Là người lao động trong lĩnh vực nghệ thuật, nên Trần Nhuận Minh có một sự hiểu biết và đồng cảm đặc biệt tới hoàn cảnh, số phận của các nhà văn, nhà thơ tự cổ chí kim.
Cuộc đời con người là một “lát cắt” trong quy luật vận hành của tự nhiên. Số phận của văn nghệ sĩ thời phong kiến trong thơ Trần Nhuận Minh thường gặp nhiều bất hạnh vì định mệnh, bất hạnh vì dòng xoáy thế cuộc xô đẩy, và vì chính sự tài hoa nhất bậc của mình. Bởi lẽ, xã hội phong kiến mà họ sống và phụng sự ấy vốn không trân trọng, không muốn dung nạp những người tài trí, tâm sáng như sao Khuê đó; vì ánh sáng của trí tuệ, ánh sáng của lòng nhân ái của họ có thể còn làm lu mờ cả thứ ánh sáng nơi điện vàng cung ngọc.
Danh nhân Nguyễn Trãi lúc sinh thời từng được suy tôn “vi thần”, có tài thao lược “kinh bang tế thế”, “viết thƣ thảo hịch có sức mạnh nhƣ mƣời vạn
hùng binh”, góp phần quan trọng vào việc đánh thắng giặc Minh, khôi phục
giang sơn; một con người luôn có tư tưởng tiến bộ, thân dân, cận dân, lấy dân làm gốc: “Lật thuyền mới biết dân nhƣ nƣớc”, một anh hùng văn võ toàn tài:
“Bóng Ức trai đi, động gió bốn phƣơng trời” thế mà lại bị rơi vào nỗi oan khiên
thảm khốc, phải rơi đầu trong vụ án Lệ Chi Viên:
Cụ Nguyễn Trãi ôm chăn ngồi trƣớc mũi thuyền Gió buốt thổi sau lƣng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cửa Bạch Đằng nƣớc triều dâng tới sáng Cùng với mặt trời lên
Câu thơ phải rơi đầu.
(45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh)
Không phải chịu một kết cục bi thảm như danh nhân Nguyễn Trãi, thi hào Nguyễn Du cũng phải đối mặt với một xã hội phi nhân tính và sống trong thời đại thấy “toàn nƣớc mắt” và nghe được những “tiếng kêu đứt ruột” của con người , nên ông suốt đời trân trọng, cảm thương cho những vẻ đẹp của thế gian và luôn cúi xuống nỗi đau của nhân loại, nhưng lại bất lực trước xã hội đầy bất công. Trang thơ nào của ông đọc lên cũng có thể khiến ta rơi lệ bởi những kiếp người bị vùi dập tàn nhẫn. Số phận Nguyễn Du cũng không tránh khỏi cái án
của “thiên mệnh” như bao con người tài hoa bạc phận khác: “Cõi đời đâu cũng
long đong/Văn chƣơng bạc phận, má hồng vô duyên”(Nguyễn Du). Ớn lạnh
trước “chính trƣờng sấp mặt, đồng tiền xoay ngang”, Nguyễn Du đã chủ động đoạn tuyệt cuộc sống để được hòa mình vào với thập loại chúng sinh:
Cụ Nguyễn Du không chịu uống thuốc Sờ xem ta chết đến đâu rồi
Ừ. Đƣợc
Cụ nói thế và đi
Lẫn trong thập loại chúng sinh
( 45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh)
Viết về hai nhà thơ lỗi lạc, hai đại diện tiêu biểu cho những người lao động nghệ thuật của dân tộc có cuộc đời nhiều tai ương, bất trắc, và đầy bi kịch, Trần Nhuận Minh thể hiện rõ sự ngưỡng mộ, trân trọng, và đầy thương tiếc, đớn đau cho số phận của những bậc thiên tài.
