Người lính trong chiến tranh lấp lánh vẻ đẹp anh hùng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thơ trần nhuận minh (Trang 69 - 73)

Trong một thời gian dài, cuộc đấu tranh trường kì vĩ đại của dân tộc ta đã trở thành mối quan tâm hầu hết của các văn nghệ sĩ. Đây là lẽ tự nhiên, bởi khơng có một nghệ sĩ chân chính nào có thể đứng ngồi những sự kiện gắn liền với vận mệnh của tổ quốc. Nói như nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng người Nga Biêlinski: “Nhà thơ trƣớc hết là con ngƣời, sau đấy là công dân của đất nƣớc

mình, là con đẻ của thời đại mình. Tinh thần của nhân dân và của thời đại tác động vào nhà văn không thể ít hơn ngƣời khác” (Báo Văn nghệ ngày

25/3/1969).

Thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, sống trong bầu khơng khí hào hùng của những năm tháng cả dân tộc hành quan ra trận, nên khi viết về người lính trong chiến tranh, giọng thơ Trần Nhuận Minh mang âm hưởng ngợi ca, đậm chất sử thi của thời đại. Cảm hứng trong các tác phẩm của ông bắt nguồn từ sự tự hào và ngợi ca sức mạnh tinh thần của người lính.

Người lính trong thơ Trần Nhuận Minh vốn xuất thân nơi gốc rạ, bờ tre, con người hiền hậu, chất phác như củ khoai, bông lúa. Truyền thống bất khuất, anh hùng đã nặn sâu vào từng đường gân, từng mạch huyết quản của biết bao thế hệ. Họ lên đường ra trận trong “những năm xao xác bờ tre từng hồi trống

giục”. Một hình ảnh rất đẹp và cảm động:

Chi chít những dấu chân trai làng ra trận

Dấu chân con in lên dấu chân cha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những dấu chân của nhiều thế hệ là một cuộc tiếp sức vĩ đại trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, thắp lên ngọn lửa truyền thống của lòng yêu nước bền bỉ, cháy mãi và tỏa sáng cho đến khi quê hương sạch bóng quân thù. Những người lính trong thơ Trần Nhuận Minh là những con người say mê lí tưởng, dám sống và chiến đấu theo lí tưởng mà mình đã lựa chọn, dám hiến dâng tất cả đời mình cho Tổ quốc, để tên tuổi của họ tấu lên thành giai điệu “có một bài ca khơng bao giờ quên”:

Bạn thấy chăng

Hàng triệu triệu ngƣời Lần lƣợt lao vào lửa đạn

Cho Tổ Quốc sáng bừng tên tuổi

(Bản Xô nát hoang dã)

Chiến tranh đã gieo rắc bao đau thương cho quê hương, xứ sở: “những

làng xóm thân u tím bầm trong vết đạn”. Đất nước đang phải quằn quại, chảy

máu dưới bom đạn kẻ thù. Vì Tổ quốc thân u, vì khát vọng hịa bình, người lính đã xả thân, xơng pha nơi hịn tên mũi đạn, lập lên những chiến công vang dội:

Mảnh máy bay rơi trắng đƣờng Cò Tuất

Tân Hiệp, Giồng Riềng, xác giặc ngổn ngang phơi…

Và lời tuyên thề của người lính sang sảng như tiếng vàng, tiếng thép, như đinh đóng cột, như rựa chém đá được đáp lại bằng những kì tích phi thường mang tính sử thi:

Đất nƣớc này quyết không dung giặc Mĩ

Hàng loạt đồn nát vụn dƣới chân anh.

