Hình tượng người cơng nhân vùng “mỏ vàng đen” của tổ quốc

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thơ trần nhuận minh (Trang 36 - 47)

Từ một anh thanh niên vùng quê nông thôn ra thành phố và gắn bó với vùng vàng đen Đông Bắc từ những năm 60 của thế kỉ trước, thơ Trần Nhuận

Minh mang nặng một tình yêu đất mỏ, cái lấp lánh của than đen, của giọt mồ hôi thợ mỏ đã làm nên chất thơ, và phần nào tạo nên vẻ riêng cho thơ Trần Nhuận Minh. Những tảng than đen “nguyên khối xù xì” đã trở thành tiêu chí của nguyên tắc sáng tác mà Trần Nhuận Minh kí thác và đó như một thơng điệp:

Mỗi câu thơ anh viết Nhƣ tảng kíp lê đen Khơng hoa lá cầu kì Không yếu hèn dôi trá

(4.000.000 – Âm điệu một vùng đất)

Cuộc sống của Trần Nhuận Minh trong những ngày đó là sự cộng hưởng giữa vị ngọt êm dịu của khúc hát ru nơi đồng quê với vùng sinh quyển ồn ào, náo nhiệt của miền đất “vàng đen”:

Nơi khúc dân ca nuôi chúng tôi tuổi thơ

Là nóng bỏng tiếng xe gào ủi đất

Núm ruột chúng tôi mẹ vùi sâu trong than Day dứt chúng tơi là tình u đất than.

(Lên tầng)

Những bài thơ viết về đất mỏ của Trần Nhuận Minh luôn được viết với một tình yêu như thế. Như người thợ mỏ mở lò, khai vỉa, khơi những suối than, Trần Nhuận Minh cũng cố gắng khai thác chất liệu thơ đặc thù của vùng đất công nghiệp, trong sinh hoạt lao động của người thợ mỏ. Khả năng quan sát, nắm bắt chi tiết, sống trực tiếp với lao động sản xuất, đã làm cho thơ ơng giầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có về chất liệu đủ sức xây dựng lên hình tượng người công nhân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội những năm 60 của thế kỉ XX.

Có thể thấy, Trần Nhuận Minh viết về hình tượng người cơng nhân thợ mỏ bằng một niềm rung cảm được gạn chắt từ mồ hôi, than bụi. Điều đáng quý là ngịi bút của ơng khơng tìm chỗ dựa ở sự thi vị hóa hoặc những lời ca ngợi từ sự nhìn ngắm bên ngồi. Ngịi bút của Trần Nhuận Minh chắt chiu những vẻ đẹp ngay trong lao động nặng nhọc, lam lũ, trong đời sống thường ngày của người thợ còn nghèo nàn, vất vả.

Người công nhân thợ mỏ ở vùng đất đầy nắng vàng, gió biển và bụi bặm của than mang trong mình một “tình yêu kì lạ”. Khơng phải là tình u sâu nặng với nơi chơn rau, cắt rốn, cũng khơng phải là tình u tha thiết đầu đời dành cho một người thiếu nữ, mà là tình u ấm nóng của người thợ gói trọn vào than, một tình cảm máu thịt của sức trẻ đã thấm đẫm vào than:

Thế đấy, anh thợ lị bạn tơi

Anh chỉ sống hết mình với tình yêu kì lạ Là khi anh vào than

Nhất là khi vào than.

(Anh thợ lị – bạn tơi)

Tình u hịa trộn vào than là thế. Ở vùng đất này, bao niềm vui, nỗi buồn của người thợ đều như “vết than lặn vào da thịt”. Và cũng chính nơi đây “mái

nhà cịn lợp dầu, bữa ăn ca đêm còn thiếu cá, thiếu rau” nhưng vẫn thắp lên

trong trái tim người thợ một niềm tin mãnh liệt từ bàn tay lao động của mình. Thành công của Trần Nhuận Minh ở chỗ ông đã nhập thân được vào cuộc đời người thợ, khám phá được chiều sâu tâm lí cùng những tâm tình của họ. Trần Nhuận Minh đã lựa chọn và sử dụng các chi tiết giàu chất thơ, giàu tính khái quát để phản ánh hiện thực. Trong trường ca Đá cháy, hình tượng người

cơng nhân được phác họa một cách khá sinh động và chân thực. Đó là cả một tập thể cơng nhân, tuy cơng việc khác nhau, có vị trí cơng tác khác nhau, nhưng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

họ lại có chung một niềm say mê trong lao động, có chung một niềm tin vào tương lai của đất nước.

