Chương 4 Hệ thống tư vấn tuyển sinh trong giáo dục 4.1 Hệ thống thông tin giáo dục về tuyển sinh
4.2 Hệ tư vấn thông tin tuyển sinh dựa trên ontology
Một hệ tư vấn thông tin tuyển sinh cần được xây như là một thành phẩn chức năng của cổng tin giáo dục cộng đồng. Cũng giống như các hệ thống chức năng khác, hệ tư vấn phải được xây dựng trên cơ sở một ontology chuyên đề về tuyển sinh. Có hai chức năng chính sau đây được xây dựng trong hệ tư vấn này.
4.2.1 Chức năng tra cứu thông tin tuyển sinh
Hệ thống cung cấp thông tin tuyển sinh hàng năm cho cộng đồng người sử dụng bao gồm: thông tin về các trường, ngành nghề đào tạo của các trường, và điểm chuẩn của các trường. Người sử dụng có thể tra cứu thông tin tuyển sinh theo hai cách: (i) duyệt thông tin trên danh bạ ontology về tuyến sinh và/hoặc (ii) tìm kiếm trường/ngành nghề theo từ khoá, khối thi, điểm chuẩn,.... Một ontology bao gồm các khái niệm như: Tỉnh thành, Loại hình, Trường, Khoa đào tạo,... được xây dựng
đểđáp ứng tính năng tra cứu thông tin này.
4.2.2 Chức năng tư vấn ngành nghề
Chức năng này tư vấn giúp học sinh phổ thông chọn ngành học phù hợp với sở
thích, tính cách của cá nhân. Trên cơ sởđó nó gợi ý các trường, khoa thích hợp với ngành học đựa lựa chọn và với các đặc điểm cá nhân của học sinh.
Theo lý thuyết của John Holland mọi con người trong xã hội được phân loại vào sáu kiểu tính cách khác nhau gồm: (i) kỹ thuật, (ii) nghiên cứu khoa học, (iii) nghệ
thuật, (iv) xã hội, (v) kinh doanh và (vi) hành chính. Có sáu kiểu “môi trường” làm việc cơ bản tương ứng với sáu tính cách đó. Con người làm việc trong môi trường phù hợp với tính cách của họ sẽ cảm thấy hài lòng và đạt được thành công hơn trong công việc. Một tập các câu hỏi trắc nghiệm tâm lý được sử dụng đểđánh giá cho điểm và xếp hạng 6 tính cách trên cho mỗi người khác nhau.
Một ontology về ngành nghề được xây dựng với phân loại theo sáu kiểu tính cách trên. Mỗi học sinh khi tham gia hệ thống sẽ phải trả lời các câu hỏi trắc nghiệm về tính cách để từ đó xác đinh ra tính cách nổi trội của học sinh. Từ tính cách nổi trội và ontology về ngành nghề hệ thống sẽ đưa ra được danh sách ngành nghề thích hợp với học sinh. Có 6 bảng ngành nghề tương ứng với 6 tính cách được xây dựng trong ontology như sau
- Nhóm ngành nghề kỹ thuật: Động lực - Ôtô, Cơ học - Cơ khí, Luyện kim, Nông nghiệp (nuôi, trồng...), Thú y, Thuỷ lợi, Phát triển nông thôn, Lâm nghiệp, Thuỷ hải sản, Tài nguyên biển, bờ biển, Tài nguyên nước,thuỷ lợi,
đê, Tài nguyên đất, Địa chính - Trắc địa, Khí tượng, Mỏ - Địa chất, Môi trường, Công nghiệp, Công nghệ Dệt - May - Thời trang, Vật liệu, Nhiệt -
79
Lạnh, An ninh, Quân sự, An toàn thông tin, Phi công, Thể dục-Thể thao, Giao thông vận tải,...