(Gửi Rạch Giá)

Thế nhưng “đánh cho Mĩ cút , đánh cho Ngụy nhào” chưa được bao lâu, vết thương chiến tranh chưa kịp hàn gắn, chiến tranh biên giới lại nổ ra. Những người lính chiến trận năm nào, nay lại gánh vác sứ mệnh cao cả, chuẩn bị lao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vào cuộc chiến đấu mới để giữ trọn vẹn thành quả mà nhân dân ta phải đổ biết bao xương máu mới giành lại được:

Những chiến sĩ ngày đêm giữ chốt

Xẻ dọc chiến hào

Lại thấy hàng cột mốc Của ông cha

Dƣới hàng cọc biên thùy…

(Thành phố bên này sông) Nhưng chiến tranh đâu chỉ có những bản anh hùng ca thắng trận, ngay cả trong ánh hào quang chiến thắng, cịn có nhiều mất mát, hy sinh. Những người lính cịn trẻ tuổi, đương độ căng trào sức sống, nhưng vì non sơng chìm trong bể máu, cho nên các anh ngã xuống mà “chẳng tiếc đời xanh”:

Nấm mồ ngƣời lính trẻ

Hiện ra bên chiến hào

(Hồnh Mơ mấy trắng)

Người đọc nhận ra sau mỗi dấu chấm kết thúc của mỗi câu thơ ấy là sự cảm thương của tác giả giành cho những người lính phải từ giã cuộc đời khi cịn quá trẻ. Nhưng đối với người lính:“Chết vì tổ quốc/Chết ấy vinh quang/Lịng ta

sung sƣớng/Trí ta nhẹ nhàng” (Nguyễn Thái Học).

Đất nước được hồi sinh, bất tử, vĩnh hằng, nhưng lại phải đánh đổi bằng cuộc sinh li tử biệt giữa người lính với người thân và gia đình. Các anh hy sinh trong những trận đánh mang tính quyết định cho sự sống còn của dân tộc ở những thời điểm lịch sử cam go và quyết liệt nhất. Có người đã ngã xuống ở tiền tiêu khi hành trình đến ngày đại thắng chỉ cịn tính bằng giây phút đồng hồ: Con cả mất khi chiếm hầm Đờ Cát

Con thứ hi sinh lúc giành lại Sài Gịn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Người lính ngã xuống, đất nước ru họ trong giấc ngủ bình yên, quê hương xứ sở đã ơm ấp hình hài của họ vào lịng:

Thời gian đắp cho anh tấm chăn màu hoa cỏ

Anh ngủ giữa trời sao đâu có cạnh đƣờng mịn

(Tiễn vợ một người lính)

Sự hi sinh của người lính khơng cịn là sự mất mát hay tan biến vào cõi hư vơ mà được hóa thân, thăng hoa thành những biểu tượng cho sự sống tinh thần bất diệt, cho khát vọng tự do hịa bình:

Sẽ bay lên nhƣ cánh chim

Sẽ bay lên… bay lên… bay lên… nhƣ cánh chim Nhƣ – cánh – chim… (100 bước cuối cùng)

Họ đời thường “sống cùng dân”, “mặc quần đùi khiêng pháo lội qua

sông” (Thanh Thảo) mà lại rất đỗi anh hùng, trước cái chết họ thấy mình “tinh

khơi vừa đƣợc sinh ra”, hóa thân mình trong hình ảnh mùa xn đất nước: Trên mộ anh, gió lúc nào cũng mát

Xanh biếc bốn mùa đều là cỏ Mùa Xuân

(Trên mộ người cộng sản) Những nấm mồ vô danh

Tạc lên hình đất nƣớc

(Bạn thơ mời rượu bên sông Tiền) Những câu thơ viết về người lính trong chiến tranh của Trần Nhuận Minh đã làm thổn thức lòng người đọc bởi những suy ngẫm sống sao cho xứng đáng với thế hệ cha anh, với Tổ quốc, và càng thêm yêu quý non sông đất nước này. Viết về số phận người lính trong chiến tranh không phải là đề tài mới,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhưng Trần Nhuận Minh viết với thái độ và cách nhìn mới có sự hịa trộn giữa hai điểm nhìn lí tưởng hóa và hiện thực. Trần Nhuận Minh trong tư cách là người nhập cuộc, người tham gia vào lịch sử cất lên khúc sử thi hào hùng của một thế hệ dám sống, dám chiến đấu và hi sinh cho lí tưởng, cho mùa xuân bất diệt của đất nước.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thơ trần nhuận minh (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)