Quy mô của công ty

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu khoa học : Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần yng shun việt nam (Trang 83 - 161)

2.1.3.1 Tổng tài sản

Tổng tài sản hiện có của Công ty cổ phần YNG SHUN Việt Nam tính đến ngày 31/12/2013 là 64.264.205.233 đồng. Trong đó:

Tài sản ngắn hạn: 38.482.728.895 (chiếm 59,88% tổng tài sản). Tài sản dài hạn: 25.781.476.338 (chiếm 40,12% tổng tài sản).

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

BIỂU ĐỒ 2.1: BIỂU ĐỒ KẾT CẤU TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN YNG SHUN VIỆT NAM

(Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty cổ phần YNG SHUN Việt Nam) [1]

59,88% 40,12%

2.1.3.2 Số lượng lao động

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2013, công ty có 79 công nhân viên (trong đó, nhân văn phòng là 15 người, số còn lại là công nhân chính thức của công ty có đầy đủ hợp đồng lao động và được hưởng mọi chế độ do pháp luật quy định). Ngoài ra còn có thêm một số lao động thời vụ khi công ty có quá nhiều đơn đặt hàng.

Đội ngũ lao động đa phần là những lao động lành nghề tập trung từ mọi miền đất nước, lực lượng lao động trẻ ở độ tuổi 20-40 chăm chỉ, năng động, đầy nhiệt huyết với công việc.

BẢNG 2.1: BẢNG KẾT CẤU LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY

Bộ phận Số lao động (Người) Tỷ lệ (%)

Văn phòng 15 18,99

Kho 2 2,53

Đúc 21 26,58

Mài tỉa và phun cát 35 44,31

QC 6 7,59

(Nguồn: Phòng Tổng vụ - Công ty cổ phần YNG SHUN Việt Nam) [1]

Văn phòng Kho

Đúc

Mài tỉa và phun cát QC

BIỂU ĐỒ 2.2: BIỂU ĐỒ KẾT CẤU LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN YNG SHUN VIỆT NAM

(Nguồn: Phòng Tổng vụ - Công ty cổ phần YNG SHUN Việt Nam) [1]

18,99 % 44,31 %

26,58 %

2,53 % 7,59 %

2.1.4 Quy trình công nghệ

Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty khép kín và hiện đại, sử dụng nhiều máy móc tiên tiến có khả năng tự động hóa, đồng thời có các hệ thống xử lý hỗ trợ, đội ngũ kỹ thuật viên điều hành và bảo trì máy móc thiết bị có trình độ cao để đúc chính xác hợp kim nhôm theo đơn đặt hàng của đối tác.

Để làm ra được sản phẩm từ hợp kim nhôm cần phải trải qua các khâu phác thảo bảng vẽ kỹ thuật, tạo khuôn, nhập nguyên vật liệu, xử lý nguyên vật liệu, đúc, mài biên, đánh bóng bề mặt, phun cát, làm sạch siêu âm, tẩy dầu mỡ và cuối cùng là kiểm hàng và đóng gói. Mỗi giai đoạn đều rất quan trọng và quyết định chất lượng sản phẩm, vì thế không thể bỏ qua bất kỳ giai đoạn nào. Cụ thể như sau:

- Khi nhận được đơn hàng, Phòng Xuất Nhập khẩu sẽ phác thảo bản vẽ kỹ thuật theo đúng tiêu chuẩn và tiến hành tạo khuôn mẫu. Đồng thời, nhân viên thu mua sẽ làm thủ tục nhập hợp kim nhôm để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu cho đơn đặt hàng của đối tác.

- Sau đó nguyên vật liệu được chuyển tới phân xưởng nấu chảy và tiến hành rót hợp kim nhôm vào khuôn để đúc bằng máy đúc chết buồng lạnh hoặc máy đúc chết buồng nóng.

ẢNH 2.4: HÌNH ẢNH PHÂN XƯỞNG NẤU CHẢY VÀ ĐÚC SẢN PHẨM

(Nguồn: Phòng Xuất Nhập Khẩu – Công ty cổ phần YNG SHUN Việt Nam) [1]

Lò nóng chảy nhôm phản xạ Máy đúc chết buồng lạnh

- Sản phẩm thô sau khi đã khô cứng từ khâu đúc được chuyển sang công đoạn mài biên. Ở khâu này, sản phẩm được mài biên chính xác bằng các máy mài công nghệ cao, độ phẳng bề mặt sản phẩm sẽ được điều chỉnh. Đây là giai đoạn quan trọng vì nó tạo nên chất lượng của sản phẩm, do đó đòi hỏi người lao động phải tinh tế để sản phẩm sắc sảo hơn.

