Đối với các doanh nghiệp Mía đường

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần mía đường nông cống doc (Trang 99 - 102)

6. Kết cấu của đề tài

3.3.3. Đối với các doanh nghiệp Mía đường

- Từng bước đổi mới về công nghệ sản xuất, mở rộng công suất chế biến cho phù hợp với khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu trong vùng, tránh tình trạng tranh giành nguyên liệu đẩy giá mía lên cao. Mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm để sẵn sàng hội nhập.

- Chủ động quy hoạch và ổn định vùng mía nguồn nguyên liệu theo hướng ổn định về diện tích, đi sâu vào thâm canh tăng năng suất và chất lượng nhằm nâng cao chất lượng mía mang lại thu nhập cao cho người nông dân trồng mía.

- Áp dụng các mô hình quản lý hiện đại nhằm giảm các chi phí, thủ tục quản lý hành chính, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Chủ động hơn trong công tác tiếp cận thị trường, bám sát các thông tin thị trường trong nước và thế giới nhằm đề ra chính sách, chiến lược bán hàng hợp lý để phát triển.

- Thông qua Hiệp hội Mía đường Việt Nam và phối hợp với Hiệp hội để có các báo cáo, đề xuất với Chính phủ về các giải pháp ổn định và phát triển ngành mía đường trong xu thế hội nhập. Cân đối lượng hàng và giá cả cung cấp ra thị trường đều đặn, tránh tình trạng đầu cơ lũng đoạn thị trường.

- Chủ động tìm kiếm thị trường và đánh giá năng lực tiêu thụ của mỗi khách hàng, lập danh sách khách hàng và tìm hiểu nhu cầu của họ để từ đó xây dựng cơ chế áp dụng cho phù hợp với từng khách hàng.

Tổng kết chương 3

Với mức dự báo khả quan về tình hình thị trường đường trong thời gian tới, Công ty đã định hướng phát triển chung đến năm 2015 từ công tác phát triển vùng nguyên liệu đến hoàn thiện công tác bán hàng nhằm tận dụng cơ hội mà thị trường mang lại.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản trị bán hàng tại Công ty Cổ phần Mía đường Nông Cống, cần thực hiện một số biện pháp, đó là:

+ Xây dựng tốt mục tiêu bán hàng.

+ Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức lực lượng bán hàng. + Đa dạng hình thức bán hàng.

+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của kênh phân phối. + Hoàn thiện công tác đánh giá lực lượng bán hàng.

+ Tiếp tục xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo dựng hình ảnh và bản sắc riêng.

Ngoài ra, một số kiến nghị đối với Nhà nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và các doanh nghiệp Mía đường Việt Nam cũng được đưa ra như quy hoạch vùng mía nguyên liệu ổn định, hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm nâng cao tính chủ động cho các doanh nghiệp khi không còn sự bảo hộ của nhà nước; Đồng thời kiến nghị tới các doanh nghiệp Mía đường chủ động trong công tác tìm kiếm thị trường và chú trọng tới hiệu quả công tác quản trị bán hàng trong doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Quản trị bán hàng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản trị doanh nghiệp. Đặc biệt tại các doanh nghiệp sản xuất công tác quản trị bán hàng chưa thật sự được chú trọng. Do đó, mỗi công ty muốn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cần phải có một hệ thống quản trị bán hàng hiệu quả.

Qua thời gian thực tập và nghiên cứu về quản trị bán hàng tại NOSUCO, báo cáo thể hiện được thực trạng công tác quản trị bán hàng tại NOSUCO, nêu lên được những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản trị bán hàng để từ đó phân tích, đưa một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị bán hàng cho doanh nghiệp trong thời gian tới.

Báo cáo đã hoàn thành những nội dung sau: Hệ thống cơ sở lý luận về bán hàng và quản trị bán hàng; Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Mía đường Nông Cống; Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị bán hàng tại Công ty Cổ phần Mía đường Nông Cống. Qua phân tích và đánh giá thực trạng đề tài đã đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị bán hàng tại Công ty Cổ phần Mía đường Nông Cống.

Với trọng tâm nghiên cứu, tìm hiểu về công tác quản trị bán hàng, nhận thấy những mặt đã thực hiện tốt cũng như những mặt còn tồn tại, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp với mong muốn được đóng góp ý kiến nhỏ trong hoạt động quản trị doanh nghiệp đặc biệt là công tác quản trị bán hàng. Tuy nhiên do khả năng có hạn và chỉ nghiên cứu trong một thời gian ngắn nên đề tài này không tránh khỏi những khiếm khuyết do ý kiến chủ quan, chưa phù hợp với tình hình thực tế. Kính mong được sự giúp đỡ của thầy cô, cá nhân và tập thể Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Mía đường Nông Cống để báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty Cổ phần Mía đường Nông Cống (2009, 2010, 2011), Báo cáo tài

chính hợp nhất, Thanh Hóa.

2. Công ty Cổ phần Mía đường Nông Cống (2009), Báo cáo thường niên

2009, Thanh Hóa.

3. Công ty Cổ phần Mía đường Nông Cống (2010), Báo cáo thường niên

2010, Thanh Hóa.

4. Công ty Cổ Phần Mía đường Nông Cống (2011), Báo cáo của phòng Kinh

doanh về công tác tiêu thụ sản phẩm, Thanh Hóa.

5. PGS. TS Hoàng Minh Đường, PGS. TS Nguyễn Thừa Lộc (1997), Giáo

trình quản trị doanh nghiệp thương mại, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.

6. PGS. TS Trần Minh Đạo (2002), Giáo trình marketing căn bản, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

7. Lê Đăng Lăng (2002), Kĩ năng và quản trị bán hàng, Nxb Thống kê, Hà

Nội.

8. TS. Nguyễn Đăng Nam, PGS. TS Nguyễn Đình Kiệm (2001), Quản trị tài

chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

9. Nguyễn Hải Sản (2007), Quản trị doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

10. James M.Comer (2002), Quản trị bán hàng, Nxb Hồng Đức, Thành phố

Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần mía đường nông cống doc (Trang 99 - 102)