Có biết bao gương mặt những người công nhân, gương mặt người lao động đã được Trần Nhuận Minh khắc họa trong tác phẩm của mình. Một cơ cơng nhân “quét giác hót phân”; một anh cơng nhân “đi lị đá nhanh” trong tư thế “chân xoạc tay giƣơng bình khí ép”, vật lộn với “vòm đá oang oang” trong những âm thanh ầm ĩ, inh tai, nhức óc của “tiếng máy rú khê nồng”, tất cả trí tuệ và sức mạnh thân thể của anh dồn vào công việc: “Mắt phồng căng và ngực

cuộn rung”; một anh “chống xén” ngày đêm sống trong “bụi hoang dại hai lá phổi/Mỗi ca đào một thìu lị…”; một chú “gõ ghét va gông” “tới tấp vung búa/Mắt bời bời nhòe nắng hoa bay”; một cháu gái lao động hợp đồng trong

hồn cảnh “khơng gạo, chậm lƣơng” với một công việc nặng nhọc “gánh nƣớc

ngày ngày leo từng bậc núi”, nhưng ln có tinh thần kỉ luật cao, có trách nhiệm

vì cơng việc: “cháu thì khát mà nƣớc dành để dội/Xuống lỗ khoan sâu chảy khét

đất gan gà…”; một anh kĩ sư trắc địa, người đã “hốc hác mệt phờ” mà vẫn kiên

trì dõi “mắt nheo nheo tìm mạch vỉa than qua ống ngắm”... Ngay cả những người lãnh đạo ở vùng than này kể cả là ông Tổng giám đốc Công ty tuy đã lớn tuổi nhưng vẫn rất trẻ trung, rất hăng say công tác: “Tuổi sáu mƣơi áo thun quần

soóc” và cũng rất gần gũi, ân tình với cấp dưới: “Tặng bác thợ tiện về hƣu/Chiếc đồng hồ nhỏ mạ vàng”. Rồi một cô thợ sơn như một vũ nữ tài hoa: “tập múa quay tròn” với dáng điệu uyển chuyển, mềm mại, “chân co lên nhƣ cái com pa êm dịu” (Đá cháy).

Đọc thơ Trần Nhuận Minh, chúng ta được tiếp xúc với những con người cụ thể: Cơ thợ mài “dƣới vịng tay tung tóe vịng hoa lửa”(Gặp cô thợ mài là

người quên cũ); cô thợ hàn “cầm que có dây điện đài, hễ bấm nhẹ lửa tung ra

bẩy sắc”(Thưa mẹ); anh thợ hầm lò hát ru con “gõ vào chân cột nhƣ khi anh đánh thìu”(Anh thợ lị – bạn tơi); rồi “ngƣời nổ mìn ở mỏ lộ thiên” với những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cao hơn đầu ngƣời, đổ ra đất đá phi nhƣ ngựa cổ tích, sau tràng vỗ tay của trẻ con, biến vào trong mây đặc quánh bầu trời của vùng mỏ (Trên tầng cao 380);

rồi anh thợ gõ nồi hơi, thợ chống lò, thợ làm đường, mở vỉa…

Có những người thợ có tên, có tuổi như Anh hùng Vũ Xuân Thủy: Năm năm liền không nghỉ một ngày công

Anh vẫn khỏe nhƣ một chiếc máy xúc Từ ngƣời thợ, anh trở thành quản đốc Gót chân anh in khắp nẻo công trƣờng

Hay anh cơng nhân Nguyễn Văn Vỡi có chiếc chìa khóa mầu nhiệm ln luôn “gài vào hốc cột trƣớc hiên nhà” như cánh tay nhơ ra đón mọi người đến chơi, đến ở:

Ở tổ lao động xã hội chủ nghĩa của anh

Ngƣời ta thấy có nhiều ngƣời trƣớc đây hƣ hỏng. Có ngƣời, mấy lần bị thi hành kỉ luật

Nặng hơn, có ngƣời mỏ định tống đi Anh nhận về tổ anh

Và sau một thời kì Họ thành thợ giỏi

(Chiếc chìa khóa của anh Vóc)

Từ anh hùng lao động Vũ Xuân Thủy đến anh cơng nhân Nguyễn Văn Vóc, hai con người, hai danh vị khác nhau, nhưng ở họ lại lấp lánh vẻ đẹp của tình người, tình đời, tình giai cấp mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Có người thợ trọn cuộc đời dấn thân trong hầm lị. Những thành quả hơm nay, từ sản lượng đạt 4.000.000 tấn đến những vỉa than óng ánh đang được phát lộ đã in hằn dấu ấn trên đôi bàn tay chai sạn, chằng chịt những vết sẹo của người thợ già trước phút lâm chung:

Bàn tay ngƣời mở ra nhƣ cái lắc lê

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngón tay ngƣời run run

Dần chụm lại nhƣ một bông hoa héo

(Phút lâm chung của người thợ già)

