Hình tượng người trí thức trước vịng xốy của cơ chế thị trường

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thơ trần nhuận minh (Trang 63 - 69)

Sau năm 1985, xã hội có nhiều thay đổi mạnh mẽ, khơng ít người trở nên hoang mang hoài nghi trước sự phức tạp của đời sống, sự đảo lộn của một số giá trị và chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Điều đó tác động mạnh mẽ đến quan niệm thẩm mĩ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tìm hiểu thơ Trần Nhuận Minh, người đọc sẽ thấy xuất hiện hình tượng người trí thức được phản ánh ở nhiều chiều kích khác nhau. Nhà thơ đã quy tụ những gương mặt ở mọi góc độ, mọi hoàn cảnh để dựng lên bức chân dung đời thường, sống động. Họ là tầng lớp trí thức, tầng lớp cấp tiến trong xã hội, nhưng chính xã hội của nền kinh tế thị trường như một guồng xoáy đã xô đẩy họ vào mọi ngả của lối rẽ. Là chứng nhân của thời kì mở cửa, bên cạnh những biến động tích cực của đất nước, thì vẫn cịn những bất ổn, những tiêu cực tồn tại và nẩy sinh, cho nên, Trần Nhuận Minh ln nhạy cảm, xót xa, đau đớn trước sự băng hoại môi trường và nhân cách con người nhất là những người trí thức – những người có học, có văn hóa nhất trong xã hội.

Hình ảnh một cô Bổng đã từng đứng trên bục giảng, mang dấu ấn một thời được xã hội vinh danh, được đồng nghiệp tín nhiệm: “Bầu cơ đi dự đại hội

trên”, cịn khi: “Về hƣu cơ dƣợc dân cử/Thắp nhang và quét sân đền”. Cũng vì ý

nghĩa của cuộc sống mà nửa cuộc đời lúc trước, khi còn thời bao cấp, kinh tế khó khăn, cơ Bổng vẫn gắn bó say mê với nghề dạy học. Nay được tự do tín ngưỡng, cơ lao vào “kinh doanh” nghề mê tín dị đoan để thu nhập cá nhân nơi cửa đền. Trước đây, cũng chiếc cặp này vẫn đựng những trang giáo án, còn “bây

giờ thấy thẻ với bùa”. Đồng hành với nền kinh tế xã hội đi lên là bước thụt lùi

của nét thuần phong mĩ tục. Con người đang có nguy cơ biến dạng lối sống bởi ngoại cảnh.

Người trí thức nhiều khi cũng khơng cưỡng nổi trước sức lôi kéo mãnh liệt của đồng tiền. Đồng tiền trong nền kinh tế thị trường có một ma lực đáng sợ, nó thúc đẩy con người phải sống, phải làm việc tận lực, nó cũng đem đến bi kịch cho con người đang ngùn ngụt khát vọng đổi đời bằng mọi giá và cũng phải trả giá quá đắt:

Sự đời bác đến thế thì

Đã làm ơng giáo cịn đi buôn nhà Sớm mai bác phải ra tịa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Bạn chơi từ thuở quàng khăn đỏ)

Khi cảnh báo về sự xuống cấp đạo đức của xã hội, Trần Nhuận Minh đặc biệt quan tâm và lo lắng cho những người trí thức vốn có bản chất lương thiện nhưng do hồn cảnh mà bị tha hóa. Bằng sự từng trải và bằng tất cả khả năng của mình, ơng muốn cảnh báo người trí thức, muốn giữ họ lại bên bờ vực của sự tha hóa, muốn tránh cho họ những sai lầm đáng tiếc bởi hậu quả khôn lường của cám dỗ đồng tiền.

