành theo cách thông thường (nghĩa là không liên quan đến các chức năng Ontology), tuy nhiên Cổng thông tin giáo dục cộng đồng lại nhận được các dữ liệu từ hệ thống Đào tạo tín chỉ và có thể

sử dụng các dữ liệu này khi tư vấn cho người sử dụng. Ngoài ra, cách tiếp cận này cũng cho phép nhiều cơ sở giáo dục đào tạo theo tin chỉ có thể tham gia vào hệ

thống Cổng thông tin cộng đồng. Các cơ sở này có thể sử dụng các hệ thống Quản

Các dữ liệu Quản lý

đào tạo được “gắn” lên cây Ontology

101

lý đào tạo tín chỉ khác nhau, chỉ cần có Module đồng bộ dữ liệu đào tạo với hệ

thống tri thức Ontology.

5.4 Kết chương

Với vai trò “cung cấp thông tin về ngành nghềđào tạo, chương trình đào tạo, các môn học trong chương trình đào tạo” của Hệ thống Quản lý đào tạo tín chỉ trong Cổng thông tin giáo dục cộng đồng, hệ thống Quản lý đào tạo tín chỉ xây dựng trong đề tài đã hoàn thành được nhiệm vụ đặt ra. Bên cạnh vai trò “cung cấp thông tin” thì vai trò chính của hệ thống là quản lý các nghiệp vụđào tạo theo mô hình tín chỉ. Nhiệm vụ này cũng đã được hoàn thành và kiểm chứng khi hệ thống được triển khai sử dụng tại Trường Đại học Bách khoa Hà nội.

Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu giới thiệu hệ thống Quản lý đào tạo tín chỉ công ty phần mềm CMC. 2. Tài liệu giới thiệu hệ thống Quản lý đào tạo tín chỉ công ty phần mềm EVSoft. 3. Trần Trung Hùng; Hệ thống tư vấn giáo dục dựa trên Ontology và lập luận theo

102

Một phần của tài liệu nghiên cứu, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ giáo dục và y tế (Trang 99 - 102)