Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu khoa học : Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần yng shun việt nam (Trang 94 - 161)

2.1.7.1 Thuận lợi

- Đội ngũ công nhân viên trẻ, đoàn kết, nhiệt tình, hăng say, có tinh thần làm việc cao, có chuyên môn, luôn luôn lắng nghe, biết nhận khuyết điểm và cải thiện bản thân, đúng theo phương châm “3 niềm tin lớn của Công ty: THÀNH THẬT – Làm người ngay thẳng, Làm việc cẩn thận; TRÁCH NHIỆM – Tích cực chủ động; Dám làm dám chịu; VINH DỰ - Tôn trọng nhân cách, Nỗ lực hoàn thiện”. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo chuyên nghiệp, sáng suốt trong đường lối quản lý công ty, định hướng kế hoạch phát triển trong tương lai nên

Năm Đồng

2.928.675.939 3.822.859.924

công ty hoạt động hiệu quả hơn, khắc phục được các hạn chế trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

- Công ty nằm ở một trong ba khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam là TP. Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bình Dương với nhiều dự án đầu tư của nước ngoài nên có nhiều thuận lợi để phát triển, nhiều đối tác tiềm năng và khả năng mở rộng thị trường lớn, nguồn nhân lực dồi dào.

- Với tiêu chí: “Khách hàng là thượng đế”, không nhắm tới cái lợi trước mặt mà luôn đặt khách hàng lên hàng đầu nên công ty đã và đang có những đối tác lâu năm, có nhiều mối quan hệ tốt đẹp, khách hàng tin tưởng. Đồng thời, luôn chú trọng chất lượng sản phẩm, nhằm tạo niềm tin và uy tín với khách hàng.

- Nước ta đang phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hiện nay đang dần vượt qua khủng hoảng kinh tế cùng với các chính sách hỗ trợ của nhà nước nên công ty ngày càng ổn định và phát triển hơn. Mặt khác, đời sống người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu ăn ngon mặc đẹp và mua sắm sửa chữa xe cải thiện hơn vì thế nhu cầu phụ tùng xe máy, xe ô tô, phụ tùng máy nông nghiệp, nồi chảo, khay nướng tăng, từ đó các đơn đặt hàng ngày càng gia tăng.

- Máy móc thiết bị hiện đại, độ chính xác cao sẽ tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.

- Luôn chú trọng đổi mới, tìm tòi những phương pháp mới là điều kiện để công ty hoàn thiện bản thân.

- Biết tận dụng nhôm phế liệu để sản xuất lá nhôm, sản xuất nhôm thỏi, tạo nguồn thu nhập cho công ty.

2.1.7.2 Khó khăn

- Nguồn nguyên liệu khan hiếm, hầu như công ty phải nhập khẩu dẫn đến bị động trong khâu nguyên liệu.

- Máy móc thiết bị tuy hiện đại nhưng chưa được chú trọng bảo trì thường xuyên nên khó chủ động khi máy móc bị hư, làm gián đoạn quá trình sản xuất, gây khó khăn trong việc hoàn thành đơn hàng, tất yếu công nhân phải tăng ca để sản xuất kịp số lượng sản phẩm giao cho khách hàng đúng thời hạn. Thậm chí,

khi hạn chế về thời gian thì tính áp lực của công việc sẽ làm năng suất lao động giảm sút, sản phẩm lỗi, không đạt tiêu chuẩn sẽ càng nhiều.

- Tuy nhu cầu sản phẩm trên thị trường lớn nhưng hiện nay các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh (đặc biệt là khu vực Đồng Nai) rất nhiều, điều này đã tạo nên sức ép cạnh tranh lớn cho công ty.

- Đa phần những người giữ chức vụ cao đều là người Đài Loan, tuy họ cũng cố gắng trao dồi, học hỏi tiếng Việt Nam nhưng tiếng Việt Nam lại rất đa dạng, mang nhiều sắc thái, ý nghĩa trong khi đội ngũ lao động lại không am hiểu tiếng Hoa dẫn đến bất đồng trong ngôn ngữ, tốn thời gian trong việc phiên dịch, gây khó khăn trong việc quản lý, kiểm tra của Ban quản lý công ty.

