Giọng day dứt, hoài ngh

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thơ trần nhuận minh (Trang 108)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau năm 1975, đời sống thế sự thời hậu chiến và những biến động to lớn của đời sống kinh tế chính trị trong nước và trên thế giới đã có những tác động trực tiếp đến thơ Trần Nhuận Minh. Đối mặt với hiện thực mới, thơ Trần Nhuận Minh có nhiều thay đổi. Hình ảnh về đời sống, con người trong các mối quan hệ xã hội được nhìn nhận thực tế hơn, thô ráp và trần trụi như chính sự tồn tại của nó. Sự đảo lộn, lung lay của những giá trị tinh thần cũng được nhà thơ đề cập…Hợp với nội dung này là giọng điệu trăn trở, suy tư, day dứt, hoài nghi… Nhà thơ luôn trăn trở, lo lắng khi quan sát thấy sự bất bình đẳng phân hóa giàu nghèo vẫn còn tồn tại trong xã hội hiện đại, và suy ngẫm về tiền đồ tương lai của đất nước bằng giọng day dứt, hoài nghi:

Lí do nào, để giận Nỗi niềm gì để thƣơng Một mai nƣớc có giặc Biết ai ra chiến trƣờng…

(Họp phố)

Và có một cái nhìn chân thật, từng trải về sự bất bình thường, ẩn chứa mâu thuẫn có ngay trong những cảnh huống đời thường, thực trạng xã hội không lí tưởng, đầy khiếm khuyết:

Trời ơi! vàng đến thế này

Mà sao đen bạc vẫn đầy thế gian…

(Trong đồng cỏ hoa vàng)

Nhà thơ lo âu thấy “cái tập thể đẻ non biến thành cái cá nhân còi cọc”.

“Trai làng phóng @ nhƣ điên, đầu cạo trọc” không thể là biểu hiện của sự giàu

sang, thịnh vượng. Cái hiện thực hôm nay, nhiều điều phấn chấn, nhưng đôi khi sao lại có tiếng khóc ở bên trong:

Tổ tiên đã chết ở đây

Những gò đống cỏ xanh, nay đã ủi đi rồi San sát vũ trƣờng, sân gôn, quán nhậu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Còn sót lại một cách cò trắng mong manh Thấp thoáng bay

Trong ráng đỏ chiều hôm, không tìm ra chỗ đậu…

Song hành với nhận thức về sự mong manh, hư ảo của thế giới lí tưởng, nhà thơ cảm thấy mất chỗ đứng, mất niềm tin, thậm chí luôn lo âu, bất ổn trước dự cảm về tương lai:

Sự đời bao rắc rối Phải trái tính sau đây Lòng mình thì nhàu nát Kinh sách thì thơ ngây

(Gửi bác Vương Liên)

Cuộc sống đời thường luôn chứa đựng những tình huống có vấn đề mà mọi biểu hiện bề ngoài chỉ là hình thức, là lớp vỏ bọc che đậy bên trong:

Bạn nói rồi cƣời ngơ ngác

Bâng khuâng gƣơng mặt hao gầy Giọt lệ của ngƣời đứng tuổi Biết rơi vào cõi nào đây…

(Lời một người bạn có cợ được chọn đi làm ô sin) Chủ thể trữ tình cũng mong muốn đạt tới chân lí theo tinh thần hướng đạo tích cực để cải thiện bản thân và cải thiện thế giới nhân sinh nhưng lại có cảm giác bất lực:

Ta bàng hoàng trƣớc Cái Không Thể Biết Đang nhào nặn ta trong cõi vô cùng

Chả nhẽ mỗi chấm ngƣời mong manh trên trái đất Lại là biểu hiện mơ hồ huyền bí của không trung…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Con người luôn vận động thuận chiều với sự vận động của xã hội và dòng chảy của thời gian theo hướng tuyến tính, nhưng có lúc con người hãy tìm lại, nhận thức lại chính mình, và vẫn còn cảm thấy hoài nghi:

Hƣ ảo hỡi! Giữa vô cùng còn mất Ta là ai? Thăm thẳm có Ta không?

Thông qua việc miêu tả trực tiếp các hiện tượng xã hội, số phận con người cụ thể, nhà thơ khái quát lên một phạm vi hiện thực cuộc sống đa chiều, thuận nghịch về hạnh phúc của những người phụ nữ bằng giọng điệu day dứt, hoài nghi.

Với Mợ Hữu:

Mợ đáng thƣơng hay là đáng trách Trời ơi tách bạch làm chi

Dòng sông muôn đời vẫn thế Đục trong thì cứ trôi đi

Còn Dì Nga:

Chả biết dì sung sƣớng Hay là dì khổ đau Nửa đời…Ừ sao nhỉ

Họ không tìm thấy nhau…

Giọng điệu day dứt hoài nghi đã được lồng vào trong cảm xúc của chủ thể trữ tình để có cơ giãi bày nỗi niềm thế sự về bức tranh hiện thực cuộc sống:

Chợt thấy muôn trùng cây cỏ Bảng lảng nhuốm màu chiêm bao Sự thế buồn vui lẫn lộn

Nào ai hiểu đƣợc vì sao…

(Cô Bổng)

Và lắm lúc cũng phải thảng thốt, rùng mình trước sự xoay vần của thời thế:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lòng băn khoăn không không dứt Bỗng thèm một chén trà

Cuối trời tia nắng quái Cháy kinh hoàng sau ta

(Thăm bạn)

Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Trần Nhuận Minh, người đọc sẽ thấy xuất hiện cái tôi nhạy cảm luôn day dứt, hoài nghi trước môi trường và nhân cách con người, trước những tồn tại còn đầy khiếm khuyết của xã hội hiện tại. Sự hình thành môi trường sống mà ở đó mọi điều kiện có thể xẩy ra, họa phúc khôn lường, người tốt chưa chắc đã gặp lành, kẻ quyền chức đâu bởi tài năng, người cống hiến cả đời tay trắng trở về, mọi lời hứa chỉ là cơn gió thoảng, con người lạnh lùng, vô cảm với nỗi đau của những mảnh đời bất hạnh xung quanh trở thành nỗi nhức nhối khôn tả. Tất cả những yếu tố đó là tiền đề làm nên giọng điệu day dứt, hoài nghi trong sáng tác của Trần Nhuận Minh.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thơ trần nhuận minh (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)