Một số giao diện hệ thống tư vấn tuyển sinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ giáo dục và y tế (Trang 85 - 89)

Chương 4 Hệ thống tư vấn tuyển sinh trong giáo dục 4.1 Hệ thống thông tin giáo dục về tuyển sinh

4.4 Một số giao diện hệ thống tư vấn tuyển sinh

Quá trình thực hiện tư vấn đối với một học sinh trên cổng thông tin được thực hiện thông qua các bước sau:

- Bước 1: Nhập thông tin về học bạ của học sinh (hình 4.6)

- Bước 2: Trả lời các câu hỏi kiểm tra đểđánh giá tính cách (hình 4.7)

- Bước 3: Nhận kết quả trả lời tư vấn nếu tìm thấy trường hợp tương tự (hình 4.8)

- Bước 4: Chuyên gia tư vấn đối với các trường hợp chưa có mẫu tương tự

(hình 4.9)

86

Hình 4.7: Trả lời các câu hỏi kiểm tra tính cách

87

Hình 4.9: Chuyên gia cho tư vấn đối với các hồ sơ mới

4.5 Kết chương

Nội dung chương này đã trình bày một cách tiếp cận trong đề tài về xây dựng hệ

thống thông tin tư vấn tuyển sinh dựa trên ontology. Ưu điểm của hệ thống so với trang thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và trang thông tin http://uno.vn là đã hỗ trợ khả năng học, suy luận và sử dụng lại tri thức của các chuyên gia đểđưa ra các kết quả tư vấn ngành nghề học tập cho học sinh.

Phân hệ tư vấn về tuyển sinh được xây dựng dựa trên phương pháp lập luận theo trường hợp kết hợp với ontology để tận dụng các ưu điểm như: tiết kiệm chi phí phát triển, dễ tích luỹ tri thức, suy diễn dựa trên các trường hợp tư vấn thành công trong quá khứ. Với cách tổ chức cơ sở tri thức dựa trên Ontology cho phép tri thức dễ dàng chia sẻ, sử dụng lại và máy có thể hiểu, suy luận dựa trên các tri thức đó. Ban đầu với khối lượng tri thức ít, hệ thống có thểđưa ra các suy luận chưa thực sự

chính xác. Tuy nhiên khi hệ thống đã tích luỹđủ tri thức thì các suy luận này sẽ đạt

được độ chính xác cao.

Hệ thống được xây dựng trên nền tảng của phần mềm mã nguồn mở Jena dùng

để lưu trữ và truy vấn dữ liệu dựa trên ontology. Ontology về thông tin tuyển sinh

đã được biên soạn bằng phần mềm Protégé và được nạp vào Jena để sử dụng trong suy diễn. Một giao diện web được phát triển để người sử dụng có thể thực hiện nhập các thông tin yêu cầu tư vấn. Các kết quả thử nghiệm ban đầu cho thấy tính khả thi về chức năng của phần mềm. Tuy nhiên để có được các kết quả khoa học về độ

chính xác của các tư vấn, trong thời gian tới chúng tôi sẽ triển khai đưa hệ thống vào sử dụng rộng rãi với các đối tượng người dùng là học sinh phổ thông. Thông qua các kết quả đánh giá của người dùng trong thực tế chúng tôi có thể đưa ra các hiệu chỉnh thích hợp để hệ thống có thểđưa vào ứng dụng trong thực tiễn.

88

Tài liệu tham khảo

1. Agnar Aamodt, Enric Plaza; Case-Based Reasoning: Foundational Issues, Methodological Variations, and System Approaches; Artificial Intelligence Communications 7 (1994): 1, 39-52

2. Dimitris Kanellopoulos, Sotiris Kotsiantis, Panayiotis Pintelas; Ontology-based Learning Application: a Develeopment Methodology; Software Engineering, 2006.

3. John Holland; Holland's Theory of Career Choice and You; http://www.careerkey.org/asp/your_personality/hollands_theory_of_career_choi ce.asp.

4. Trang thông tin thi và tuyển sinh của bộ giáo dục đào tạo http://ts.edu.net.vn 5. Trang thông tin cung cấp thông tin tuyển sinh http://uno.vn

89

Chương 5. Hệ thống quản lý đào tạo theo mô hình tín chỉ 5.1 Vai trò và vị trí của sản phẩm trong đề tài

Một phần của tài liệu nghiên cứu, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ giáo dục và y tế (Trang 85 - 89)