Và đồng đội của ông, thế hệ lớp thợ trẻ tiếp nối đã có lời hứa chắc nịch với di nguyện của người đi trước bằng cả tấm lòng thành thực và một niềm tin vĩnh cửu:

Xin ngƣời cứ yên tâm vĩnh biệt đời Chúng tơi biết mình có bàn tay tƣơi trẻ Mang sức lớn của tâm hồn trí tuệ

Của giai cấp cơng nhân in lên mỗi cơng trình

(Phút lâm chung của người thợ già) Và biết bao người thợ khác đang ngày đêm hăng say lao động để tạo thành một chuỗi mắt xích dây chuyền vận hành sn sẻ cho những mẻ than ra lò như: người trực máng ga, người lái cần cẩu tháp, người tán đinh đồng, người chữa xe ben lát, người lái máy xúc, người bơm xăng, người chặt gỗ trụ lò, người xạc đèn ác quy, người kéo cáp điện…Tất cả những con người ấy không ai được định danh, họ được gọi tên theo nghề nghiệp, chức vụ, nhưng điều đáng quý ở họ là: từ lãnh đạo đến công nhân, từ kĩ sư hay lao động phổ thông, “cƣờng tráng

hay ho hen, hiền lành hay ngang bƣớng, có sáng kiến hay khơng sáng kiến, đang làm hay sắp nghỉ hƣu, những ngƣời giản dị và rắc rối, hăng hái và chán nản…”, nhưng đều “không bao giờ nghi ngờ về tƣơng lai”.

Cứ như thế, ngòi bút của Trần Nhuận Minh đi sâu vào phản ánh hình tượng người cơng nhân vùng đất mỏ này. Nhà thơ tỏ ra rất am hiểu về mọi niềm vui, nỗi buồn của họ. Trong đời người thợ, khơng có niềm vui sướng nào hơn khi họ chứng kiến những vỉa than “nục nạc” nằm sâu trong lòng đất đang lộ dần ra trước mắt. Có một sự liên tưởng thú vị của anh chàng lái xe khi “những cơn

mƣa khô” không phải do thiên nhiên ban phát, mà nó được xuất hiện từ chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bóc đi một lớp áo đất đá đày đặc bao phủ hàng triệu năm, làm phát lộ một màu vàng đen óng ánh phơi giữa nắng trời. Trước thành quả lao động, người thợ trào dâng một cảm xúc vừa nghẹn ngào, vừa tự hào, lâng lâng:

Cơn mƣa này mở rộng niềm vui

Than hiện trên những tầng vỉa dày nục nạc Nhìn vỉa than mừng rơi nƣớc mắt

Tổ quốc mình giàu có thế này ƣ?

(Trên tầng cao 380)

Cảm xúc đó xuất phát từ tình u lao động và tâm huyết của người công nhân thợ mỏ trước tiếng gọi làm giầu cho tổ quốc:

Tổ quốc mình bát ngát cánh đồng xƣa

Đang nuôi lớn những vùng công nghiệp Làm thật nhiều than, đấy là điều tâm huyết Đang gọi trong tim tôi hôm nay

(Trên tầng cao 380)

Trang thơ Trần Nhuận Minh ln có sự kết hợp, đan xen giữa chất hiện thực với chất lãng mạn. Từ hiện thực cuộc sống của người thợ, Trần Nhuận Minh đã tìm thấy, đã phát hiện ra những vẻ đẹp đầy chất lãng mạn. Trên cái nền của cơng trường bụi bặm đầy nắng gió, ở độ cao của khung nhà cao tầng, hình ảnh người nữ cơng nhân được ví “nhƣ chiếc lá xanh”, mỏng mảnh “nẩy trên cây

sắt thép” và đang rực rỡ phát tỏa trước “muôn ngàn sao sa” bởi “từ tay em những tia lửa bay ra”:

Em đứng trên khung nhà cao tầng

Nhƣ chiếc lá xanh, nẩy trên cây sắt thép Từ tay em những tia lửa bay ra

Em thành trung tâm mn ngàn sao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hay vẻ đẹp lãng mạn của người thợ lái xe được lồng trong công việc ở trên độ cao của lưng đèo, của đỉnh núi mà tưởng như đang chạm tới mây trời: Chính anh nào phải ai nào

Lái xe giữa một tầng cao chín tầng Nhìn qua óng ánh mây trời

Vùng than điện sáng cũng dầy nhƣ sao

(Thư cho em gái)

Trước yêu cầu, đòi hỏi của đất nước trong đà xây dựng và tiến lên chủ nghĩa xã hội, người thợ đã nhận thức được vai trị, trách nhiệm của mình là đem sức lực, lịng hăng say và trí tuệ để đánh thức những “mỏ vàng đen” còn đang nằm ngủ trong lòng đất. Người thợ mỏ trăn trở, lo toan với những con số tưởng như trần trụi và khô khan – con số sản lượng pháp lệnh than của mỏ: 4.000.000 tấn nhưng chứa đựng bao tình cảm lãng mạn bay bổng của trái tim và tấm lòng người thợ:

