Trần Nhuận Minh là nhà thơ ham triết luận, các triết luận được đưa ra thường là kết quả của cách nhìn đa chiều về hiện thực. Một trong những phương thức được sử dụng nhiều là luận giải vấn đề bằng hệ thống các cặp từ trái nghĩa. Trong Bản Xô nát hoang dã, để hiểu về “tự do”, tác giả cắt nghĩa về từ
“cầm tù”:
Đức vua rất khổ
Vì bị cầm tù trên ngai vàng Kẻ Hành Khất rất khổ Vì đƣợc tự do đói rét
Để hiểu về “sống” đặt trong tương quan với “chết”: Tôi Thứ nhất đã chết
Nằm duỗi thẳng trong quan tài Tôi Thứ Hai vẫn sống
Là linh hồn
Mà chẳng phải linh hồn…
(Bản Xô nát hoang dã)
Để hiểu về “cái ác” tác giả đặt song hành với “cái thiện”: “Kẻ ác đôi khi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
danh), sự “sinh thành” trong sự “hủy diệt” (Bản Xônat hoang dã); để hiểu về
“chiến tranh”, tác giả đặt nó bên cạnh “hòa bình” (Thím Hai Vui); để hiểu về
“tốt” thì lí giải về “xấu”: “Cuộc đời toàn ngƣời tốt cả/Không ai xấu với ai đâu”
(Với chị Hồng Tâm)…
Bên cạnh đó, Trần Nhuận Minh đặt quan hệ trái ngược cho các từ vốn không có ý nghĩa trái ngược:
Trời ơi! Vàng đến thế này
Mà sao đen bạc vẫn đầy thế gian
(Trong đồng cỏ hoa vàng) Cái giả dối, hào hoa của Ánh Trăng
Đâu có bị cái thuần phác
của Mặt Đất
Xua đuổi
Và
Cái Màn Đêmphản trắc đầy cạm bẫy
Đâu có bị cái Ánh Ngày chính trực anh minh ruồng bỏ…
(Bản Xônát hoang dã)
Các từ “Ánh Trăng”, “Mặt Đất”, “Màn Đêm”, “Ánh Ngày” được sử dụng như danh từ riêng, đặt trong thế đối lập. Cuộc sống bao giờ cũng có hai mặt của nó. Có cái giả dối song hành với cái thuần phác. Cái phản trắc đi cùng cái chính trực anh minh…như “Đêm” và “Ngày”, như “Ánh Trăng” và “Mặt Đất”…Nhận thức này, bắt nguồn từ cách nhìn vấn đề mang tính biện chứng cao. Hay trong trường hợp khác:
Không gian đằm thắm
Huyền ảo mong manh Là lúc sinh ra
Thiên Thần và Quỷ Sứ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cùng hào hứng bƣớc ra ngoài
(Bản Xô nát hoang dã)
Những từ “Thiên Thần” và “Quỷ Sứ”; “Nhà Thơ” và “Kẻ Trộm” là những căp từ biểu hiện những mặt của xã hội được tác giả đặt trong mối quan hệ đối lập, trong sự thống nhất lịch sử.
Thơ Trần Nhuận Minh sử dụng rất nhiều các cặp từ trái nghĩa làm tăng khả năng diễn đạt, đem lại hiệu quả nhận thức mang tính đa chiều.