- Tuy tình hình kinh tế nước ta đã dần thay đổi và Nhà nước ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, tuy nhiên dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn là những điều bất cập gây khó khăn cho một doanh nghiệp nước ngoài như Công ty cổ phần YNG SHUN Việt Nam.

- Các ngân hàng thắt chặt việc cho vay trong khi lãi suất cao đã làm công ty khó vay vốn để mở rộng quy mô, đầu tư máy móc thiết bị.

2.1.7.3 Phương hướng phát triển

- Trong điều kiện vừa thuận lợi vừa khó khăn đòi hỏi công tác quản lý phải đạt hiệu quả hơn nữa, thực hiện các chiến lược, chính sách để tăng sức cạnh tranh của công ty.

- Luôn cố gắng tìm ra những giải pháp kinh doanh tối ưu cũng như chương trình khuyến mãi cho khách hàng.

- Ổn định và mở rộng thị phần kinh doanh không chỉ sản xuất phụ tùng ô tô, phụ tùng xe máy, đồ dùng nhà ăn, khung máy may bằng hợp kim nhôm theo mẫu mã đã có sẵn mà còn không ngừng cải thiện mẫu mã sản phẩm thêm đa dạng, phong phú.

- Cố gắng tìm kiếm và chào hàng với các đối tác tiềm năng, mở rộng mối quan hệ, đẩy mạnh công tác ngoại giao, tiếp thị quảng cáo sản phẩm.

- Tuyển dụng những nhân viên có kinh nghiệm và trung thành để hoạt động sản xuất diễn ra nhanh chóng, không bị gián đoạn và đạt chất lượng cao hơn.

- Tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu trong nước với giá cả hợp lý đảm bảo lợi nhuận cho công ty.

- Tạo điều kiện giúp công nhân nâng cao tay nghề để sản phẩm không chỉ đạt chất lượng mà còn tinh sảo hơn để cạnh tranh với các đối thủ.

2.2 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần YNG SHUN Việt Nam Nam

2.2.1 Tổ chức vận dụng chứng từ tại công ty 2.2.1.1 Chế độ chứng từ áp dụng tại công ty 2.2.1.1 Chế độ chứng từ áp dụng tại công ty

Chế độ chứng từ kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần YNG SHUN Việt Nam là dựa trên Quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài chính, sử dụng một số mẫu chứng từ do công ty thiết kế riêng để thuận tiện cho việc quản lý (Phiếu chi, Phiếu thu, Phiếu nhập kho và Phiếu xuất kho,…) và một số mẫu in sẵn được Bộ Tài chính quy định.

Chế độ chứng từ kế toán áp dụng tại công ty bao gồm như sau:

 Chế độ chứng từ về lao động – tiền lương: Theo dõi tình hình sử dụng thời gian lao động, theo dõi các khoản phải thanh toán cho người lao động trong công ty như: Tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương, tiền thưởng, tiền làm thêm ngoài giờ, các khoản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp) và một số nội dung khác liên quan đến lao động tiền lương. Chế độ chứng từ về lao động tiền lương bao gồm:

- Bảng chấm công: Dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính lương, bảo hiểm xã hội trả thay cho người lao động và làm cơ sở quản lý lao động trong doanh nghiệp.

- Bảng chấm công làm thêm giờ: Dùng để theo dõi việc tăng ca thực tế (tăng ca thường, tăng ca chủ nhật, tăng ca đêm, tăng ca ngày lễ) của người lao động, là căn cứ tính thời gian nghỉ bù và thanh toán tiền tăng ca cho người lao động.

- Bảng thanh toán tiền lương: Là căn cứ để thanh toán tiền lương, các khoản thu nhập tăng thêm ngoài tiền lương thực tế cho người lao động, các khoản phụ cấp (phụ cấp làm đêm, phụ cấp tiền cơm, phụ cấp công việc), đây cũng là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương.

- Bảng thanh toán tiền thưởng: Là chứng từ xác nhận số tiền thưởng và thanh toán tiền thưởng cho từng người lao động, bao gồm tiền thưởng, tiền thưởng sản lượng, tiền thưởng chuyên cần, tiền thưởng lễ.