ẢNH 2.5: HÌNH ẢNH PHÂN XƯỞNG MÀI TỈA

(Nguồn: Phòng Xuất Nhập khẩu – Công ty cổ phần YNG SHUN Việt Nam) [1]

- Sau công đoạn mài, sản phẩm sẽ được đánh bóng bề mặt bằng đá mài và tạo độ bám dính qua công đoạn phun cát.

ẢNH 2.6: HÌNH ẢNH PHÂN XƯỞNG PHUN CÁT

- Cuối cùng, sản phẩm được làm sạch siêu âm, tẩy dầu mỡ, chống oxi hóa bằng thiết bị Alodine.

ẢNH 2.7: HÌNH ẢNH MÁY LÀM SẠCH SIÊU ÂM

(Nguồn: Phòng Xuất Nhập khẩu – Công ty cổ phần YNG SHUN Việt Nam) [1]

- Sản phẩm sau khi đã hoàn chỉnh, nó sẽ được đánh giá, kiểm tra và chọn ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn để đóng gói và giao cho khách hàng. Những sản phẩm lỗi sẽ được đưa về phân xưởng sửa chữa (nếu được).

SƠ ĐỒ 2.1: QUY TRÌNH SẢN XUẤT

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN YNG SHUN VIỆT NAM

(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu - Công ty cổ phần YNG SHUN Việt Nam) [1]

Nguyên vật liệu Bảng vẽ kỹ thuật

Tạo khuôn Phân xưởng sản xuất

Xử lý nguyên vật liệu

Đúc

Mài biên

Đánh bóng bề mặt

Phun cát

Làm sạch siêu âm, tẩy dầu mỡ

Kiểm hàng

SƠ ĐỒ 2.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN YNG SHUN VIỆT NAM

(Nguồn: Phòng Tổng vụ - Công ty cổ phần YNG SHUN Việt Nam)[1]

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

TỔNG GIÁM ĐỐC XƯỞNG TRƯỞNG VĂN PHÒNG VĂN PHÒNG KHO BP. ĐÚC BP. MÀI BP. QC KẾ TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG VỤ NHÂN SỰ THU MUA PHIÊN DỊCH KHO VẬT LIỆU KHO THÀNH PHẨM ĐÚC BẢO TRÌ MÀI KIỂM HÀNG QC THÀNH PHẨM QC LƯU TRÌNH CHẾ TẠO BP. PHUN CÁT PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT

2. 1. 5 T ch c bộ m áy qu n 2. 1. 5. 1 Sơ đ tổ ch c bộ m áy qu n

2.1.5.2 Chức năng nhiệm vụ các bộ phận

Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo chiều dọc, nhân viên cấp dưới sẽ trực tiếp báo cáo lên cấp trên theo chiều dọc và chịu sự quản lý của cấp trên.

Đại hội đồng cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông công ty bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.

Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ như sau: (1) Thông qua định hướng phát triển của công ty;

(2) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị;

(3) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty;

(4) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; (5) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;

(6) Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;

(7) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.

Hội đồng quản trị:

Là những người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và là cơ quan quản lý công ty, có quyền đại diện công ty quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Cụ thể là:

(1) Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty;

(2) Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Luật doanh nghiệp hoặc Điều lệ công ty;

(3) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay.

(4) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc và Xưởng trưởng, quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý này;

(5) Giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc trong điều hành công việc kinh doanh của công ty;

(6) Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông; (7) Kiến nghị mức cổ tức được trả.

Tổng giám đốc:

Là người được Hội đồng quản trị ủy quyền và bổ nhiệm tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty cổ phần YNG SHUN Việt Nam.

Hoạch định các chiến lược, kế hoạch phát triển hàng năm của công ty và cả tầm nhìn chiến lược dài hạn.

Đưa ra các quyết định về chính sách đối nội, đối ngoại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, phương án khai thác nguồn vốn hợp lý, huy động vốn tối đa.

Tuyển dụng nhân sự, quyết định mức lương, phụ cấp theo quy chế của công ty và chế độ bảo hiểm cho người lao động.

Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, điều hành của mình tại công ty. Đồng thời thực hiện phân quyền, ủy quyền cho Xưởng trưởng phụ trách từng lĩnh vực sản xuất.

Xưởng trưởng

Là người trợ giúp cho Tổng giám đốc và được Tổng giám đốc ủy quyền, phân quyền điều hành một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh như:

- Theo dõi, kiểm tra chặt chẽ việc sản xuất của các bộ phận Đúc và bộ phận mài và bộ phận phun cát, kiểm tra việc thu mua, xuất nguyên vật liệu sử dụng, xuất hàng giao người mua và cùng với Tổng giám đốc tuyển dụng nhân sự.