Trong thơ, ông còn nhắc tới Lão Xá – một nhà thơ Trung Quốc tài hoa nhưng lại phải đón nhận một bi kịch đau đớn, kinh hoàng bởi cuộc Cách mạng Văn hóa đã quy kết và xử lí ông một cách tàn nhẫn: “Lũ trẻ con từng rút lƣng da
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
có móc sắt quất chéo vào mặt Ông/Hả hê lôi xác Ông lên phơi nắng”. Nhưng rồi
cuối cùng ông cũng đã được nhân dân chiêu tuyết,và mãi bất tử cùng với kiệt tác của mình:
Văn chƣơng lỗi lạc một thời Bể dâu đến thế thì thôi còn gì
Chúng đốt Tường Lạc Đà của ông
Nhƣng nó mãi mãi vẫn là một trang kiệt tác
Nhân dân Trung Hoa nhờ những kiệt tác ấy mà bất tử.
(Lão Xá)
Cũng rơi vào bi kịch đau lòng không kém, Khuất Nguyên, một nhà thơ lớn của Trung Quốc cổ đại, đã nhẩy xuống sông Mịch La tự vẫn, để trốn chạy cuộc đời đầy bất công và lòng người đầy hiểm ác, nhưng cái chết lại đưa nhà thơ vào thế giới không khác gì thế giới mà ông đang sống. Ở đây,Trần Nhuận Minh đã có cái nhìn “giải cổ tích” về cuộc đời, về số phận của nhà thơ Khuất Nguyên qua chuỗi “bi kịch liên hoàn” nhằm lí giải một hiện thực đen tối của triều đại phong kiến Trung Quốc mà Khuất Nguyên đã sống:
Khuất Nguyên
Chê cuộc đời quá đục Chọn chỗ nƣớc trong để trẫm mình Tiếc thay!
Con cá lớn nuốt Ông Trong bụng cá
Thức ăn đã thối rữa…
(45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh) Còn với hình tượng nhà thơ Êxênin – niềm tự hào của nước Nga một thuở, cái chết đầy bi kịch của ông mãi vẫn là nỗi niềm day dứt cho những nhà thơ như Trần Nhuận Minh:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đến bây giờ, còn day dứt lòng nhau
(Đến làng Kôn xtan tinôvô quê hương thi hào Nga Xergây Êxênin) Và đây là hình tượng nhà văn nước Nga Lep-Tônxtôi hiện lên giữa đối cực của hai bờ hư – thực. “Bộ óc khổng lồ” sản sinh ra những kiệt tác bất hủ, mà trong đó kết tụ hình ảnh một trái tim vĩ đại đập cùng nhịp đập với nhân dân Nga. Đến lúc vĩnh biệt cõi đời, thân xác cũng lại trở về với cát bụi, nấm mộ ông cô đơn bên cạnh hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm của mình:
Những tác phẩm thiên tài
Vƣợt ra ngoài Các giới hạn Đấng Tạo Hóa nằm đây
Nhỏ bé cô đơn
Bên gốc một cây sồi
(Trước mộ Đại văn hào Lep-Tônxtôi) Cuộc đời con người luôn hữu hạn trước cái vô hạn của dòng chảy thời gian. Chỉ có thơ ca là tài sản tinh thần có sức lan tỏa, tồn tại vĩnh cửu. Lầu Hoàng Hạc sẽ chẳng còn gạch nối của một thời vàng son nếu không có bàn tay Thôi Hiệu đề thơ trên đó. “Người thơ” giờ đã đi xa, nhưng di tích thì còn đó, và đang bị biến dạng bởi sự can thiệp của bàn tay con người thời hiện đại, và bị thương mại hóa, đã khiến cho Trần Nhuận Minh cũng cảm thấy se xót, thương cảm, bàng hoàng:
Sau một ngàn hai trăm bốn mƣơi nhăm năm, Thôi Hiệu làm sao hình dung đƣợc Có một nhà thơ từ tận phƣơng Nam,
đến ngắm làn mây bay qua thơ Ông mà thƣơng cảm bàng hoàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tất cả các văn nghệ sĩ trong thơ Trần Nhuận Minh ở những thời đại trước, ở mỗi dân tộc đều là những thiên tài. Họ sống trên cõi đời phải đối mặt với hiện thực tàn nhẫn, những ngổn ngang, oan trái của thế thái nhân tình, thậm chí có người phải gánh chịu một bi kịch thảm khốc, một nỗi oan khôn nguôi của thời đại, khiến cho lịch sử không bao giờ lãng quên. Nhưng họ đã trở thành bất tử khi những kiệt tác của mình vượt thời gian để tồn tại vĩnh hằng. Họ được phục sinh trong nỗi ám ảnh, sự ngưỡng mộ của hậu thế như một niềm tri ân thành kính, nhưng cũng để lại bao nhức nhối, bao xót xa trong trái tim của những người lao động nghệ thuật đích thực này.