Hôm nay anh đi Suốt vùng than

Trong tiếng ồn ào con số Trong mỗi lo toan đời thợ …Em ơi

Có vƣợt qua những ngày gian khổ Mới hiểu đƣợc vì sao

Vì sao con số Trần trụi Khô khan Con số

Lại vỗ vào đời anh nhƣ sóng vỗ

Lại đập vào ngực anh nhƣ trận gió rừng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhưng sau những bộn bề lo toan và trải qua bao nỗi vất vả, nhọc nhằn trong lao động, người thợ lại có một khoảng bình n để cởi lịng mình trong nỗi rung động tình yêu, và trải hồn mình vào khơng gian lãng mạn đầy chất thơ giữa màu nước xanh trong, của biển, của gió trời để tận hưởng cái cảm giác mát mẻ, thanh tân:

Anh muốn ngồi bên em trên bờ Hạ Long

Tâm hồn ta nhƣ hòa vào xanh trong Hƣơng biển mát đến tận cùng tim phổi.

(Âm điệu một vùng đất)

Tình yêu của người thợ sẽ được lên hƣơng, dậy sắc trên mảnh đất lành.

Họ đến với nhau từ những cảm xúc đầy lãng mạn của tâm hồn tuổi trẻ, và từ chính tình u về vùng đất đang cần sức trẻ gieo mầm sự sống này. Cuộc hành trình kiến tạo vùng đất mỏ cũng chính là cuộc hành trình đi từ tình u “lặng

thầm và cháy bỏng” đến cái đích của niềm tin và hạnh phúc:

Và rồi em sẽ quen anh

Tay gạt núi, mở chân trời thơ mộng Anh yêu em lặng thầm và cháy bỏng Đến tận cùng năm tháng cuộc đời anh…

(Em về vùng mỏ)

Và rồi hạnh phúc tươi hồng cũng đã đến với người thợ. Đó là hạnh phúc của anh “lái bị” có tiếng cịi rất điệu, cất giọng nam cao ngang tàng trong ngày cưới của mình với cơ vẫy đầu đường hàng ngày để cho xe anh đổ đá:

Anh lái bò cất giọng nam cao

Giọng rắn khỏe vút từ lồng ngực

Tay quen lái những cung đƣờng gấp khúc Lời ca quen những âm điệu ngang tàng. “có bỏ chúng anh khơng ơi hỡi cơ nàng…”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“Có bỏ chúng anh” tức là “có bỏ nghề khơng” cũng có nghĩa là “có lấy

anh khơng”. Đứng vẫy đầu đường ở mỏ lộ thiên, nghề đơn giản mà nắng sương

vất vả nên đã có bao nhiêu cơ gái, hễ lấy chồng là phải chuyển nghề.

Chính mảnh đất “phố mỏ Hịn Gai quanh năm rừng rực nắng trời” này đã xe duyên, kết mối cho bao đôi lứa người thợ khi họ gặp nhau trên một công trường. Đây là lời anh thợ gõ nồi hơi đưa “cô bạn” thợ hàn về quê ra mắt mẹ: Bạn con đấy, rất hiền mẹ ạ

Biết têm trầu và biết khâu vá

Biết nấu canh cua đồng với rau mồng tơi

(Thưa mẹ)

Cứ như thế, thật dí dỏm, vui tươi, nồng thắm tình người, hình tượng người thợ mỏ trong thơ Trần Nhuận Minh ngày càng rõ nét, như là kết quả của sự khảo sát, tìm hiểu, thâm nhập vào các mảnh đời, kết quả của tình cảm được thử thách của tác giả sau bao nhiêu năm ông sống với vùng mỏ, với những người công nhân mỏ nơi này.

Nhưng khi viết về người công nhân, Trần Nhuận Minh không chỉ mãi dừng lại ở cảm hứng ngợi ca mà nhà thơ còn hướng ngòi bút sang cảm hứng thế sự, để bám sát hiện tượng, sự vật, sự việc đang ngày đêm diễn ra ở cái vùng mỏ đầy ắp than và cũng đầy ắp mồ hôi nước mắt này – nhất là khi lịch sử dân tộc đang bước sang một hoàn cảnh mới: sau chiến tranh, tái thiết cuộc sống trong mn vàn gian khó, thiếu thốn, vất vả. Ông đã hướng ngịi bút của mình vào mảng hiện thực khuất lấp phía sau để phản ánh hình ảnh người cơng nhân trong những ngày cực kì khó khăn của đất nước, với cái nhìn đầy sự xẻ chia, thơng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thơ trần nhuận minh (Trang 36 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)