* Biện pháp nhân hóa:“Nhân hóa còn gọi là nhân cách hóa, là biện pháp tu từ trong đó người ta lấy từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải của con người nhằm làm cho đối tượng miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu, đồng thời làm cho chủ thể phát ngôn có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình”[35.63].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bằng sự liên tưởng và tưởng tượng phong phú, Trần Nhuận Minh đã đem đến cho thế giới sự vật thơ ông sức sống nội tại qua những biện pháp nhân hóa tài tình. Cảm nhận về không gian thật độc đáo:
Giữa khoảng ngập ngừng của vũ trụ
Từ láy “ngập ngừng” là từ láy tượng hình gợi cảm xúc, tái hiện được một cách sinh động, độc đáo khoảng không gian nơi giao hòa của hai thế giới, nửa vươn tới cõi tiên giới, nửa vương bụi trần. Đây là một động từ trạng thái được sử dụng như một tính từ theo phương thức chuyển loại từ làm tăng giá trị biểu đạt, sức khơi mở của hình ảnh thơ.
Trong không gian giăng mắc những sợi tơ tình, vạn vật như đã phải lòng nhau:
Hàng cây lơ mơ thức ngủ Trong tấm áo choàng cô dâu Đến nỗi những ngôi nhà cổ Đêm nào cũng phải lòng nhau
(Đêm trắng)
Nhân hóa đem đến sự lạ hóa cho hình ảnh thơ quen thuộc. Không còn là trăng soi dưới dòng sông mà là “Đánh đắm cả trời sao” bằng sự im lặng không tiếng của mình. Dường như sông và trăng là một “cặp tình nhân” của đêm vắng. Cảnh mang chứa tình bởi mọi cảnh vật đều đón nhận bằng con người tinh thần của nhà thơ. Ta bắt gặp ở thế giới ấy một “vầng trăng gầy, ngẫm ngĩ
khuyết đêm khuya”, một “áng mây trinh nữ”, “chập chờn thức ngủ giữa rừng
thông”, “ngơ ngác” giữa cơn mưa…, một “giọt mƣa buồn gõ xám mái nhà
Vua”, âm thanh tiếng “ngẹn ngào của những ngôi sao”, âm thanh “tiếng hạc
thảng thốt” vọng về…Con người tinh thần đã thổi linh hồn vào cho vạn vật
trong thế giới mà nó chiếm lĩnh. Ngay cả thời gian cũng được hữu hình hóa nhờ nhân hóa: “một nửa mùa thu nghiêng bóng xuống khoang thuyền”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Biện pháp nhân hóa là tu từ tất yếu nhà thơ phải sử dụng. Hình tượng nghệ thuật trong thơ ông phong phú, con ve với lí lẽ thời gian mùa hè, con chim từ bỏ tự do vì nếp quen, một con chó trung thành đến hơi thở cuối cùng…Khi vươn tới tầm cao triết luận, các hình ảnh thơ của ông có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, ví như các tác giả miêu tả “cỏ” bằng các tính từ chỉ định tính con người
“bao dung”, “dịu dàng”, “long đong”, “dầu dãi”…Có thể nói nhân hóa tạo sự
sống cho thế giới thơ Trần Nhuận Minh, là một phương thức hiệu quả thể hiện hình tượng nghệ thuật.
* Biện pháp so sánh: So sánh là biện pháp tu từ quen thuộc trong văn học Việt Nam, đặc biệt là xuất hiện nhiều trong ca dao, dân ca dân gian, là biểu hiện của lối tư duy hình tượng. Trên cơ sở đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không hoàn toàn đồng nhất mà chỉ chung nhau một nét nghĩa nào đó để diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng. So sánh cũng là một nghệ thuật tu từ quen thuộc trong thơ Trần Nhuận Minh.
