Đặc điểm về nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần mía đường nông cống doc (Trang 45 - 48)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.4.3.Đặc điểm về nguồn nguyên liệu

a. Vị trí địa lý:

Vùng nguyên liệu mía của công ty CP mía đường Nông Cống gồm địa bàn bốn huyện: Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân và Tĩnh Gia với tổng số đơn vị tham gia trồng mía là 41 đơn vị:

Trong đó: Gồm 35 xã và 6 đơn vị nông lâm trường quốc doanh

- Phía bắc: Giáp các xã Thượng Ninh, Xuân Du, Cán Khê ( Huyện Như Thanh) - Phía Nam: Giáp tỉnh Nghệ An

- Phía Đông: Giáp huyện Quảng Xương

- Phía Tây: Giáp các xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Sơn Thuộc huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh

Nghệ An Tọa độ địa lý:

Kinh độ Đông: 105o 15’4’’ - 105o47’90”. Vĩ độ Bắc : 19o21’40” – 19o45’85”.

b. Điều kiện tự nhiên và xã hội

Đặc điểm về khí hậu hay thời tiết:

Vùng nguyên liệu của nhà máy nằm trong vùng đồng bằng ven biển, bán sơn địa chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa:

- Nhiệt độ không khí trung bình: 20 – 23,5oC - Bình quân nhiệt độ cao nhất: 35 – 37oC - Bình quân nhiệt độ thấp nhất: 8 – 10oC

Tổng tích ôn trong năm: 3000-:- 3600oC - Độ ẩm không khí bình quân: 85%

- Bình quân cao: 90% - Bình quân thấp: 60-70%

- Lượng mưa bình quân Năm: 1500mm Bình quân cao: 2700mm Bình quân thấp: 1070mm

Lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm tập trung chủ yếu vào tháng 7,8,9,10. Chiếm 60- 70% lượng mưa cả năm bình quân trên dưới 100 ngày. Điều kiện thời khí hậu nhìn chung thuận lợi cho cây trồng phát triển, thích nghi cho cây mía vào thời dóng vươn cao và tích lũy đường nhưng cần quan tâm một số kiện đặc biệt sau:

-Vùng Tây Nam Thanh Hóa thường có bão lớn, sau bão là mưa lớn tập trug nên dễ gây úng lụt, hàng năm trong vùng chịu ảnh hưởng bão từ tháng 7- 10. Cấp gió bão bình quân từ cấp 8-10, có khi đến cấp 12.

- Thường có xuất hiện sương muối.

- Gió Tây khô, nóng xuất hiện trong tháng 4, 5, 6, 7 mỗi đợt kéo dài từ 2-5 ngày, nhiệt độ lên cao, lượng nước bốc hơi lớn nê ảnh hưởng lớn đến cây trồng.

Thủy Văn:

Hệ thống sông ngoài trong vùng gồm có:

- Sông nhơn, Sông Chuối, sông Hoàng, sông Thị Long và sông Yên. Ngoài còn có hệ thống các hồ đập, hệ thống kênh mương tưới tiêu phục vụ cho cây trồng.

Đặc điểm thổ nhưỡng – nông hóa:

- Thổ nhưỡng: Gồm các loại đất sau:

+ Đất phù sa không được bồi hàng năm (P): 4350 ha + Đất phù sa không được bồi có cây: (Pg): 6249 ha + Đất xám bạc mầu (B): 1500ha

+ Đất Feratit biến đổi do trồng lúa (Fl): 2500ha + Đất Feratit phát triển trên đá vôi (Fv): 308ha

• Đất Feratit phát triển trên đá biến chất (Fs): 25112ha

• Đất Feratit phát triển trên đá macma trung tính và bazơ (Fk): 6500ha + Đất Feratit phát triển trên đá sa thạch (Fq): 7900ha

+ Đất Feratit phát triển trên sản phẩm dốc tụ (D): 1200ha + Đất đen trên đá Secpentin (Rr): 900ha

+ Dạng địa hình đồi núi: tập trung ở cac huyện Như Xuân, Tĩnh Gia, Như Thanh và rải rác ở Nông Cống với đặc điểm độ dốc trung bình, vùng canh tác có độ dốc thấp.