- Nhóm ngành nghiên cứu: CNTT - Tin học, Điện, Điện tử - Viễn thông, Tự động hoá, Công nghệ sinh học, Công nghệ chế biến thực phẩm, Công nghệ in
ấn, Công nghệ giấy. Toán học, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Khoa học trái đất, Lịch sử, Văn học, Triết học, Luật, Ngoại ngữ, Ngôn ngữ - Ngữ văn, Tâm Lí học, Quan hệ quốc tế, Chính trị học, Quốc tế học, Xã hội học, Dân tộc, đông phương học, Công tác xã hội, Bảo hiểm - Bảo hộ, Y học, Dược, Khảo cổ,...
- Nhóm ngành nghệ thuật: Báo chí - Tuyên truyền, Văn hoá, Mỹ thuật (hoạ,
điêu khắc...), Nghệ thuật (nhạc, s.khấu, đ.ảnh..), Du lịch, Việt Nam học, Quản lí và qui hoạch đô thị, Xây dựng, Kiến trúc,...
- Nhóm ngành sư phạm: Quản lý Giáo dục, Sư phạm,...
- Nhóm ngành kinh tế: Thương mại - Ngoại thương, Kinh tế, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh,...
- Nhóm ngành hành chính: Quản trị văn phòng, Quản lí hành chính, Văn thư - Lưu trữ, thống kê, Kế toán - Kiểm toán, Thư viện - Thông tin,...
Sau khi xác định được ngành nghề phù hợp với tính cách, hệ thống trợ giúp tìm các trường có khoa thích hợp với ngành học đã tư vấn và phù hợp với các đặc điểm riêng của cá nhân như: khả năng trình độ học tập, nơi ở, khả năng kinh tế. Quá trình tìm kiếm các trường/khoa phù hợp cho một học sinh được thực hiện dựa trên suy diễn theo trường hợp (case based reasonning). Trong các tiếp cận này, một tập các bộ mẫu tư vấn đã được lưu từ trước trong hệ thống. Khi có một yêu cầu tư vấn mới hệ thống sẽ xử lý qua các bước cơ bản sau:
i. Tìm kiếm các mẫu tưong tự trong cơ sở dữ liệu (các mẫu đặc điểm học bạđã
được các chuyên gia trả lời tư vấn).
ii. Sử dụng lại trực tiếp kết quả tư vấn nếu tìm thấy mẫu trùng khớp. Trong trường hợp chỉ tìm thấy mẫu học bạ gần giống, hệ thống tiến hành hiệu chỉnh kết quả tư vấn. Nếu không tìm thấy học bạ nào thích hợp hệ thống sẽ chuyển học bạ cho các chuyên gia tư vấn xử lý.
iii. Duyệt lại độ chính xác của các kết quả tư vấn bằng cách thu nhận các phản hồi của người sử dụng.
iv. Lưu lại các mẫu đã tư vấn, đồng thời học các kinh nghiệm trong quá trình suy diễn.
80
4.2.3 Ontology về thông tin tuyển sinh
Một ontology về tuyển sinh được xây dựng trong hình 4.3. Mục đích sử dụng ontology trong hệ thống là để mô hình hoá, xây dựng và tổ chức cơ sở tri thức cho hệ tư vấn thông tin tuyển sinh. Nó được dùng để đáp ứng nhu cầu chia sẻ, sử dụng lại tri thức của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý đào tạo cũng như chia sẻ cấu trúc thông tin để máy có thể hiểu và suy luận.
Hình 4.3: Các lớp và thuộc tính trong ontology về tuyển sinh
Ontology về tuyển sinh bao gồm các khái niệm: Trường học, Loại hình sở hữu (vd. Dân lập, Bán công, Nhà nước), Loại trường (vd. Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Học viện), Ngành nghề, Khối thi, Tính cách phù hợp (gồm Kỹ
thuật, Nghiên cứu, Nghệ thuật, Xã hội, Kinh doanh, Hành chính), Địa điểm,... Trên cơ sở của lược đồ ontology này, một danh mục các trường, ngành nghề,... được nhập để làm dữ liệu tra cứu và phục vụ hoạt động cho các chức năng của hệ thống tư vấn.
Chúng tôi đã tiến hành sử dụng công cụ Protégé để xây dựng ontology dùng trong hệ thống thông tin tuyển sinh. Hình 2.4
81
Hình 4.4: Ontology về tuyển sinh trong phần mềm Protégé