- Giấy đi đường: Là căn cứ hoàn tất các thủ tục cần thiết của người lao động khi hoàn thành nhiệm vụ đi công tác và thanh toán công tác phí (tiền tàu xe, máy bay, tiền ăn ở).

- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành: Là chứng từ xác nhận số sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của công ty, của từng người lao động, đây cũng là cơ sở để tính tiền thưởng sản lượng cho người lao động.

- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ: Là căn cứ xác định khoản tiền lương tăng ca mà người lao động được hưởng.

- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài: Là chứng từ xác nhận số tiền lương phải trả cho người lao động đang trong giai đoạn thử việc chưa ký hợp đồng lao động hoặc những lao động ngắn hạn thuê ngoài do khối lượng đơn đặt hàng lớn.

- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương: Là chứng từ xác định số tiền các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn mà công ty và người lao động phải nộp trong tháng cho cơ quan bảo hiểm. Đây chính là chứng từ dùng để ghi sổ kế toán các khoản trích theo lương.

- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội: Dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương phải trả (gồm tiền lương và các khoản khác), kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải trích nộp trong tháng cho các đối tượng sử dụng lao động.

- Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội: Là chứng từ chứng minh người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội trả thay lương từ cơ quan bảo hiểm xã hội, là cơ sở để cơ quan bảo hiểm làm chứng từ thanh toán tiền cho người lao động.

- Danh sách người hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản: đây là chứng từ làm căn cứ để cơ quan bảo hiểm xã hội làm chứng từ thanh toán tiền cho người lao động, nó tổng hợp tất cả người lao động trong công ty nghỉ làm do ốm đau, nghỉ thai sản trong công ty.

Trích dẫn 1 mẫu Bảng chi tiết lương của nhân viên Ngô Thị Thanh Phương tháng 02/2014 về việc vận dụng chế độ chứng từ về lao động tiền lương tại công ty (Phụ lục 01: Mẫu Bảng chi tiết lương tháng 02/2014).

 Chế độ chứng từ về hàng tồn kho: Theo dõi tình hình nhập, xuất tồn kho nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa; làm căn cứ quản lý, kiểm tra quá trình sử dụng, dự trữ hàng tồn kho, bao gồm các chứng từ:

- Phiếu nhập kho; - Phiếu xuất kho;

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hóa; - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ;

- Biên bản kiêm kê vật tư, công cụ, sản phẩm;

- Bảng kê phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ; - Thẻ kho;

- Phiếu đề xuất vật tư sử dụng;

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ;

- Bảng kê thu mua hàng hóa mua vào không có hóa đơn.

Trích dẫn 1 mẫu phiếu nhập kho ngày 11/01/2014 và phiếu xuất kho ngày 11/01/2014 về việc vận dụng chứng từ về hàng tồn kho (Phụ lục 02: Phiếu Nhập kho số 1401002 ngày 11/01/2014 và Phụ lục 03: Phiếu Xuất kho số 1401002 ngày 11/01/2014)

 Chế độ chứng từ về bán hàng: Theo dõi toàn bộ tình hình bán hàng của công ty, là căn cứ ghi nhận doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.

Ở công ty sử dụng mẫu hóa đơn bán hàng là hóa đơn xuất khẩu được thiết kế và in tại Công ty TNHH Tập Đoàn Hoàng Thị, mẫu này đã được đăng ký tại Cục Thuế Đồng Nai.

Trích dẫn 1 mẫu hóa đơn xuất khẩu ký hiệu YS/11P số 0000180 ngày 07 tháng 01 năm 2014 của Công ty cổ phần YNG SHUN Việt Nam về việc vận dụng chế độ chứng từ về bán hàng (Phụ lục 04: Mẫu Hóa đơn xuất khẩu ký hiệu YS/11P số 0000180 ngày 07/01/2014).