Xã hội thời mở cửa có nhiều đảo lộn về chuẩn mực và các thang bậc giá trị, thì xuất hiện những con người thích nghi nhanh chóng với lối sống mới cũng là chuyện đương nhiên…Khơn ngoan, thức thời, tìm và tạo cơ hội làm giàu cho mình khơng phải hồn tồn là việc xấu, khơng hồn tồn là người xấu - nếu như đó khơng phải là lối sống có tác động tiêu cực đến cộng đồng. Một ông chủ tịch huyện mới lên nắm địa vị, có chức quyền trong tay đã tự vẽ ra cho mình viễn cảnh trong một buổi tiệc khao chức vụ :

Có gì nhƣ vẻ thơ ngây

Khi anh vẽ những ƣớc mơ xa vời Ai ai mặt cũng ngời ngời

Hết lòng kính phục hết lời cậy trơng

Nhưng họ đâu biết rằng, sơng có khúc, người có lúc, cuộc sống cũng như dịng sơng khơng bao giờ chảy thẳng, cạm bẫy danh vọng luôn dăng mắc mọi lúc, mọi nơi:

Đây là một khúc con sông

Rồi sau khúc đục khúc trong thế nào.

(Tiệc đêm)

Cơ chế thị trường là luồng sinh khí mới nhưng nó cũng mang theo khơng ít độc hại, có thể phá hủy nhân cách con người, biến con người thành nô lệ của dục vọng. Hình ảnh một ơng giám đốc đang trượt dần xuống dốc của lối sống tha hóa, lúc nào cũng có nhân tình đi theo – thật trớ trêu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đứa thì làm giám đốc ngành

Đi đâu cũng có nhân tình đi theo

(Bạn chơi từ thuở quàng khăn đỏ)

Nhưng có lẽ đối với Trần Nhuận Minh, điều mà nhà thơ quan tâm và đau đáu hơn cả không phải chỉ là sự thay đổi lối sống bng thả của người trí thức mà hơn hết là sự thay đổi nhân cách của họ trước sự tác động của môi trường sống mới. Lối sống thực dụng hiện đại phát triển, những khoảng tối, góc khuất trong tâm hồn người trí thức có cơ hội lộ diện. Hình ảnh một người bạn xưa thành đạt, nhưng từng bước đã trở thành lố bịch, đáng trách: “Từng làm chủ tịch

huyện/Từng làm giám đốc ngành” thế mà: “Về già chơi chống bỏi/Tom chát đủ tam khoanh” (Thăm bạn); hình ảnh Bác Vương Liên – một thời từng là anh bộ

đội cụ Hồ, vào sinh ra tử nơi chiến trường máu lửa; đã từng sống một cuộc sống cơ cực, nhưng nay khi đã trở lên giầu có thì lại sa ngã, sa đọa:

Nghe đâu bác bây giờ

Đóng tiền vào bao tải Thuê những hai hầu gái Giặt quần và đấm lƣng

(Gửi bác Vương Liên)

Cái khúc sông cuộc đời của bác Vương Liên phất lên về hậu vận, nhưng khúc sơng lịng thì lại bắt đầu vẩn đục. Trong thời buổi kinh tế thị trường, mọi bậc thang giá trị đã thay đổi, bác Vương Liên đã có một cách suy nghĩ khác để biện minh cho lối sống thực dụng:

Trƣớc cần lí lịch tốt Giờ cần có lắm tiền

“Phải chăng bác nói đúng” - khi đồng tiền đã từng làm mưa, làm gió trong Truyện Kiều, thì nay nó lại trở về vị trí thống soái cho mọi hành động tiêu cực của con người trong thời hiện đại. Tác giả xót xa viết câu thơ đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình ảnh Tú Lão – một cán bộ lãnh đạo, một Đảng viên, vậy mà trước cơ chế thị trường đã không xác định được hướng đi, đó là một tấm gương xấu cho thế hệ sau, khi lão:

Lão bảo Lão vừa xin ra khỏi Đảng Kệ xác sự đời những biến thiên Hằng ngày uống rƣợu và cƣời khẩy Lão chỉ quan tâm mỗi chuyện tiền

(Tú Lão)