- Ký kiểm soát đề xuất chứng từ, văn bản, tài liệu của Công ty có liên quan đến lĩnh vực được phân công trước khi trình duyệt Tổng giám đốc ký.

- Đối nội, đối ngoại khi Tổng giám đốc đi công tác.

Văn phòng

- Phòng kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế tài chính, quản lý các

khoản thu chi (cấp phát tiền cho việc mua nguyên vật liệu, thanh toán lương, thanh toán thu chi với khách hàng) theo quy định của công ty, phù hợp với pháp luật hiện hành, nếu phát hiện các khoản chi không phù hợp với chế độ kế toán

hiện hành thì sẽ kiến nghị với Tổng giám đốc, quản lý giá trị tài sản của công ty. Thường xuyên theo dõi tình hình nguồn vốn để phản ánh kịp thời, chính xác tình hình tài chính, đồng thời tham mưu cho Tổng giám đốc trong công tác quản lý tài chính và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Ghi nhận, hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán, đồng thời tổ chức công tác lưu trữ chứng từ; tiến hành tính toán, lập báo cáo, quyết toán lãi, lỗ hàng tháng và lập các báo cáo tài chính vào cuối niên độ kế toán. Tổ chức hướng dẫn chế độ về thuế, đại diện công ty giao dịch với đơn vị tài chính, cơ quan thuế, các ngân hàng trong và ngoài nước. Yêu cầu các phòng ban cung cấp các hồ sơ, chứng từ, số liệu cần thiết để lập báo cáo, quyết toán thuế.

- Phòng Xuất nhập khẩu: Thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, lập các

hợp đồng kinh tế ngoại thương. Theo dõi, tìm hiểu giá cả thị trường về nguyên vật liệu đầu vào, hàng hóa xuất nhập khẩu của các đối thủ cạnh tranh để tham mưu cùng Tổng giám đốc. Theo dõi quá trình sản xuất sản phẩm để đảm bảo sản phẩm hoàn thành đúng thời hạn giao hàng. Trực tiếp giao dịch với khách hàng trong suốt quá trình sản xuất theo đơn đặt hàng.

- Phòng Tổng vụ: bao gồm bộ phận nhân sự, thu mua và phiên dịch.

(1) Nhân sự: Theo dõi chấm công và báo cáo kết quả cho kế toán tính lương cho người lao động, tổ chức công tác tuyển dụng và lưu trữ, bảo quản hồ sơ cá nhân của người lao động.

(2) Thu mua: Nhận giấy đề nghị mua nguyên vật liệu, vật dụng cần thiết của các bộ phận khác và xuất trình cho Xưởng trưởng xác nhận; trực tiếp liên hệ, giao dịch với người bán để mua hàng.

(3) Phiên dịch: là người phiên dịch cho Tổng giám đốc và các nhân viên trong công nhân trong công ty khi cần thiết, là tổng đài viên của công ty. Đồng thời, định kỳ nhận chứng từ của Phòng Kế toán để phiên dịch theo mẫu báo cáo cho Tổng Giám đốc.

Kho: quản lý kho vật liệu và kho thành phẩm của công ty, trực tiếp thực hiện công tác nhập – xuất kho nguyên vật liệu, CCDC; nhập kho thành phẩm và xuất kho thành phẩm, lập các bảng biểu theo quy định của công ty báo cáo cho Xưởng trưởng.

QC:kiểm tra và kiểm soát chất lượng thành phẩm và quy trình chế tạo sản phẩm, trực tiếp báo cáo cho Tổng Giám đốc.

2.1.6 Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh

BẢNG 2.2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH (2012-2013) Đơn vị tính: đồng KHOẢN MỤC 2012 2013 1 Doanh thu 100.648.364.861 134.234.634.236 2 Lợi nhuận 12.326.043.764 16.749.307.827 3 Nộp ngân sách 3.822.859.924 2.928.675.939

(Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty cổ phần YNG SHUN Việt Nam) [1]

0 20.000.000.000 40.000.000.000 60.000.000.000 80.000.000.000 100.000.000.000 120.000.000.000 140.000.000.000 160.000.000.000 2012 2013 Doanh thu Lợi nhuận

BIỂU ĐỒ 2.3: BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN YNG SHUN VIỆT NAM (2012-2013)

(Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty cổ phần YNG SHUN Việt Nam) [1]

Nhận xét:

So với năm 2012, doanh thu năm 2013 tăng 33.586.269.375 đồng (tương đương tăng 33,37%) và lợi nhuận năm 2013 tăng 4.423.264.063 đồng (tương đương tăng 35,89%). Ta thấy rằng tốc độ phát triển của công ty khá nhanh, nguyên nhân là do công ty đã mở rộng quy mô sản xuất khung máy may; đồng

100.648.364.861 12.326.043.764 Năm Đồng 134.234.634.236 16.749.307.827

thời kí kết được hợp đồng lớn với đối tác. Mặt khác tốc độ tăng lợi nhuận cao hơn so với tốc độ tăng doanh thu (35,89% > 33,37%) cho thấy hiệu quả của công tác quản lý có biểu hiện tốt, công ty đã tiết kiệm được một khoảng chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Đây là một tín hiệu khả quan.