 Chế độ chứng từ về tiền tệ: Theo dõi tình hình thu, chi và tồn quỹ của các loại tiền mặt, ngoại tệ, các khoản tạm ứng, thanh toán tạm ứng của công ty với

mục đích cung cấp các thông tin cần thiết cho kế toán và nhà quản lý công ty trong lĩnh vực tiền tệ. Chế độ chứng từ về tiền tệ sử dụng tại công ty bao gồm:

- Phiếu thu; - Phiếu chi;

- Giấy đề nghị tạm ứng;

- Giấy thanh toán tiền tạm ứng; - Giấy đề nghị thanh toán;

- Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VNĐ);

Trích dẫn 1 mẫu phiếu thu ngày 10/01/2014 (Phụ lục 02: Mẫu phiếu thu số 1401001) và 1 mẫu phiếu chi ngày 14/01/2014 của Công ty cổ phần YNG SHUN Việt Nam về việc vận dụng chứng từ về tiền tệ (Phụ lục 03: Mẫu phiếu chi số 1401016)

 Chế độ chứng từ về tài sản cố định: Là chế độ chứng từ được lập riêng cho từng loại tài sản cố định dùng để theo dõi tình hình biến động về số lượng, chất lượng và giá trị của tài sản cố định, cụ thể là quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng, thanh lý và sửa chữa tài sản cố định. Chế độ chứng từ về tài sản cố định sử dụng tại công ty bao gồm:

- Biên bản giao nhận tài sản cố định: Là chứng từ ghi nhận việc bàn giao tài sản cố định sau khi hoàn thành việc xây dựng, mua sắm, nhận góp vốn và đưa vào sử dụng tại công ty. Nếu cùng một lúc giao nhận nhiều tài sản cố định cùng loại, cùng giá trị và cùng một đơn vị giao nhận thì có thể lập chung trên cùng một biên bản giao nhận tài sản cố định.

- Biên bản thanh lý tài sản cố định: Là chứng từ dùng lảm căn cứ ghi giảm và xóa sổ tài sản cố định trong công ty, xác nhận việc thanh lý tài sản cố định do không còn nhu cầu sử dụng.

- Biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành: Là chứng từ ghi nhận việc sửa chữa lớn tài sản cố định hoàn thành và đưa tài sản cố định vào hoạt động bình thường, là căn cứ để phân bổ chi phí.

- Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định: Là chứng từ ghi nhận thời gian, phương pháp khấu hao và mức trích khấu hao hàng kỳ của từng loại tài sản cố định.

2.2.1.2 Trình tự lưu chuyển chứng từ kế toán

Tất cả các chứng từ kế toán do công ty lập hay từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung ở bộ phận kế toán. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ đó và sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những từ này để ghi sổ kế toán.

 Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tại công ty bao gồm các bước sau: - Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;

- Kế toán viên hoặc kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình lên Giám đốc công ty ký duyệt;

- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán; - Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.

2.2.1.3 Ưu và nhược điểm của việc tổ chức vận dụng chứng từ doanh nghiệp doanh nghiệp

Ưu điểm:

- Các chứng từ được đánh số liên tục như Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Hóa đơn,… nên dễ kiểm tra, theo dõi, tránh được từng trạng thất lạc có thể xảy ra.

- Công ty phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các phòng ban cũng như bộ phận kế toán để chứng từ luân chuyển một cách khoa học; từ đó, đảm bảo công tác tổ chức vận dụng chứng từ kế toán hiệu quả cao nhất có thể.

- Chứng từ kế toán dù là do công ty lập hay từ bên ngoài chuyển đến đều được phân loại ngay từ đầu.

- Các hóa đơn điện, nước sử dụng tại công ty nhiều vì đa phần hoạt động của công ty gắn liền với máy móc thiết bị nên công ty đã ký hợp đồng thanh toán qua ngân hàng bằng ủy nhiệm chi nên đã giảm bớt được khối lượng công việc cho kế toán và dễ dàng quản lý và khấu trừ thuế giá trị gia tăng.

Nhược điểm

- Một số chứng từ kế toán công ty lập không ghi đầy đủ họ tên khi ký. Đồng thời trong Hóa đơn xuất khẩu của công ty chữ ký không hợp lí, Tổng Giám Đốc

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu khoa học : Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần yng shun việt nam (Trang 94 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)