Lão thờ ơ với sự đời, dửng dưng trước dư luận xã hội, lãnh đạm với vợ con, sịng phẳng trong chuyện tình cảm với bồ nhí để hưởng lạc dục vọng mới: Lão bảo cƣới nhí về làm thiếp

Tính Lão chẳng ƣa việc lòng thòng Thuê hẳn hai hàng bình bịch

Vừa đi vừa bắn pháo bông

(Tú Lão)

Mặt trái của nền kinh tế thị trường và tác động mạnh mẽ của nó đến đời sống xã hội ngày càng góp phần đẩy xã hội tới phân cực gay gắt giữa các mặt đối lập, giữa nhân cách và phi nhân cách, đạo đức và phi đạo đức…, và cũng đẩy xa hơn rất nhiều khoảng cách giữa người giầu và người nghèo, giữa kẻ có chức quyền với người lao động:

Lúc họp trung ƣơng họp tỉnh

Hỏi thầy tìm thuốc chán rồi Chả làm sao mà gầy đƣợc Em nhƣ xấu quá chị ơi

Nhiều khi những hành động của họ đã tạo lên hình ảnh mặt trái của tấm huân chương:

Chỉ sợ nhà em bồ bịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chị ơi đừng tin các lão À thôi…em thử ra sao…

(Nghe trộm hai bà trò chuyện)

Những lo lắng đầy trách nhiệm trước sự rạn nứt những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc, những xót xa trắc ẩn trước những cảnh đời éo le ngang trái, khiến Trần Nhuận Minh đặc biệt quan tâm đến những người trí thức bị tha hóa bởi hồn cảnh. Người cháu đi nghiên cứu sinh tại Liên Xơ, thay vì đèn sách, dùi mài kinh sử thì anh ta lại đánh mất lương tâm, đã tự thiêu rụi tương lai sáng lạn của mình để đi vào con đường trộm cướp xứ người:

Cháu đã lƣu vong làm tƣớng cƣớp

Đoạt của, đánh ngƣời chẳng ghê tay

Cháu là nỗi kinh hoàng trên các sân bay…

(Chú sang Liên Xơ có gặp cháu)

Đọc thơ Trần Nhuận Minh, người đọc không thể không khắc khoải suy nghĩ, lo âu cho những con người cá nhân khi họ đang trượt dài trên con đường kiếm tìm đồng tiền để làm giàu nhanh nhất, kể cả những việc làm ghê tởm: giết người, cướp của. Khơng ai có thể phủ nhận những tác động tích cực của cơ chế thị trường vì đã giúp thay đổi bộ mặt kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của số đơng con người. Nhưng cơ chế thị trường cũng có mặt trái của nó. Trong cơ chế ấy, con người dễ quen với lối sống hưởng thụ, với quan hệ mua bán lạnh lùng mà nếu không đủ bản lĩnh để chế ngự dục vọng thấp hèn thì con người dễ tha hóa, và sẽ đánh mất chính mình.

Khắc họa hình tượng người trí thức trong đời thường, Trần Nhuận Minh chủ yếu đi vào phê phán những người trí thức bị tha hóa, biến chất bởi cơ chế thị trường. Ơng đã “khơng ngại né tránh một sự thật nào, cho dù sự thật đó có đau

đớn kinh hoàng đến đâu”. Thái độ và phương thức chiếm lĩnh hiện thực của

Trần Nhuận Minh luôn đề cao sự thật, nhà thơ dũng cảm “áp tải” nó tới bến bờ của chân lí. Giữa đời sống kinh tế thị trường điên đảo với những tệ nạn và tham

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vọng, những vần thơ của Trần Nhuận Minh như một hồi chuông cảnh tỉnh mọi người hãy dừng lại giữa dòng đời hối hả để nhìn lại chính mình và lên tiếng trước thực trạng xã hội đang làm suy đồi về đạo đức, và băng hoại nhân cách con người.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thơ trần nhuận minh (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)