+ Dạng hình đồng bằng: Tập trung ở Nông Cống, địa hình bằng phẳng phân lớn là đất Feralit biến đổi do trồng lúa, hiện đang canh tác trồng lúa, mía, và các loại hoa màu khác.

+ Địa tầng:

Theo số liệu của đội khoan khảo sát địa chất công trình – trung tâm nghiên cứu địa kỹ thuật –Đại học Mỏ Địa chất, địa tầng tại các điểm khảo sát gồm 5 lớp như sau:

* Lớp thứ nhất: Đất trồng có chiều dầy khoảng 0.5- 0,7m. Đất có thành phần sét màu nâu, tơi xốp, lẫn ít tàn tích hữu cơ, bề dày mỏng.

* Lớp thứ hai: ở độ sau 0.5m trở xuống, bề dày khoảng 4- 5,5m. Đất có thành phần sét đồng nhất, màu nâu sẫm có trạng thái nửa cứng.

* Lớp thứ ba: Đất sét màu nâu sẫm ở trạng thái cứng nằm ngay sau lớp đất thư hai ở độ sâu 4.5-5.5m bề dày khoảng 4.6-7.5m

* Lớp đất thứ tư: Đất sét màu nâu sẫm, nửa cứng, nằm ngay dưới lớp thư ba độ sâu 9-12m trở xuống, bề dày khoảng 4.3- 6.5m

* Lớp thứ năm: Đất sét pha màu xám xanh, xám nâu dẻo, cứng nămmf ngay dưới lớp thứ tư ở độ sâu 16m- 18.5m trở xuống, bề dày chưa khoan hết đất có nguồn gốc phong hóa thấp hơn nên thành phần chủ yếu là sét pha màu xám xanh, xám nâu, trạng thái dẻo cứng, đôi chỗ trong đất gặp ít mảnh đá gốc bị phong hóa còn sót lại.

- Nông hóa:

Kết quả phân tích nông hóa cho thấy chỉ số độ phì nhiêu của đất vùng Tây Nam Thanh Hóa như Đạm tổng số, Lân tổng số, Kali tổng số đạt mức trung bình đến khá, một số ít có dinh dưỡng nghèo. Đất có độ PH-KCL trung bình từ 5-5.5 (Đất chua). Nhưng vẫn phù hợp với cây mía nếu được bón vôi hàng năm.

Theo bản đò phân vùng động đất lãnh thổ Việt Nam tỷ lệ 1:2000000 của Việt Nam vật lý địa cầu thuộc trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia xuất bản năm 1993 thì khu vực có cấp động đất lớn nhất là cấp 7 theo thang cấp 12.

Địa chất thủy văn.

Trong khu vực nghiên cứu có hai loại nguồn nước chính là nước mặt và nước ngầm.

- Nước mặt có ở Hồ Bột Dột, Hồ Cổ cò, đập tiểu đoàn 4 và suối khe ngang, về mùa nước thường đục do có lượng phù sa lớn, về mùa kho nước trong suốt không mùi vị, không cạn lắng.

- Nước ngầm: Nước ngầm nằm dưới sâu mặt đất tự nhiên (14.5m)

Dân số và lao động.

Theo số liệu thống kê dến ngày 1/10/2009 tổng số dân số là 552.900 người. Mật độ dân số là 258 người/km2, có 106580 hộ, với 3 dân tộc chính cùng chung sống là Kinh, Thái, Mường. Có 266450 lao động, trong đó 85% là lao động nông nghiệp với bình quân 1 lao động 0.22 ha gieo trồng.

Là vùng sản xuất kém phát triển, mức thu nhập dân số và trình độ hưu trí nhìn chung còn thấp, sản phẩm thu nhập chính là lương thực

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần mía đường nông cống doc (Trang 45 - 48)