Không chỉ thấu hiểu và cảm kích trước các bậc tiền nhân, Trần Nhuận Minh còn thấu hiểu, còn giành cả tình cảm yêu thương, quý trọng và sự đánh giá đúng vai trò của người lao động nghệ thuật ngày nay.
Những người lao động nghệ thuật (trong đó có những nhà văn, nhà thơ) đều là những người đang phải đối mặt với bao vất vả, khó khăn chồng chất. Họ vừa phải lao động kiếm sống như bao người khác, lại vừa phải ra sức sáng tạo những tác phẩm văn chương có giá trị đích thực! Vì vậy, họ phải hai lần vất vả, hai lần đổ mồ hôi, công sức, trí tuệ, tình cảm để hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình.
Với nhà văn Võ Huy Tâm, anh lấy đời người thợ để tìm cảm hứng sáng tác cho đời mình. Anh chấp nhận dấn thân vào con đường lao động cật lực mong có thể vượt ra ngoài khả năng bẩm sinh sáng tác, nhằm đưa những tác phẩm nghệ thuật của mình đến đỉnh cao hơn, có nhiều sáng tạo hơn:
Không vào rừng thì đói Nhà văn lại cƣời xòa
Mà văn chƣơng lại phải Vƣơn lên những tầm xa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Còn nhà thơ Thanh Tùng, trước khi đến với thơ, anh là một người thợ. Cho nên, ở anh - một con người đảm nhiệm hai thiên chức, vừa lao động chân tay: “Bạn làm nghề áp tải/Đƣờng bộ và đƣờng sông”, vừa sáng tạo nghệ thuật:
“Thơ trong đầu nổi loạn/Mà chẳng nên bài nào”. Hai lĩnh vực khác nhau nhưng
lại gắn bó hữu cơ trong một con người để hình thành nên bức chân dung đầy ý nghĩa: Nhà thơ áp tải:
Đất nƣớc có một thời Kẻ gian nhiều nhƣ nấm Không ngờ một nhà thơ Lại sống bằng… nấm đấm.
(Nhà thơ áp tải)
Những người lao động nghệ thuật luôn có ý thức sâu sắc về nghề nghiệp của chính mình. Họ muốn để lại cho đời những những tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa, nên cho dù vất vả, cho dù hiểm nguy, họ vẫn vượt qua hoàn cảnh, vượt qua chính mình để có thể hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng của một nhà thơ quyết: “áp tải sự thật/đến những bến cuối cùng”
Viết về văn nghệ sĩ cùng thời, Trần Nhuận Minh đã dựng lên bức chân dung đời thường của họ rất chân thực và vô cùng xúc động. Mặc dù hiện tại, “cơm áo không đùa với khách thơ”, đất nước còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, xã hội vẫn tồn tại những khiếm khuyết, những bất cập nhất định, nhưng họ vẫn miệt mài lao động trên lĩnh vực văn học nghệ thuật bằng cái tâm, cái tài, bằng niềm tin vào cuộc sống, niềm tin vào tương lai tốt đẹp.