0 500.000.000 1.000.000.000 1.500.000.000 2.000.000.000 2.500.000.000 3.000.000.000 3.500.000.000 4.000.000.000 2012 2013

BIỂU ĐỒ 2.4: BIỂU ĐỔ BIỂU DIỄN KHOẢN NỘP NGÂN SÁCH (2012 – 2013)

(Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty cổ phần YNG SHUN Việt Nam) [1]

Nhận xét:

So với năm 2012, khoản nộp ngân sách Nhà nước năm 2013 giảm 894.183.985 đồng (tương đương giảm 23,39%). Ta thấy rằng mặc dù so với năm 2012 thì lợi nhuận năm 2013 tăng nhanh nhưng khoản nộp ngân sách Nhà nước lại giảm, điều này là do năm 2012 công ty thực hiện cổ phần hóa và nhập khẩu máy móc thiết bị mới nên phải chịu một khoản thuế nhập khẩu.

2.1.7 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển 2.1.7.1 Thuận lợi 2.1.7.1 Thuận lợi

- Đội ngũ công nhân viên trẻ, đoàn kết, nhiệt tình, hăng say, có tinh thần làm việc cao, có chuyên môn, luôn luôn lắng nghe, biết nhận khuyết điểm và cải thiện bản thân, đúng theo phương châm “3 niềm tin lớn của Công ty: THÀNH THẬT – Làm người ngay thẳng, Làm việc cẩn thận; TRÁCH NHIỆM – Tích cực chủ động; Dám làm dám chịu; VINH DỰ - Tôn trọng nhân cách, Nỗ lực hoàn thiện”. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo chuyên nghiệp, sáng suốt trong đường lối quản lý công ty, định hướng kế hoạch phát triển trong tương lai nên

Năm Đồng

2.928.675.939 3.822.859.924

công ty hoạt động hiệu quả hơn, khắc phục được các hạn chế trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

- Công ty nằm ở một trong ba khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam là TP. Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bình Dương với nhiều dự án đầu tư của nước ngoài nên có nhiều thuận lợi để phát triển, nhiều đối tác tiềm năng và khả năng mở rộng thị trường lớn, nguồn nhân lực dồi dào.

- Với tiêu chí: “Khách hàng là thượng đế”, không nhắm tới cái lợi trước mặt mà luôn đặt khách hàng lên hàng đầu nên công ty đã và đang có những đối tác lâu năm, có nhiều mối quan hệ tốt đẹp, khách hàng tin tưởng. Đồng thời, luôn chú trọng chất lượng sản phẩm, nhằm tạo niềm tin và uy tín với khách hàng.

- Nước ta đang phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hiện nay đang dần vượt qua khủng hoảng kinh tế cùng với các chính sách hỗ trợ của nhà nước nên công ty ngày càng ổn định và phát triển hơn. Mặt khác, đời sống người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu ăn ngon mặc đẹp và mua sắm sửa chữa xe cải thiện hơn vì thế nhu cầu phụ tùng xe máy, xe ô tô, phụ tùng máy nông nghiệp, nồi chảo, khay nướng tăng, từ đó các đơn đặt hàng ngày càng gia tăng.

- Máy móc thiết bị hiện đại, độ chính xác cao sẽ tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.

- Luôn chú trọng đổi mới, tìm tòi những phương pháp mới là điều kiện để công ty hoàn thiện bản thân.

- Biết tận dụng nhôm phế liệu để sản xuất lá nhôm, sản xuất nhôm thỏi, tạo nguồn thu nhập cho công ty.

2.1.7.2 Khó khăn

- Nguồn nguyên liệu khan hiếm, hầu như công ty phải nhập khẩu dẫn đến bị động trong khâu nguyên liệu.

- Máy móc thiết bị tuy hiện đại nhưng chưa được chú trọng bảo trì thường xuyên nên khó chủ động khi máy móc bị hư, làm gián đoạn quá trình sản xuất, gây khó khăn trong việc hoàn thành đơn hàng, tất yếu công nhân phải tăng ca để sản xuất kịp số lượng sản phẩm giao cho khách hàng đúng thời hạn. Thậm chí,

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu khoa học : Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần yng shun việt nam (Trang 83 - 161)