Mô hình phép so sánh trong thơ ông rất đa dạng. Nhà thơ lấy cái cụ thể đối chiếu cái cụ thể tạo sự gần gũi cho hình ảnh:
- Núi sông nhƣ chiếc quạt xòe trong tay - Những câu thơ mỏng tựa cánh chuồn Ngàn năm bay ngƣợc bão
Hoặc lấy cái cụ thể làm rõ cái trừu tượng:
- Giao thừa đi nhƣ cô gái chƣa chồng Đẹp nức nở những muộn màng đắng chát
- Cái lạnh nhƣ lƣỡi cƣa Xẻ chéo tầng đá xám
Để mờ hóa cảm xúc của chủ thể trữ tình về thế giới, Trần Nhuận Minh còn lấy cái trừu tượng để soi chiếu cái cụ thể:
- Tiếng chuông nhƣ hồn ngƣời Cô đơn và thăm thẳm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Có khi nhà thơ lấy cái trừu tượng so sánh với cái trừu tượng, nhưng lại có khă năng tạo hình khối cho cảm xúc:
Nỗi gì khắc khoải không yên Đập nhƣ giọt đắng trong tim thế này
Thậm chí trong một câu thơ, nhà thơ có thể sử dụng chuỗi so sánh tạo chuỗi hình ảnh liên tưởng:
- Đất đã tự quên dấu tích oai hùng để tiếng chim nhƣ chuỗi bạc long lanh, rập rờn sông núi
- Núi nhƣ ngƣời đàn bà đang yêu
Và sông bằng nhƣ một mảnh thƣ tình bị bóc trộm
Nhờ so sánh hình ảnh mà trong thơ Trần Nhuận Minh có sự kết nối độc đáo, mới lạ:
- Mặt trời trắng và lành nhƣ một đồng xu nhỏ Sáng thinh không, chiếc lá nhƣ giọt lửa
Nhờ có so sánh, Trần Nhuận Minh nắm bắt được hồn cảnh và hồn người trong sự giao hòa làm một trong không gian tâm linh vùng đất Yên Tử:
Chợt ngân một tiếng chuông Sắc cỏ bỗng hoe vàng Nhƣ có ai lững thững
Trong bóng chiều lang thang
(Chiều Yên Tử)
* Biện pháp Ẩn dụ: Ẩn dụ là sự định danh thứ hai cho sự vật, mang ý nghĩa hình tượng dựa trên sự tương đồng hay giống nhau giữa các khách thể. Biện pháp ẩn dụ được Trần Nhuận Minh sử dụng như một công cụ nghệ thuật đắc lực trong xây dựng các hình ảnh biểu tượng như hoa cỏ, gió heo may, mây, Đấng Mê Tơi, Đấng Âm U…
Ngoài ra ẩn dụ còn được ông sử dụng như một công cụ quan trọng trong quá trình làm lạ hóa hình ảnh cũ. Nói cách khác, nhờ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sự vật vốn cảm nhận bằng giác quan này được chuyển sang cảm nhận bằng giác quan khác. Thời gian nghệ thuật trong thơ Trần Nhuận Minh được cảm nhận có đường nét: “Năm tháng cuộn trên sừng bò khắc khoải”, có màu sắc: “Ta ở đâu
giữa mùa xƣa xanh ngát”. Sự vật vô hình được hình khối hóa thành từng giọt:
“Giọt trăng cũ tan trong hồn cúc dại”, “Lá phong buồn ven sông/Khẽ rơi một
giọt vàng”, “Tiếng chim rơi ngƣợc bóng núi sông Đà”, “tiếng sếu rơi vào vạt
áo khuya”…Trần Nhuận Minh đã “cởi trói giác quan” để đón nhận sự tác động
của hiện thực. Trong cơn gió nồm thấy được mùi vị mặn nồng của biển: “Biển
ập vào cơn gió nồng mặn chát”, trong mái phố thấy nỗi buồn của mùa đông còn
sót lại: “Mái phố sẵm nỗi buồn mùa đông rớt/Chân ta vấp bóng chiều ẩm ƣớt”, lắng nghe âm thanh tiếng thở dài của núi trong cái trong cái ướt lạnh của buổi sương chiều: “Tiếng thở dài của núi Tản viên/Làm ƣớt đẫm sƣơng chiều”…Như vậy, từ sự kết hợp và chuyển đổi các yếu tố cảm giác khác nhau: màu sắc trở nên có đường nét, hình khối; âm thanh thành màu sắc; cái vô hình thành vật thể hữu hình…,Trần Nhuận Minh đã đem đến những hình ảnh thơ độc đáo, tạo khả năng liên tưởng phong phú, là sự thể hiện cho những khám phá thế giới bằng cộng hưởng nhiều giác quan của nhà thơ.