Chức năng nhiệm vụ các bộ phận

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu khoa học : Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần yng shun việt nam (Trang 90 - 93)

Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo chiều dọc, nhân viên cấp dưới sẽ trực tiếp báo cáo lên cấp trên theo chiều dọc và chịu sự quản lý của cấp trên.

Đại hội đồng cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông công ty bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.

Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ như sau: (1) Thông qua định hướng phát triển của công ty;

(2) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị;

(3) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty;

(4) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; (5) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;

(6) Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;

(7) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.

Hội đồng quản trị:

Là những người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và là cơ quan quản lý công ty, có quyền đại diện công ty quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Cụ thể là:

(1) Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty;

(2) Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Luật doanh nghiệp hoặc Điều lệ công ty;

(3) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay.

(4) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc và Xưởng trưởng, quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý này;

(5) Giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc trong điều hành công việc kinh doanh của công ty;

(6) Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông; (7) Kiến nghị mức cổ tức được trả.

Tổng giám đốc:

Là người được Hội đồng quản trị ủy quyền và bổ nhiệm tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty cổ phần YNG SHUN Việt Nam.

Hoạch định các chiến lược, kế hoạch phát triển hàng năm của công ty và cả tầm nhìn chiến lược dài hạn.

Đưa ra các quyết định về chính sách đối nội, đối ngoại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, phương án khai thác nguồn vốn hợp lý, huy động vốn tối đa.

Tuyển dụng nhân sự, quyết định mức lương, phụ cấp theo quy chế của công ty và chế độ bảo hiểm cho người lao động.

Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, điều hành của mình tại công ty. Đồng thời thực hiện phân quyền, ủy quyền cho Xưởng trưởng phụ trách từng lĩnh vực sản xuất.

Xưởng trưởng

Là người trợ giúp cho Tổng giám đốc và được Tổng giám đốc ủy quyền, phân quyền điều hành một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh như:

- Theo dõi, kiểm tra chặt chẽ việc sản xuất của các bộ phận Đúc và bộ phận mài và bộ phận phun cát, kiểm tra việc thu mua, xuất nguyên vật liệu sử dụng, xuất hàng giao người mua và cùng với Tổng giám đốc tuyển dụng nhân sự.

- Ký kiểm soát đề xuất chứng từ, văn bản, tài liệu của Công ty có liên quan đến lĩnh vực được phân công trước khi trình duyệt Tổng giám đốc ký.

- Đối nội, đối ngoại khi Tổng giám đốc đi công tác.

Văn phòng

- Phòng kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế tài chính, quản lý các

khoản thu chi (cấp phát tiền cho việc mua nguyên vật liệu, thanh toán lương, thanh toán thu chi với khách hàng) theo quy định của công ty, phù hợp với pháp luật hiện hành, nếu phát hiện các khoản chi không phù hợp với chế độ kế toán

hiện hành thì sẽ kiến nghị với Tổng giám đốc, quản lý giá trị tài sản của công ty. Thường xuyên theo dõi tình hình nguồn vốn để phản ánh kịp thời, chính xác tình hình tài chính, đồng thời tham mưu cho Tổng giám đốc trong công tác quản lý tài chính và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Ghi nhận, hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán, đồng thời tổ chức công tác lưu trữ chứng từ; tiến hành tính toán, lập báo cáo, quyết toán lãi, lỗ hàng tháng và lập các báo cáo tài chính vào cuối niên độ kế toán. Tổ chức hướng dẫn chế độ về thuế, đại diện công ty giao dịch với đơn vị tài chính, cơ quan thuế, các ngân hàng trong và ngoài nước. Yêu cầu các phòng ban cung cấp các hồ sơ, chứng từ, số liệu cần thiết để lập báo cáo, quyết toán thuế.

- Phòng Xuất nhập khẩu: Thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, lập các

hợp đồng kinh tế ngoại thương. Theo dõi, tìm hiểu giá cả thị trường về nguyên vật liệu đầu vào, hàng hóa xuất nhập khẩu của các đối thủ cạnh tranh để tham mưu cùng Tổng giám đốc. Theo dõi quá trình sản xuất sản phẩm để đảm bảo sản phẩm hoàn thành đúng thời hạn giao hàng. Trực tiếp giao dịch với khách hàng trong suốt quá trình sản xuất theo đơn đặt hàng.

- Phòng Tổng vụ: bao gồm bộ phận nhân sự, thu mua và phiên dịch.

(1) Nhân sự: Theo dõi chấm công và báo cáo kết quả cho kế toán tính lương cho người lao động, tổ chức công tác tuyển dụng và lưu trữ, bảo quản hồ sơ cá nhân của người lao động.

(2) Thu mua: Nhận giấy đề nghị mua nguyên vật liệu, vật dụng cần thiết của các bộ phận khác và xuất trình cho Xưởng trưởng xác nhận; trực tiếp liên hệ, giao dịch với người bán để mua hàng.

(3) Phiên dịch: là người phiên dịch cho Tổng giám đốc và các nhân viên trong công nhân trong công ty khi cần thiết, là tổng đài viên của công ty. Đồng thời, định kỳ nhận chứng từ của Phòng Kế toán để phiên dịch theo mẫu báo cáo cho Tổng Giám đốc.

Kho: quản lý kho vật liệu và kho thành phẩm của công ty, trực tiếp thực hiện công tác nhập – xuất kho nguyên vật liệu, CCDC; nhập kho thành phẩm và xuất kho thành phẩm, lập các bảng biểu theo quy định của công ty báo cáo cho Xưởng trưởng.

QC:kiểm tra và kiểm soát chất lượng thành phẩm và quy trình chế tạo sản phẩm, trực tiếp báo cáo cho Tổng Giám đốc.

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu khoa học : Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần yng shun việt nam (Trang 90 - 93)